Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chính sách về Trung Quốc của Ấn Độ có thể duy trì được bao lâu?

Chính sách về Trung Quốc của Ấn Độ có thể duy trì được bao lâu?

05:08 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chính sách Trung Quốc của Ấn Độ đang trải qua một khoảng thời gian kỳ lạ. Kể từ Hội nghị Thượng đỉnh Vũ Hán vào tháng 4/2018, hai nước đã luôn nỗ lực chứng minh rằng, quan hệ song phương đang tốt đẹp và cả hai bên đều mong muốn mối quan hệ sẽ dần ấm lên trong những năm tới. Mặt khác, có rất ít dấu hiệu cho thấy mối quan tâm của Ấn Độ về áp lực chính trị và quân sự của Trung Quốc đang giảm dần. Hiện tại không rõ Ấn Độ có thể ở lại bao lâu trên các khu vực khác nhau này.

Ở cấp độ ngoại giao, New Delhi đã cố gắng để giữ nụ cười trên khuôn mặt. Với tư cách là một chỉ dấu về điều này, số lượng các hoạt động ngoại giao giữa hai bên luôn được chú ý, và chứng kiến các quan chức hai bên trao đổi những lời ấm áp để tái khẳng định tình trạng quan hệ. Đặc biệt, vào cuối tháng 12/2018, ngoài các cuộc trao đổi song phương chính thức, còn có Diễn đàn Truyền thông cấp cao Ấn Độ - Trung Quốc cũng như Diễn đàn Think-tank Ấn Độ - Trung Quốc.

Phát biểu tại Diễn đàn Truyền thông, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đã gọi ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc, là “người bạn thân thiết của tôi và người anh em của tôi” (my close friend and my brother), sau đó lại nhấn mạnh đến tính cần thiết về giao lưu nhân dân, văn hóa và giáo dục. Bà Swaraj nhắc đến  tinh thần cuộc gặp Vũ Hán và cảm ơn phía Trung Quốc về các “bước đi cụ thể” để giải quyết tình trạng thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng, đồng thời liệt kê các diễn đàn đa phương nơi Ấn Độ và Trung Quốc đang hợp tác. Một ngày trước đó, trong một thông điệp gửi tới Diễn đàn Think-Tank, bà Swaraj đã chú ý đến “vành đai văn minh” giữa hai nước, và nhấn mạnh những kỳ vọng rằng, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ dẫn dắt châu Á và mở ra một thế kỷ châu Á mới.

Những gì đã nói ra cũng quan trọng như những gì chưa được nói. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong buổi đón tiếp Thủ tướng mới đắc cử của Bhutan, Lotay Tshering, trong chuyến thăm nhậm chức cấp nhà nước, đã hùng biện về mối quan hệ Ấn Độ - Bhutan và sự hỗ trợ của Ấn Độ với tư cách là đối tác và người bạn tin cậy của sự phát triển của Bhutan, và khoa học vũ trụ sẽ là “chiều kích mới” trong quan hệ hai nước. Mặc dù thực tế là cuộc xung đột Doklam kéo dài nhiều tháng đã diễn ra trên lãnh thổ Bhutan, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy bất kỳ vấn đề quốc tế nào, và chắc chắn Trung Quốc sẽ không xuất hiện trong bài phát biểu của ông Modi.

Mặc dù những vấn đề này gần như chắc chắn đã xuất hiện trong các cuộc thảo luận, nhưng Ấn Độ không muốn công khai nhắc đến những vấn đề này, điều này cũng phù hợp với phần lớn tín hiệu công khai của Ấn Độ về các vấn đề khác. Ví dụ, trong một bài phát biểu tại Đối thoại Raisina vừa kết thúc, bà Swaraj đã phác thảo những thách thức quan trọng mà Ấn Độ phải đối mặt là khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) và biến đổi khí hậu. Một lần nữa, lại có một gợi ý về những thách thức tiềm tàng nghiêm trọng hơn mà Ấn Độ đang phải đối mặt trên mặt trận quốc tế.

Mặt khác, mối quan tâm của Ấn Độ về sự xâm nhập của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải, tiếp tục tăng. Phát biểu tại Đối thoại Raisina, Đô đốc Hải quân Ấn Độ Sunil Lanba tuyên bố rằng, tại bất kỳ thời điểm nào đều có sáu đến tám tàu chiến của hải quân Trung Quốc ở phía Bắc Ấn Độ Dương, điều này đặt một số liệu định lượng xung quanh sự lo ngại về sự hiện diện của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương. Ông cũng ủng hộ ý tưởng của Nhóm Bộ tứ (Quad) rằng, nó đại diện cho trật tự bao trùm, tự do và dựa trên các quy tắc. Ông dự đoán rằng, Quad sẽ phát triển theo thời gian. Đánh giá về sự miễn cưỡng chính thức của Ấn Độ về vấn đề Quad, đặc biệt là thành phần quân sự của tổ chức này thì đây chắc chắn là một tuyên bố đáng ngạc nhiên.

Ông Lamba đặc biệt chú ý đến sự hiện diện của các tàu ngầm Trung Quốc trong khu vực, và băn khoăn về việc sử dụng chúng trong các hoạt động chống cướp biển của Trung Quốc. Ông ấy không đơn độc; nỗi lo lắng của Hải quân Ấn Độ về tàu ngầm Trung Quốc đang gia tăng. Hải quân Ấn Độ sắp trao cho hãng Cochin Shipyard một hợp đồng đóng tám tàu hộ tống chống ngầm mới. Hải quân Ấn Độ cũng vừa khánh thành Trung tâm Kết hợp thông tin, có trụ sở tại Gurugram thuộc Vùng thủ đô quốc gia (NRC), để phối hợp tình báo hàng hải với nhiều quốc gia. Ấn Độ cũng vừa khai trương một căn cứ không quân mới, INS Kohasa, trên quần đảo Andaman và Nicobar, đây là trung tâm chỉ huy ba thứ quân (tri-service) của Ấn Độ và được đặt tại một điểm quan trọng gần Indonesia và eo biển Malacca.

Rõ ràng là, New Delhi đang cố hết sức để làm dịu căng thẳng trong mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng cũng rõ ràng rằng, áp lực đối với Ấn Độ đang gia tăng. Vẫn còn phải quan sát liệu có thể điều hòa hai điều này được hay không.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://thediplomat.com/2019/01/how-long-can-indias-china-juggle-last/

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục