Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

ASEAN và Ấn Độ - Thái Bình Dương: Luận bàn về tính trung tâm

ASEAN và Ấn Độ - Thái Bình Dương: Luận bàn về tính trung tâm

05:59 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

TS Pankaj Jha*

ASEAN tổ chức kỷ niệm 50 năm tồn tại vào năm 2017, hiện đang đối mặt với cuộc tranh luận lớn về sự liên quan của nó với sự trỗi dậy của bối cảnh mới đang nổi lên dưới hình thức Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Vào tháng 8 năm 2018, Bộ trưởng Ngoại giao của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã thảo luận cách thức định vị thể chế chính sách liên quan đến khái niệm “Ấn Độ - Thái Bình Dương”. Tổ chức này đang phải đối mặt với thách thức lớn của một khu vực địa chính trị được biết đến rộng rãi với tên gọi “Ấn Độ - Thái Bình Dương”. Trong một tuyên bố cuối cùng ám chỉ đến Ấn Độ - Thái Bình Dương, Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung vào ASEAN cho một “kiến trúc khu vực rộng mở, bao trùm” cùng với “trật tự dựa trên quy tắc và minh bạch”. Thách thức lớn đối của ASEAN với tư cách là một tổ chức là duy trì sự liên quan trong khi hợp tác với các đối tác lớn nhằm phát huy vai trò xây dựng và tính tham gia.

ASEAN được thành lập vào năm 1967 nhằm tạo ra một tổ chức có thể giải quyết các vấn đề mà các nước thành viên phải đối mặt về phát triển kinh tế, xây dựng quốc gia và tạo ra sự hiểu biết giữa các nước Đông Nam Á. Tổ chức này kỷ niệm 50 năm ra đời vào năm 2017, hiện đối mặt với cuộc tranh luận lớn về sự liên quan của nó với sự trỗi dậy của bối cảnh mới đang nổi lên dưới hình thức Ấn Độ - Thái Bình Dương. Thừa nhận sự nổi lên của một khu vực mới, ASEAN đã đề cập đến điều này trong tuyên bố vào năm 2013, và khái quát thực tế rằng, các tổ chức mới và khu vực địa chính trị mới sẽ giúp mở rộng tầm ảnh hưởng của ASEAN trong khu vực. Tuy nhiên, quan điểm của cuộc tranh luận giữa ASEAN và Ấn Độ - Thái Bình Dương có thể đã được giải quyết như trong trường hợp của châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) mặc định bao gồm 7 thành viên ASEAN và nó làm suy yếu một cách tinh tế vai trò của ASEAN. Với thực tế là APEC có 21 thành viên từ châu Á và vành đai Thái Bình Dương, do đó, phạm vi các vấn đề liên quan tương đối lớn, chứ không chỉ là khu vực Đông Á.

Câu hỏi đặt ra là liệu Nhóm bộ tứ (Quad) và các đối tác chính - Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Mỹ sẽ làm suy yếu sự liên quan của ASEAN trong vấn đề quốc phòng và chiến lược mới hay không? ASEAN cũng đã tự sửa đổi hiến chương, cũng tranh luận nhiều hơn về sự đồng thuận, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về dân chủ, quản trị phi tập trung, và đã cố gắng duy trì tổ chức. Tuy nhiên, ASEAN là một tổ chức mà trong các nguyên tắc cơ bản của nó đã thể hiện rõ ràng rằng, nó sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào, và cũng sẽ có một cách tiếp cận xây dựng sự đồng thuận. Mẫu hình này không thành công trên hai phương diện. Thứ nhất, nó không thể giải quyết vấn đề  Rohingyas, vấn đề này đã từng là vấn đề quan trọng giữa các quốc gia thành viên trước đây, các nước ASEAN đã tuyên bố lòng trung thành tôn giáo của họ lớn hơn các nguyên tắc cơ bản của sự tồn tại. Lập trường của Malaysia và Indonesia về vấn đề Rohingyas của quân đội Myanmar là một minh chứng cho điều đó. Thứ hai, dưới áp lực của Trung Quốc, cơ chế đồng thuận đang chịu sức ép, và một số tác động ngoại giao khéo léo của Trung Quốc buộc ASEAN phải kiềm chế khi lên án Trung Quốc.

Lý do đó đã khiến các nước thành viên ASEAN bắt đầu đưa ra những ưu tiên riêng. Trong khi Singapore bác bỏ cấu trúc địa chính trị Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhưng Indonesia, khi Marty Natalegawa là Bộ trưởng Ngoại giao, đã đề xuất một hiệp ước Ấn Độ - Thái Bình Dương. Việt Nam và Philippines hoan nghênh cấu trúc địa chính trị này với các phiên bản riêng. Việt Nam hoan nghênh việc xây dựng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương dù không có bất kỳ ưu tiên nào về việc đưa vào hoặc loại trừ Trung Quốc, nhưng Philippines đã vạch ra ưu tiên riêng đối với khu vực “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Philippines thừa nhận tầm quan trọng của Mỹ trong tự do duy trì hoạt động hàng hải (FONOPS).

Cuộc cạnh tranh giữa sáng kiến Vành đai, con đường của Trung Quốc và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương do Mỹ hậu thuẫn đã trở nên rõ rệt hơn. Với việc Trung Quốc triển khai Con đường tơ lụa trên biển liên quan đến các nước thành viên ASEAN như Indonesia, Myanmar và Campuchia, cuộc cạnh tranh chiến lược này sẽ ngày càng gay gắt hơn. Thủ tướng Ấn Độ Modi trong bài phát biểu tại đối thoại Shangri-La đã đề xuất rằng, Ấn Độ - Thái Bình Dương bao trùm hơn và thậm chí có thể có sự tham gia của Trung Quốc. Thách thức quan trọng nhất là, các điều khoản tham gia và sự tham gia của Trung Quốc vẫn chưa được quyết định, và mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc hình thành trong tương lai sẽ là một công cụ chính để xây dựng cấu trúc Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gần đây đã bày tỏ bảo lưu quan điểm gia nhập OBOR nhưng cần phải xem xét cách Washington đánh giá lại chiến lược khu vực, bởi vì, với thực tế là, đồng thuận Bắc Kinh đã trở thành ở ngay trước mắt.

Cuộc tranh luận liên quan đến ASEAN và Ấn Độ - Thái Bình Dương cần phải hoàn thiện hơn nữa, nhưng vấn đề hiện tại là liệu khu vực Đông Á bao gồm cả Trung Quốc có thể tăng cường thêm thay vì Ấn Độ - Thái Bình Dương hay không. Việc ASEAN triển khai trò chơi bên miệng hố chiến tranh với Trung Quốc một cách an toàn, nhưng con bài thương lượng về kết cấu đã bị xói mòn ở mức độ lớn.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://nationaldefence.in/breaking-news/asean-and-the-indo-pacific-discourse-about-centrality/

* Giảng viên cao cấp của Trường Quốc tế Jindal (JSIA), Đại học Tổng hợp O P Jindal

Nguồn:

Cùng chuyên mục