Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ và Bắc Triều Tiên: Tình hữu nghị chiến lược?

Ấn Độ và Bắc Triều Tiên: Tình hữu nghị chiến lược?

Họ không có nhiều vấn đề chính sách chung, nhưng Ấn Độ có cơ hội kéo Bắc Triều Tiên ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc - Pakistan.

05:53 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Một thông tin bất ngờ gần đây mà Ấn Độ công bố rằng, nước này đã cử một quan chức ngoại giao đến gặp gỡ với các đối tác Bắc Triều Tiên. Theo ông V.K. Singh, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ, hai bên đã cùng nhau thảo luận về "hợp tác chính trị, khu vực, kinh tế, giáo dục và văn hóa giữa hai nước." Cả hai dường như không có nhiều vấn đề về chính sách chung. Vậy tại sao Ấn Độ lại gửi một nhà ngoại giao cấp cao đến Bình Nhưỡng lần đầu tiên trong hai mươi năm? Tuy động cơ của cả 2 phía đều có thể giải thích, nhưng suy đoán chuyến thăm này phù hợp với các mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn của Ấn Độ là điều hữu ích hơn.

Sự tập trung đã hướng vào các động lực mạnh mẽ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã thu hút một số quyền lực trong và ngoài khu vực. Điều không ngạc nhiên là, Ấn Độ đã không trực tiếp tham gia vào bất kỳ hạng mục nào. Chính sách “Không liên kết” từ lâu đã là một đặc trưng rõ rệt trong chính sách của Ấn Độ bất chấp những nỗ lực gần đây nhằm chống lại các nỗ lực của Trung Quốc. Như mọi người đều biết, Ấn Độ sẽ không nêu rõ nước này tham gia liên kết hoặc liên minh nào có thể ràng buộc và khác biệt với lập trường của nước này. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên, được mệnh là "Vương quốc bí ẩn", được xây dựng trên nền tảng chủ thể (Juche) hay tự lực cánh sinh. Đất nước này đã cách ly với phần còn lại của thế giới. Từ quan điểm của giới tinh hoa chính trị đối ngoại Ấn Độ, việc tiếp xúc với Bình Nhưỡng là một động thái được tính toán - một động thái có thể hỗ trợ tham vọng lớn của New Delhi. Ấn Độ có thể thực hiện điều này bằng cách điểu chỉnh sự hợp tác bản thân và bồi đắp vai trò ngoại giao của nó trong khu vực này.

Không thể phủ nhận rằng, với cuộc bầu cử của ông Modi vào năm 2014, Ấn Độ trở nên năng động hơn trên vũ đài thế giới. Nhân tố cơ bản trong chính sách đối ngoại của Chính quyền Modi bao gồm  mối quan hệ đối đầu với Trung Quốc, tiếp xúc chặt chẽ hơn với khu vực Đông Nam Á và những cường quốc lớn như Hoa Kỳ. Hơn nữa, một động thái nổi bật hơn về sự tiếp xúc với Đông Nam Á là sự kiện mời các nhà lãnh đạo ASEAN đến dự lễ kỷ niệm Ngày Quốc khánh Ấn Độ. Tuy Ấn Độ có lãnh thổ, dân số và nguồn lực để đạt được vai trò khu vực quan trọng hơn, nhưng nước này lại thiếu khả năng tạo ra tác động chính trị đáng kể so với các đối thủ của nó. Ví dụ, hành động tương tự của Trung Quốc lại là mối đe dọa đáng kể đối với ảnh hưởng của Ấn Độ ở khu vực sân sau và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Do đó, ván cờ mới ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương giữa Ấn Độ và Trung Quốc là minh chứng nổi bật nhất cho mong muốn của sự tham gia và vượt ra ngoài biên giới của Ấn Độ.

Với Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên diễn ra đầu tháng 6/2018, thế giới đang phải đối mặt với viễn cảnh của một Bắc Triều Tiên mở cửa mới. Trong sự thay đổi này, ngoại giao của Delhi có thể được coi là một nỗ lực của người giữ vai trò hòa giải. Điều này sẽ là một bước tiến để có tiếng nói trong kết cấu kinh tế và chính trị của Bắc Triều Tiên, và có thể kéo Bình Nhưỡng ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc - Pakistan hiện tại. Dựa vào việc cho rằng, hai đồng minh và đối tác thương mại gần gũi nhất của Bắc Triều Tiên là mối đe dọa tức thời nhất của Ấn Độ, thì mối quan hệ tốt với Bình Nhưỡng sẽ là một sự đảm bảo ít rủi ro hơn trong khu vực. Do đó, từ góc độ hiện thực, sự tiếp cận của Ấn Độ với Bắc Triều Tiên có thể là cơ hội để cân bằng cán cân với  Trung Quốc và Pakistan - một bước có thể thúc đẩy vị thế của Ấn Độ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Theo như sắp xếp có liên quan, sách lược này thậm chí có thể thiết lập nền tảng cho sự hợp tác với Hoa Kỳ trong tương lai của Bắc Triều Tiên. Trong quá khứ, Ấn Độ đã giữ vai trò trung gian hòa giải ở bán đảo Triều Tiên, cung cấp hỗ trợ nhân đạo và sự can thiệp của bên thứ ba sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Sự sẵn sàng để thực hiện vai trò này trong bảy thập kỷ, cùng với việc tăng cường các lợi ích chung khác với Mỹ, sẽ đóng góp vào các mục tiêu của Ấn Độ đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Tuy nhiên, đây có thể không phải là kết quả duy nhất. Trong một thế giới mà quyền lực mềm ngày càng quan trọng, các liên kết có lợi với Bình Nhưỡng sẽ nâng cao thiện chí của Ấn Độ trên vũ đài thế giới. Tình hình hiện nay cho thấy, Ấn Độ không phải là một bên gây căng thẳng ở Đông Á, mà duy trì mối quan hệ hữu hảo với hầu hết các quốc gia trong khu vực này. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một điều tương tự có thể được rút ra cho Ấn Độ khi nước này đi tiên phong trong Phong trào Không liên kết, và trở thành người lãnh đạo của các nước yếu thế và mới giành độc lập trong thế giới thứ ba. Một vai trò lãnh đạo tương tự sẽ duy trì và củng cố hình ảnh của Ấn Độ như một đất nước trung lập, yêu chuộng hòa bình, cuối cùng khiến các quốc gia như Bắc Triều Tiên trở nên gần gũi hơn.

Tuy tình hình ở Bình Nhưỡng vẫn còn có thể bất ổn, nhưng sách lược của Ấn Độ cũng có thể nuôi dưỡng tham vọng cho vị trí cường quốc thế giới. Bằng cách giữ hòa giải, Ấn Độ sẽ có thể phát huy vai trò điều chỉnh có thể nhằm chống lại quan hệ Trung Quốc - Pakistan ngay sân trước của Ấn Độ. Và bằng cách đóng vai trò của lãnh đạo, Ấn Độ sẽ tăng cường quỹ đạo của các đồng minh trong khu vực. Tuy nhiên, Ấn Độ phải tiếp tục nỗ lực hướng tới một chiến lược đối ngoại chặt chẽ. Điều này là do giới tinh hoa chính trị đối ngoại Ấn Độ phải hướng nguồn lực và kiến thức chuyên môn hướng tới một chính sách thống nhất, nếu họ muốn Ấn Độ vươn lên vượt ra khỏi danh hiệu “quyền lực mới nổi”. Nếu không, sự thiếu động lực trong các chiến lược tương tự có thể ngăn cản Delhi giành được bất kỳ lợi thế nào.

Tác giả Tanya Sen là trợ lý nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á, Hiệp hội Henry Jackson, từng có các bài viết trên  ORF và RUSI.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://nationalinterest.org/feature/india-and-north-korea-strategic-friendship-24947/page/0/1

Nguồn:

Cùng chuyên mục