Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Các nước ASEAN mong chờ Ấn Độ với một vai trò to lớn hơn

Các nước ASEAN mong chờ Ấn Độ với một vai trò to lớn hơn

Một sự ổn định khó khăn sau phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về vấn đề Biển Đông, câu hỏi đang được đặt ra là, New Delhi có quyền lợi gì trong kết quả đó.

05:42 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Các nước ASEAN mong chờ Ấn Độ với một vai trò to lớn hơn

Manoj Joshi*

Vấn đề Biển Đông không ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh Ấn Độ. Tuy nhiên, nó là tuyến đường thủy quan trọng đối với thương mại của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc. New Delhi đã thường xuyên thể hiện sự quan tâm đến trật tự thế giới bằng cách đề cao tầm quan trọng của việc bảo vệ tự do hàng hải, tự do hàng không và tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp trong phạm vi luật pháp quốc tế một cách hòa bình theo Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển (UNCLOS). Điều này được bày tỏ công khai trong một số tuyên bố chung với các quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ. Ngoài ra, vị trí của New Delhi đã được đánh bóng hơn nữa, bởi trong thực tế, Ấn Độ đã chấp nhận một quyết định của tòa án UNCLOS liên quan đến biên giới trên biển của nước này với Bangladesh.
Lập trường của Ấn Độ mơ hồ tới mức ngay vào trước thời điểm phán quyết của Tòa trọng tài, Trung Quốc tuyên bố rằng, New Delhi đã có lập luận ủng hộ nước này trong cuộc gặp ba bên Nga - Ấn - Trung vào tháng 4 năm 2016, mặc dù khi UNCLOS đã hình thành nên cơ sở trật tự pháp lý của các vùng biển thì “tất cả các tranh chấp liên quan cần được giải quyết thông qua thương lượng và thỏa thuận giữa các bên liên quan”. Điều này liên quan tới tuyên bố năm 2002 về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc khẳng định Philippines đã cam kết đàm phán trực tiếp thay vì đưa ra Tòa trọng tài.
Tuy nhiên, vị thế của Ấn Độ mang sắc thái khác hơn. Ấn Độ đã xây dựng được một mối quan hệ quan trọng với Việt Nam qua nhiều năm, cả hai đều vì lợi ích tự thân giống như một kiểu trả đũa các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1988, Ấn Độ đã tham gia khai thác dầu trong vùng biển ngoài khơi Việt Nam và phát triển mối quan hệ quốc có mức độ, nhưng chủ yếu tập trung vào việc xây dựng năng lực, đào tạo và bảo dưỡng trang thiết bị. Tàu chiến Ấn Độ thường xuyên ghé thăm các cảng Việt Nam và tiến hành các hoạt động diễn tập. Ấn Độ cũng đã đề xuất cho Việt Nam vay gói tín dụng trị giá 100 triệu USD để mua thiết bị quốc phòng do Ấn Độ sản xuất.
Hải quân Ấn Độ đã có một cuộc chạm trán chớp nhoáng ở trên Biển Đông vào năm 2011 khi tàu chiến INS Airavat nhận được cảnh báo trên sóng radio về việc tránh xa “vùng biển Trung Quốc” được phát bởi Hải quân Trung Quốc, trên vùng biển chỉ cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý. Nhưng không có tàu chiến nào được quan sát thấy và tàu của Ấn Độ vẫn tiếp tục hành trình mà không bị cản trở.
Công ty ONGC Videsh đã nhận được quyền thăm dò ở các lô Phú Khánh, Nam Côn và lưu vực Lan Tây. Tháng 9/2014, Ấn Độ và Việt Nam đã nhất trí mở rộng hợp tác thăm dò dầu khí, bất chấp những phản đối của Trung Quốc. Quan điểm của Ấn Độ là họ đã được thăm dò một số lô trước khi Trung Quốc quyết định đưa chúng vào danh sách các lô đưa ra đấu thầu của nước này.
Kể từ năm 2013, Ấn Độ đã có những mối quan tâm về vấn đề tự do hàng hải  thông qua Tuyên bố chung tại hội nghị cấp cao với Nhật Bản, Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong Tuyên bố chung năm 2013, Ấn Độ và Nhật Bản lần đầu tiên đề cập tới cam kết song phương về vấn đề tự do hàng hải và thương mại không bị cản trở "dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước 1982 về Luật Biển (UNCLOS)."
Chính phủ Modi đã tiến một bước xa hơn trong năm 2014, Tuyên bố chung Ấn - Mỹ trong chuyến thăm của Thủ tướng Modi tới Washington, trong đó đã ghi nhận rằng, hai bên "bày tỏ quan ngại về sự gia tăng căng thẳng trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển" và khẳng định tầm quan trọng của "đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, đặc biệt là ở vùng biển Đông." Tuyên bố này đã được lặp lại trong chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Ấn Độ vào tháng 1 năm 2015.
Các quốc gia ASEAN đã bày tỏ mong muốn Ấn Độ đóng vai trò người chơi lớn hơn để cân bằng với Trung Quốc trong khu vực của họ. Nhưng điều các nước này muốn ở Ấn Độ lại không rõ ràng. Bản thân ASEAN là một ngôi nhà chia rẽ, và trong mọi trường hợp, các quốc gia thành viên lại có nhiều mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc quan trọng hơn so với Ấn Độ. Do đó, trong cách tiếp cận và chính sách của họ với Ấn Độ thường là một kiểu bảo hiểm rủi ro, chứ không phải là tìm kiếm bất kỳ mối quan hệ sâu sắc hơn với Ấn Độ.
Tuy vậy, như là một phần của chính sách Hành động Phía Đông, Ấn Độ cần tăng cường quan hệ kinh tế với khu vực Đông Nam Á, và nước này có thể làm như vậy, nếu nó có thể tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu mà trong đó các nước ASEAN có mối liên kết sâu sắc, và bị chi phối bởi các công ty ở Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
Đồng thời, Ấn Độ cần phải xây dựng mạng lưới chiến lược không liên minh với một loạt các quốc gia như Việt Nam, Singapore, Úc, Nhật Bản và Mỹ, với quan điểm thúc đẩy lợi ích chính trị của nước này trong việc kiềm chế  hành vi bá quyền của Trung Quốc, và củng cố mối quan tâm đến trật tự thế giới liên quan đến quyền tự do hàng hải và hàng không.

* Manoj Joshi, phóng viên và nhà bình luận chuyên về các vấn đề quốc gia và quốc tế, thành viên danh dự của  ORF


Người dịch: Đỗ Khương Mạnh Linh
Hiệu đính: Phùng Thị Thanh Hà
Nguồn: http://www.thedialogue.co/asean-nations-looking-greater-indian-role/

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục