Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ và Pakistan bên bờ vực: Cơn ác mộng hạt nhân ở Đông Nam Á

Ấn Độ và Pakistan bên bờ vực: Cơn ác mộng hạt nhân ở Đông Nam Á

05:35 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Geoff Wilson, Will Saetren*

Các nghiên cứu đã ước tính rằng, chiến tranh hạt nhân khu vực có thể dẫn đến cái chết của khoảng hai tỷ người trên toàn thế giới

Với Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên vào tuần trước tại Hà Nội, Đảng Dân chủ ở Quốc hội Mỹ đã đứng lên chống lại tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Donald Trump, và lời khai của Michael Cohen trước Ủy ban Giám sát Hạ viện; bạn có thể đã bỏ lỡ tin tức về việc Không quân Ấn Độ đã thực hiện cuộc không kích chống lại các mục tiêu ở Pakistan.

Đây có lẽ là một trong những cuộc khủng hoảng nguy hiểm của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.

Vào ngày 26/2/2019, các máy bay chiến đấu của Ấn Độ đã tấn công một trại huấn luyện khủng bố của nhóm Jaish-e-Mohammed (JeM) có trụ sở tại Pakistan, ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Vụ tấn công là đòn đáp trả cho một vụ đánh bom tự sát trước đó ở Kashmir vào ngày 14/2/2019 đã giết chết hơn 40 cảnh sát bán quân sự Ấn Độ.

Cuộc đột kích này là trường hợp đầu tiên kể từ cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1971 mà một trong hai cường quốc đã sử dụng không quân để chống lại bên kia. Nó cũng đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử, một quốc gia có vũ khí hạt nhân đã tiến hành các cuộc không kích chống lại một cường quốc vũ khí hạt nhân khác.

Có đầy đủ lý do cho hành động đó. Việc triển khai các khí tài trên không chống lại một nhà nước khác báo hiệu mức độ thù địch vượt xa các cuộc giao tranh xuyên biên giới. Khả năng của một quốc gia về máy bay công nghệ cao thường được coi là một thước đo của sự phức tạp, làm cho sức mạnh không quân trở thành một biểu tượng mạnh mẽ của niềm tự hào dân tộc. Điều đáng chú ý là các máy bay phản lực Mirage 2000 được Không quân Ấn Độ sử dụng trong cuộc đột kích là cùng loại máy bay mang vũ khí hạt nhân trên không của Ấn Độ. Khi một quốc gia sẵn sàng tấn công bằng máy bay và bom trị giá hàng chục triệu đô la, bao gồm cả máy bay có thể mang hoặc không mang theo vũ khí hạt nhân, điều đó có thể kích hoạt một vòng xoáy leo thang có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát. Pakistan đã đáp trả cuộc tấn công trên không của Ấn Độ bằng các cuộc tấn công bằng pháo và tiến hành các cuộc không kích. Cả hai bên đều bị mất máy bay, Pakistan tuyên bố đã bắn hạ hai máy bay phản lực Ấn Độ và bắt giữ một phi công, trong khi Ấn Độ tuyên bố đã hạ một máy bay phản lực Pakistan.

May mắn thay, việc bắt giữ phi công Ấn Độ, Abhinandan Varthaman, là một bước ngoặt tích cực trong khủng hoảng, mang lại hình ảnh nhân tính trước sự bế tắc, và cuối cùng, là việc viên phi công được Pakistan thả ra như một cử chỉ hòa bình.

Điều đó đã có thể tệ hơn rất nhiều.

Ấn Độ và Pakistan sở hữu hai trong số các kho vũ khí hạt nhân phát triển nhanh nhất trên thế giới. Bà Hans Kristensen thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ, ước tính Ấn Độ sở hữu khoảng 140 vũ khí hạt nhân, trong khi Pakistan có khoảng 150. Đặc biệt quan tâm là Pakistan đang tăng kho hàng vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ hơn. Theo bà Kristensen, những vũ khí này là một phần trong nỗ lực tạo ra một răn đe toàn diện được thiết kế không chỉ để đáp trả các cuộc tấn công hạt nhân, mà còn để chống lại sự xâm nhập thông thường của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan.

Điều này gây lo lắng rất lớn. Chỉ cần sở hữu vũ khí hạt nhân được sử dụng để chống lại các lực lượng thông thường, điều này có thể hạ thấp ngưỡng sử dụng của chúng trong một cuộc xung đột.

Chính quyền Trump đồng ý, với lời ghi âm của quan chức, “chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật được thiết kế để sử dụng [trên chiến trường]. Chúng tôi tin rằng, các hệ thống đó… sẽ tăng khả năng trao đổi hạt nhân trong khu vực”.

Những nỗi sợ hãi này không chỉ là cường điệu. Đầu tuần này, một vị tướng Pakistan đã nghỉ hưu nói với các đồng nghiệp rằng, để ngăn chặn Ấn Độ thì phản ứng của chúng tôi là phải leo thang và đẩy mạnh chiến sự để chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra.

Chúng tôi biết rằng, suy nghĩ này là sai lầm. Tại sao? Bởi vì Mỹ đã từng có một chiến lược tương tự.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ  đã dự trữ hàng ngàn vũ khí hạt nhân chiến thuật, bao gồm cả bazooka hạt nhân, bom mìn và đạn pháo để đối phó với ưu thế thông thường của Liên Xô ở châu Âu. Kế hoạch rất đơn giản. Nếu một đội quân xe tăng Liên Xô lăn qua vùng trống Fulda, chúng ta sẽ chống lại bằng vũ khí hạt nhân quy mô nhỏ. Giả thuyết cho rằng, bằng cách cho thấy bạn sẵn sàng sử dụng một vũ khí hạt nhân nhỏ, kẻ thù sẽ cân nhắc rằng, bạn có thể đủ điên rồ để sử dụng những thứ to lớn, và khiến họ phải lùi bước.

Chiến lược này được gọi một cách không chính thức là Lý thuyết Madman. Thật không may, nếu xem xét kỹ lưỡng, hóa ra nó thật sự là điều điên rồ.

Năm 1955, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến hành một trò chơi mô phỏng chiến tranh có tên Carte Blanche, trong đó hơn ba trăm vũ khí hạt nhân chiến thuật mô phỏng đã được sử dụng để chống lại các mục tiêu của Liên Xô trên đất Đức với mục đích ngăn chặn một đội quân Liên Xô tiến công. Khi bụi mô phỏng lắng xuống, ước tính 1,7 triệu người Đức đã thiệt mạng, với 3,5 triệu người bị thương và số lượng thương vong thêm không thể đo lường được do hậu quả phóng xạ. Khi kết quả của cuộc tập trận bị rò rỉ với báo chí, họ đã tạo ra tình trạng bất ổn và kích động rộng rãi ở Tây Đức về chiến lược hạt nhân được đề xuất của Mỹ.

Chính quyền Reagan đã thử nghiệm một lần nữa vào năm 1983 với tên gọi Proud Prophet. Kịch bản này chứng kiến NATO tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân hạn chế vào các mục tiêu của Liên Xô nhằm đáp trả hành động khiêu khích thông thường. Nhưng thay vì lùi lại, quân đội Xô Viết đã tăng gấp đôi.

Paul Bracken, cố vấn của Bộ Quốc phòng Mỹ và nhà sử học hạt nhân, viết rằng: “Quân đội Liên Xô đã giải thích các cuộc tấn công hạt nhân là một cuộc tấn công vào quốc gia, lối sống và danh dự của họ. Vì vậy, họ đã đáp lại bằng một cuộc tấn công hạt nhân khổng lồ với Mỹ. Nước Mỹ trả đũa lại. Kết quả là một thảm họa khiến tất cả các cuộc chiến trong 500 năm qua trở nên mờ nhạt ... Nửa tỷ người đã bị giết trong các trận chiến ban đầu, và nhiều người sẽ chết vì phóng xạ và chết đói. NATO đã biến mất. Châu Âu, Mỹ và Liên Xô cũng vậy. Các vùng lãnh thổ chính ở Bắc bán cầu sẽ không thể ở được trong nhiều thập kỷ”.

Các kết quả đã gây sốc cho Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đến nỗi lịch trình còn lại của ngày hôm đó của ông đều bị hủy bỏ. Vài tháng sau, Reagan trở nên nổi tiếng khi nói với người dân Mỹ rằng, chiến tranh hạt nhân không thể giành chiến thắng và không bao giờ được sử dụng.

Các bài học chiến tranh loại này cũng áp dụng cho tiểu lục địa Ấn Độ. Các nghiên cứu gần đây đã ước tính rằng, chiến tranh hạt nhân khu vực, ví như giữa Ấn Độ và Pakistan, có thể dẫn đến cái chết của khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới.

Để ngăn cơn ác mộng này trở thành hiện thực, cộng đồng quốc tế phải lên án các hành động bạo lực tiếp theo và xây dựng không gian cho hòa giải, trước khi tình hình leo thang vượt ra khỏi tầm tay. Không phải không có sự mỉa mai khi Tổng thống Mỹ Trump đàm phán thỏa thuận hạt nhân với Triều Tiên, một cuộc khủng hoảng hạt nhân khác đang diễn ra trên cùng một lục địa. Trong những trường hợp thông thường, Mỹ đã phái các hòa giải viên đến khu vực để xoa dịu cuộc khủng hoảng. Nhưng Washington đã phản ứng rất chậm trước tình hình trước mắt.

Cuộc khủng hoảng hiện nay là một triệu chứng của một vấn đề lớn hơn. 5 năm qua đã chứng kiến sự gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia vũ khí hạt nhân. Mối quan hệ Mỹ - Nga đã trở nên xấu đi rõ rệt kể từ thời Chiến tranh Lạnh, và nền tảng của chế độ kiểm soát vũ khí quốc tế, Hiệp ước Kiểm soát vũ khí hạt nhân tầm trung đã bị hủy bỏ. Quân đội Nga và NATO đã tham gia vào các hoạt động thù địch trực tiếp ở Syria, thậm chí dẫn đến việc bắn rơi một máy bay ném bom chiến đấu của Nga. Số lượng các cuộc đối đầu giữa các khí tài quân sự Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông đã đạt mức cao nhất mọi thời đại. Sớm muộn gì vận may của chúng ta cũng sẽ hết và điều không tưởng sẽ xảy ra.

Khi các quốc gia có vũ khí hạt nhân đưa ra quyết định phát triển vũ khí hạt nhân, họ cũng nhận trách nhiệm thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để đảm bảo rằng, chúng không bao giờ được sử dụng. Đã đến lúc họ thực hiện nghĩa vụ đó một cách nghiêm túc. Các quốc gia có vũ khí hạt nhân trên thế giới phải có những bước đi cụ thể để hợp tác và thổi sức sống mới vào chế độ kiểm soát vũ khí đã ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong hơn 70 năm. Một thỏa thuận quốc tế nhằm hạn chế việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ là một điều tuyệt vời để bắt đầu.

Vào thời điểm cuối tuần trước, đỉnh cao của cuộc đối đầu, Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã đặt vấn đề với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi rằng, “với năng lực vũ khí của hai bên, liệu chúng ta có thừa nhận tính toán sai lầm?”

Thế giới phải đáp lại bằng một câu trả lời là không. Những loại khủng hoảng kiểu này không bao giờ có thể được phép leo thang thành một cuộc xung đột sức mạnh hạt nhân toàn diện. Bởi vì khoản đặt cược là quá lớn.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://nationalinterest.org/feature/india-and-pakistan-brink-nuclear-nightmare-southeast-asia-46302?page=0%2C1


* Geoff Wilson: giám đốc truyền thông Quỹ Plowshares, quỹ nghiên cứu về an ninh toàn cầu. Will Saetren: Trưởng dự án tại CRDF Global, chuyên về an ninh hạt nhân.

Nguồn:

Cùng chuyên mục