Ấn Độ - Việt Nam: Cơ hội thương mại và đầu tư
Nền kinh tế Ấn Độ vốn là nền kinh tế nông nghiệp gần như tự cấp hoàn toàn, đứng thứ 12 trên thế giới với một thị trường hơn 1 tỷ người tiêu dùng. Ấn Độ hiện nay đang xếp thứ 2 sau Trung Quốc trong số các nền kinh tế đang phát triển. Tăng trưởng GDP bình quân là 8,6% trong 5 năm gần đây và mục tiêu tăng trưởng trong năm 2015-2016 là 7,5%, tiếp tới là tăng trưởng hơn nữa đến 7,9% trong 2016-2017 và 8% trong 2017-2018. Ấn Độ ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2009, thời điểm đó Ấn Độ vẫn đạt mức tăng GDP là 6,8%.
Ấn Độ - Việt Nam: Cơ hội thương mại và đầu tư(*)
Mignesh, Rama Moondra, CB Prakash*
Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn với tổng diện tích khoảng 3,3 triệu km2, gồm 28 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Tổng dân số hiện nay của Ấn Độ vào khoảng 1,2 tỷ người, đông thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc, với độ tuổi trung bình là 26,2 thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong đó có Trung Quốc, Nga, Mỹ, Canada, Nhật Bản,….
Nền kinh tế Ấn Độ vốn là nền kinh tế nông nghiệp gần như tự cấp hoàn toàn, đứng thứ 12 trên thế giới với một thị trường hơn 1 tỷ người tiêu dùng. Ấn Độ hiện nay đang xếp thứ 2 sau Trung Quốc trong số các nền kinh tế đang phát triển. Tăng trưởng GDP bình quân là 8,6% trong 5 năm gần đây và mục tiêu tăng trưởng trong năm 2015-2016 là 7,5%, tiếp tới là tăng trưởng hơn nữa đến 7,9% trong 2016-2017 và 8% trong 2017-2018. Ấn Độ ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2009, thời điểm đó Ấn Độ vẫn đạt mức tăng GDP là 6,8%.
Ấn Độ hiện đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế định hướng dịch vụ. Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014, Ấn Độ đứng thứ 71 trên thế giới. Theo khảo sát triển vọng đầu tư của UNCADT (Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc) năm 2010-2012, Ấn Độ là điểm đến hấp dẫn thứ hai của FDI sau Trung Quốc.
Nền kinh tế dịch vụ phát triển với những ưu thế cạnh tranh riêng của mình đã khiến Ấn Độ trở thành một thị trường đầu tư rộng mở cho toàn thế giới. Có thể liệt kê ra các ngành trọng điểm cho thương mại và đầu tư của Ấn Độ như: Dược phẩm; Dệt may; Nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống; Hải sản; Thông tin và truyền thông.
Đầu tư của Ấn Độ ra nước ngoài cũng rất sôi nổi trong những năm gần đây. Ấn Độ đang nhanh chóng trở thành một nguồn đầu tư quan trọng của thế giới. Dự kiến sẽ có hơn 2.200 công ty Ấn Độ sẽ đầu tư ra nước ngoài trong 15 năm tiếp theo.
Việt Nam hiện nay có rất nhiều cơ hội để kinh doanh và đầu tư tại Ấn Độ trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Dược phẩm; Dệt may; Kỹ thuật và hóa chất. Để có được thành công trong kinh doanh và đầu tư tại Ấn Độ, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức như: Đa dạng văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, quan hệ với các tổ chức chính phủ, hệ thống pháp luật, thị trường luôn thay đổi nhanh chóng,…. Ấn Độ đã lập ra các đường dây tư vấn, trợ giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư tại Ấn Độ. Đến nay, đã có rất nhiều những câu chuyện đầu tư thành công tại Ấn Độ. Hy vọng trong tương lai, Việt Nam và Ấn Độ cũng sẽ có những câu chuyện thương mại và đầu tư thành công tốt đẹp, thúc đẩy mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển thịnh vượng.
Từ khóa: Kinh tế, Thương mại, Đầu tư, Ấn Độ, Việt Nam, Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ.
Địa chỉ lưu trữ tài liệu toàn văn: Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 135, Nguyễn Phong Sắc, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0912139908. Email: indiancentrevietnam@gmail.com
(*)Tóm tắt tham luận tại Hội thảo Khoa học quốc tế: “Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ: tiếp cận từ góc độ kinh tế”, tổ chức ngày 11/5/2015 tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
* The Kama Incorperation, India.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục