Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ: Tham vọng toàn cầu, bá chủ khu vực và địa kinh tế (Phần 2)

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ: Tham vọng toàn cầu, bá chủ khu vực và địa kinh tế (Phần 2)

Ấn Độ hiện đang tính toán lại phương pháp tiếp cận địa chiến lược của mình. Quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và Australia đang đạt được tầm quan trọng trong tương quan với quan hệ với Mỹ và EU, vốn được coi là các đối tác chiến lược ưu tiên. Châu Á, bắt đầu từ khu vực láng giềng gần nhất, có khả năng trở thành trọng tâm địa lý chính trong chính sách đối ngoại của ông Modi.

05:49 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ: Tham vọng toàn cầu, bá chủ khu vực và địa kinh tế

Kể từ năm 2008, Ấn Độ chủ trì một Hội nghị chuyên đề Hàng hải trên Ấn Độ Dương (IONs) hai năm một lần, với mục tiêu tăng cường hợp tác hải quân giữa 35 quốc gia ven biển Ấn Độ Dương, và Hội nghị chuyên đề này có thể được kỳ vọng sẽ phát triển hơn nữa dưới thời ông Modi.

Hơn nữa, ông Modi sẽ không ngần ngại trước những tranh chấp tiềm tàng với Trung Quốc. Trong chuyến viếng thăm Ấn Độ của Tập Cận Bình, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã mua 7 lô dầu khí của Việt Nam trong một khu vực trên Biển Đông bị cả Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp. Ấn Độ cũng đã đề nghị cung cấp cho Việt Nam một dòng tín dụng trị giá 100 triệu USD để mua tàu tuần tra. Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Swaraj tuyên bố, nếu Ấn Độ cần công nhận chính sách Một Trung Hoa, Trung Quốc cũng cần công nhận chính sách Một Ấn Độ, đề cập tới các vùng lãnh thổ Aksai Chin, Arunachal Pradesh và dải đất rộng xuyên Karakoram đang bị tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Ấn Độ của ông Modi cũng đã theo đuổi một cam kết được tiếp tục lại tại phần còn lại của châu Á. Swaraj đã tới các nước ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á) để nâng cao vị thế của Ấn Độ tại đó, trong khi tại Trung Đông (nơi khoảng 7 triệu người dân Ấn Độ đang sinh sống), bà đã giám sát sự trở về của 46 người Ấn Độ bị Nhà nước Hồi giáo ở Iraq bắt cóc. Vào tháng 9, ông Modi và Thủ tướng Australia Tony Abbot đã ký một thỏa thuận năng lượng hạt nhân dân sự mang tính bước ngoặt để cho phép Australia bán urani sang Ấn Độ trong một cú thúc lớn đối với quan hệ song phương chiến lược. Vào tháng 11, ông Modi đã tới thăm Australia - chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ trong 28 năm qua. Australia và Ấn Độ cũng sẽ tổ chức tập trận hải quân chung đầu tiên vào năm 2015.

Hơn nữa, một cuộc Hội nghị Thượng đỉnh hàng năm giữa Ấn Độ và Nga diễn ra vào tháng 12/2014 tại Ấn Độ dự đoán một sự đổi mới trong quan hệ Ấn Độ - Nga. Nga, nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai của Ấn Độ và cũng là một nhà cung cấp nhiên liệu hạt nhân lớn, cũng đang tìm cách để xây dựng một đường ống dẫn khí đốt trị giá 40 tỷ USD tới Ấn Độ. Nga cũng háo hức muốn chuyển hướng một phần quỹ của nước này từ châu Âu sang cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ. Vào tháng 3, Ấn Độ cùng với các nước BRICS còn lại đã bỏ phiêu trắng đối với một Nghị quyết Liên hợp quốc về sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và phản đối đề xuất của Australia, chủ trì G20, để loại Nga ra khỏi Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2014.

Phương Tây sẽ đi về đâu?

Ông Modi đã có một mối quan hệ tương đối lạnh nhạt hơn với phương Tây, trở nên xấu đi chủ yếu là vì việc ông bị tẩy chay bởi Chính phủ Mỹ và các nước châu Âu sau cuộc thảm sát Gujarat năm 2002. Chuyến viếng thăm gần đây của ông tới Mỹ, do đó, là một chiến thắng cá nhân dành cho ông hơn là một thời khắc mang tính cách mạng đối với quan hệ Mỹ - Ấn. Tại Nhà Trắng, ông Modi và ông Obama đã thảo luận các cách để Mỹ và Ấn Độ có thể sửa chữa lại quan hệ đang lung lay giữa hai nước. Thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Ấn mang tính bước ngoặt được ký kết dưới thời Chính quyền Bush năm 2005 đã bị ông Obama kiềm chế. Hơn nữa, ông Obama cũng hối thúc Ấn Độ đàm phán với Pakistan để giải quyết vấn đề Kashmir trong chuyến viếng thăm của ông tới Ấn Độ năm 2010, một đề nghị không được nhiều người Ấn Độ đánh giá cao - đặc biệt vào thời điểm Ấn Độ đang chờ Pakistan trừng phạt những kẻ đã gây ra các cuộc tấn công Mumbai năm 2008. “Mối quan hệ định hình thế kỷ XXI” mà Tổng thống Mỹ Obama đã nói trong chuyến viếng thăm đó vẫn chưa xảy ra.

Mỹ cũng đã chỉ trích việc Ấn Độ ngăn cản thỏa thuận TFA của WTO vào tháng 7. Thỏa thuận TFA sẽ gỡ bỏ các rào cản thương mại và thuế nhập khẩu đối với các thành viên của tổ chức này, ước tính thêm khoảng 1 nghìn tỷ USD vào Tổng sản phâm quốc nội (GDP) toàn cầu. Ông Modi chắc chắn quan tâm đến tăng trưởng kinh tế, nhưng lại lo ngại về khả năng của Ấn Độ trong việc cung cấp lương thực chủ yếu được trợ giá cho những người dân nghèo của nước này (thế bế tắc này trong quan hệ Mỹ - Ấn đã được khắc phục tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 11). Thảo luận về một loạt các vấn đề gai góc, hai nhà lãnh đạo đều nhất trí gia hạn hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong vòng 10 năm, bàn luận về thương mại và đầu tư đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng của Ấn Độ. Mỹ gần đây đã trở thành nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu cho Ấn Độ.

Trong quan hệ với châu Âu, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu bao gồm Phó Thủ tướng Anh và các Bộ trưởng Ngoại giao Pháp và Đức đã tới thăm ông Modi tại Ấn Độ trong năm 2014 với nhiều thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD theo sau. Pháp đã là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ ba của Ấn Độ, Đức là đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ tại EU, Anh và Ấn Độ đang thương lượng một thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự. Nhưng sự trao đổi qua lại của ông Modi vẫn rất thờ ơ. Có lẽ, ông Modi có thể được kỳ vọng đem lại các quan hệ đối tác dựa trên lợi ích với các nước châu Âu thay vì theo đuổi các mối quan hệ nổi bật như chính phủ tiền nhiệm. Chẳng hạn, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã tới Phần Lan để ký một thỏa ước hợp tác hạt nhân quan trọng.

Tuy nhiên, quan hệ với EU có thể sẽ tiếp tục xấu đi nếu ông Modi có thể muốn quan hệ với từng nước thành viên EU hơn là với các thể chế EU. Quan hệ EU - Ấn Độ hiện vẫn im lìm một thời gian do mức độ can dự thấp. Các chuyến viếng thăm song phương từ EU vẫn còn hạn chế và Hội nghị Thượng đỉnh EU - Ấn Độ hàng năm đã không được tổ chức trong năm 2014 (hoặc 2013) bất chấp 10 năm quan hệ đối tác chiến lược EU - Ấn Độ (ký kết năm 2004) và lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ (được thiết lập năm 1964). Ông Modi cũng không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu hai năm một lần (ASEM) tổ chức vào tháng 10 tại Milan. Đàm phán FTA giữa EU - Ấn Độ được thương lượng từ năm 2007 vẫn chưa đi tới đâu, và Chính quyền Modi có khả năng đàm phán lại vài phần trong thỏa thuận FTA này hoặc hạ thấp tham vọng chung của mình. Vào tháng 9, Bộ trưởng Công thương Nirmala Sitharam tuyên bố rằng, “Chính phủ muốn tham gia những thỏa thuận như vậy trên từng điều khoản và nếu cần thiết sẽ bắt đầu lại từ đầu”.

Sự can dự EU - Ấn Độ trong chính sách đối ngoại vẫn còn là một ngõ cụt. Hợp tác trên năng lượng hạt nhân dân sự ở cấp EU đã bị giới hạn do thiếu một sự đồng thuận giữa các chính phủ EU. Tuy nhiên, về mặt nghiên cứu, Ấn Độ và EURATOM đã bước vào một thỏa thuận về nghiên cứu năng lượng nhiệt hạch năm 2009 và một thỏa thuận về nghiên cứu năng lượng hạt nhân dân sự đang được đàm phán và có thể được ký kết vào năm tới. Trong tất cả những điều này, hợp tác về đô thị hóa có vẻ là một con đường hợp tác đặc biệt hứa hẹn. EU vẫn thường vắng mặt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Ấn Độ, một ưu tiên hàng đầu đối với ông Modi, nhưng có thể trở thành một nền tảng gia nhập cho 28 nước thành viên của nó vào thị trường hạ tầng rộng lớn của Ấn Độ. EU đã có sẵn một mô hình từ trước cho hợp tác về đô thị hóa bền vững với Trung Quốc mà đang thúc đẩy trao đổi và hợp tác giữa một lượng lớn các cổ đông Trung Quốc và châu Âu. Ra mắt vào tháng 9, dự án tiêu biểu của ông Modi, “Sản xuất tại Ấn Độ”, nhằm mục tiêu biến Ấn Độ thành một trung tâm sản xuất và có thể cung cấp cho các tuyến đường sắt cao tốc ở châu Âu, công nghệ và cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới mà tất cả đều có một thị trường tiềm năng lớn ở Ấn Độ. Bằng cách khai thác dự án “Sản xuất tại Ấn Độ” của ông Modi, một quan hệ đối tác đô thị hóa giữa EU và Ấn Độ có thể giúp tái khởi động một quan hệ đối tác chiến lược đang suy yếu.

Kết luận

Ấn Độ hiện đang tính toán lại phương pháp tiếp cận địa chiến lược của mình. Quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và Australia đang đạt được tầm quan trọng trong tương quan với quan hệ với Mỹ và EU, vốn được coi là các đối tác chiến lược ưu tiên. Châu Á, bắt đầu từ khu vực láng giềng gần nhất, có khả năng trở thành trọng tâm địa lý chính trong chính sách đối ngoại của ông Modi. Nếu không cơ cấu lại kiến trúc kinh tế thế giới để phản ánh những thực tế hiện nay, Ấn Độ sẽ tích cực theo đuổi chủ nghĩa đa phương hóa thông qua các nền tảng thay thế như BRICS. EU cần tính đến các ưu tiên của ông Modi trong việc định hình sự can dự của mình với Ấn Độ, như là đầu tư nước ngoài trực tiếp và cơ sở hạ tầng, nếu không nó rất có thể sẽ bị bỏ qua tại New Delhi. Đối với Mỹ, Ấn Độ sẽ từ chối bất kỳ “liên minh do Mỹ dẫn đầu” nào, dù là ở Trung Đông chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo hay tại châu Á chống lại Trung Quốc. Ông Modi có thể thúc đẩy các ranh giới của chính sách không liên kết đã duy trì từ lâu của Ấn Độ, nhưng khuôn khổ xác định chính sách đối ngoại của ông sẽ là địa kinh tế theo kiểu hợp nhất. Ông Modi tin rằng, Ấn Độ là một sức mạnh toàn cầu đang nổi lên, và, do đó, trước hết cần một nền tảng kinh tế vững chắc. Việc tổ chức lại nền kinh tế trong nước sẽ chi phối khuynh hướng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, và những việc không cần đến tiền sẽ được ưu tiên./.

(Nguồn: Tổ chức Tư vấn chiến lược FRIDE; TTXVN)

Nguồn:

Cùng chuyên mục