Ấn Độ và Việt Nam: Kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao và đa thế kỷ liên kết văn minh
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, bà Sushma Swari, đã có bài viết quan trọng đăng trên Phụ san Tạp chí Hữu Nghị - số 126/2016 nhằm chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ (07/01/1972-07/01/2017), 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (06/07/2007-06/07/2017), 35 năm thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam Ấn Độ. Website Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này.
Ấn Độ và Việt Nam: Kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao và đa thế kỷ liên kết văn minh
Sushma Swari
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ
Tôi xin gửi lời chúc mừng trân trọng nhất tới VUFO nhân dịp xuất bản ấn bản đặc biệt này, sự kiện mở đầu cho loạt sự kiện kỷ niệm hai cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai nước là kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập đối tác chiến lược giữa hai nước.
Quan hệ giữa hai nước chúng ta có lịch sử 2.000 năm gắn với sự tiến hóa của nền văn minh. Sự du nhập của Phật giáo từ Ấn Độ đến Việt Nam và các di tích đèn Chàm Hindu tại Việt Nam là minh chứng cho mối quan hệ này.
Quan hệ gần gũi của chúng ta trong thời gian qua có được nhờ tương đồng trong cuộc đấu tranh giành tự do cho dân tộc dưới sự lãnh đạo của các lãnh tụ lập quốc của chúng ta, Mahatma Gandhi và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tình hữu nghị và tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc luôn bền vững, kiên định trong suốt cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam, nỗ lực và tinh thần anh dũng trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và trong giai đoạn tái thiết đất nước hiện nay.
Đây là niềm tự hào to lớn đối với hai nước. Chúng ta đã duy trì mối quan hệ truyền thống gần gũi và hữu nghị giữa hai nước vốn được xây đắp từ sự tin tưởng lẫn nhau, hiểu biết về nhau và tình hữu nghị trường tồn và được vun đắp trong những năm qua để nâng lên tầm cao mới.
Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi tới Việt Nam vào ngày 2-3/9/2016 theo lời mời của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có thể là minh chứng rõ nét trong bối cảnh hiện nay. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ sau một thời gian gián đoạn kéo dài 15 năm. Trong chuyến thăm mang tính bước ngoặt này, lãnh đạo hai nước quyết định nâng tầm quan hệ từ đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược toàn diện. Phạm vi các thỏa thuận ký kết trong chuyến thăm hướng tới sự đa dạng và chiều sâu hợp tác song phương.
Trong chuyến thăm này, chúng ta đã đồng ý mở rộng và tăng cường sự tham gia của cả hai bên. Là hai nước quan trọng trong khu vực này, chúng ta nhận thức tính cấp thiết trong củng cố quan hệ hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế ma hai bên cùng quan tâm, khai thác các cơ hội kinh tế ngày càng lớn trong khu vực và hợp tác trong xử lý các thách thức mới trong khu vực. Thủ tướng Chính phủ hai nước cũng thể hiện cam kết thúc đẩy hơn nữa hợp tác về quân sự và an ninh nhằm nâng cao lợi ích chung của hai bên.
Thủ tướng Modi cũng công bố một khoản tín dụng quốc phòng mới trị giá 500 triệu USD cho Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng hơn nữa. Hợp đồng đóng tàu tuần tra ngoài khơi do Công ty M/s Larsen & Tuoubro của Ấn Độ ký trong chuyến thăm này là một trong những bước tiến cụ thể định hình hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Tôi cảm thấy rất vui mừng mỗi khi nhớ lại chuyến thăm tới Việt Nam vào tháng 8./2014. Tôi đã tham gia hội đàm cấp đoàn với Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh và gặp mặt cựu Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sau đó, chúng tôi đã quyết định bổ sung nội dung quan hệ đối tác chiến lược song phương và tôi rất vui mừng khi chúng ta có thể nâng mối quan hệ lên tầm cao mới.
Hợp tác quốc phòng là một nội dung quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Tuyên bố Tầm nhìn chung về Hợp tác Quốc phòng trong giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Quốc phòng hai nước ký vào năm 2015 đưa ra lộ trình quan trọng trong hợp tác song phương. Đồng nghiệp của tôi, Bộ trưởng Quốc phòng, Manohar Parrikar, đã có chuyến thăm hiệu quả tới Việt Nam vào tháng 6 năm nay.
Tàu hải quân Ấn Độ thường ghé thăm Việt Nam và lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển của chúng ta đã thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ. Lần đầu tiên Hải quân Việt đã tham gia lễ duyệt binh tàu Hải quân quốc tế (IFR) được tổ chức tại Vishakapatnam, Ấn Độ vào tháng 2/2016. Chúng tôi coi đây là một bước phát triển quan trọng, vì đây là lần đầu tiên một tàu Việt Nam di chuyển ra ngoài lãnh hải của Việt Nam.
Hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên các mặt hợp tác an ninh khác, bao gồm cả vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, chống khủng bố, chống tội phạm cộng nghệ cao xuyên quốc gia và tăng cường an ninh mạng. Hiện nay, hai nước đã ký kết thỏa thuận về hợp tác an ninh mạng.
Thương mại và đầu tư là một mục tiêu chiến lược quan trọng. Giá trị thương mại song phương đạt 7,83 tỷ USD trong năm 2015-16 và cả hai bên cam kết đa dạng hóa phạm vi thương mại và xác định các lĩnh vực mới để đạt mục tiêu đưa giá trị thương mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ hai nước đã đề ra. Đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam đạt giá trị khoảng 1,1 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên đáng kể khi nhà máy điện Long Phú II với công suất 1,320MW do Tập đoàn Tata Power đầu tư với giá trị khoảng 2,2 tỷ USD được thực hiện. Do Chính phủ hai nước cam kết tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện, tôi tin rằng, đây là một lĩnh vực quan trọng cho đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam.
Hợp tác văn hóa và tiếp cận cộng đồng là một lĩnh vực trọng tâm quan trọng đối với Chính phủ Ấn Độ. Tôi tin chắc rằng, sau khi Trung tâm Văn hóa Ấn Độ được mở tại Hà Nội, chúng tôi sẽ có một bước dài trong nỗ lực đạt mục tiêu trên. Tôi hiểu rằng, nhân dân Việt Nam dễ tiếp nhận văn hóa Ấn Độ nên vũ điệu và âm nhạc dân gian và cổ điển Ấn Độ, phim ảnh Bollywood, phim truyền hình dài tập và quan trọng nhất là Yoga đã tạo được tiếng vang. Có rất nhiều người hướng ứng các sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Yoga ở Việt Nam và chúng tôi xin cảm ơn các cơ quan chức năng đã hỗ trợ sáng kiến của chúng tôi.
Tôi xin mời tất cả các bạn Việt Nam của Ấn Độ ghé thăm Trung tâm Văn hóa Ấn Độ và tận dụng các cơ hội học tập Yoga, vũ điệu và âm nhạc cổ điển Ấn Độ và các khía cạnh khác của một trong những nền văn hóa đa dạng và thú vị nhất trên thế giới. Chúng tôi có giảng viên giỏi dạy vũ điệu và âm nhạc cổ điển Ấn Độ cũng như Yoga. Chúng tôi rất mong rằng, Viện Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) sẽ thực hiện Biên bản ghi nhớ về bảo tồn và phục hồi di tích Chăm ở Mỹ Sơn.
Chính phủ Ấn Độ đã đặt bối cảnh và tầm nhìn mới của mối quan hệ song phương vào khuôn khổ Chính sách Hành động Phía Đông của Ấn Độ, có vai trò trọng yếu về mặt lịch sử, địa lý và không gian kinh tế và chiến lược mà chúng ta chia sẻ. Việt Nam là nước điều phối của ASEAN với Ấn Độ trong giai đoạn 2015-18 và cả hai nước cam kết tăng cường quan hệ đối tác trong các khuôn khổ hợp tác Ấn Độ - ASEAN và hợp tác Mekong – Ganga (sông Mekong – sông Hằng). Những nỗ lực chung của hai bên cũng sẽ góp phần vào sự ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực này.
Chúng ta cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong ASEAN, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Hàng hải ASEAN Mở rộng (EAMF), Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM), Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác sông Mekong – Ganga (MGC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Liên Hợp Quốc (UN) và Phong trào không liên kết. Cùng chung sức, chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt.
Tình hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam muôn năm!
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục