Cộng đồng chiến lược Ấn Độ nhận thức điều gì là thách thức lớn nhất của đất nước?
Khảo sát Brookings đối với Cộng đồng chiến lược Ấn Độ Ấn Độ cho thấy một vài khía cạnh thú vị về chính sách đối ngoại của New Delhi.
Có lẽ các think tank đều phải đối mặt với những nghi ngờ này ít nhất một lần và nhiều người phải đối mặt với nó mọi lúc: Các nhà hoạch định chính sách có thực sự đọc những gì tôi đang viết không? Họ có thấy nó quan trọng và hữu ích không? Nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của họ?
Ngược lại, các nhà hoạch định chính sách lại phải đối mặt với một vấn đề khác: Tại sao có thể tất cả những người nghĩ rằng, các chuyên gia think tank không viết về những gì tôi cần biết ngay bây giờ chứ không phải về những gì họ thấy thú vị?
Và, điều quan trọng là: “Anh có thể viết một cách ngắn gọn và cụ thể hơn không? Bởi vì tôi thực sự không có thời gian cho các báo cáo dài”.
Mỗi lần chúng tôi đọc một báo cáo, câu hỏi này phải vang lên trong đầu chúng tôi: chúng tôi liệu có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của ấn phẩm này và kết luận từ nó sẽ ảnh hưởng đến chính sách Nhà nước hay không? Không, chúng ta thường là không thể. Nhưng một điều chính xác tương tự là, luôn tồn tại một luồng thông tin và ý kiến hai chiều - tốt hơn hoặc xấu hơn, nhỏ hơn hoặc rộng hơn - giữa các nhà hoạch định chính sách và một số chuyên gia. Các ý kiến của chuyên gia được cho là mang một số ý nghĩa nào đó, thậm chí không thể tính được sức nặng của nó. Do đó, hãy để tôi tập trung ở đây vào một báo cáo như vậy - một cuộc khảo sát trên thực tế - mà theo quan điểm của tôi, nó cho chúng ta biết rất nhiều chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
Thu thập ý kiến
Brookings Ấn Độ gần đây đã xuất bản một Khảo sát về Cộng đồng chiến lược của Ấn Độ, do Dhruva Jaishankar thực hiện, và được xây dựng dựa trên câu trả lời của hơn 120 chuyên gia Ấn Độ đại diện cho cộng đồng chiến lược của đất nước - được xác định là nhà ngoại giao, quan chức, chỉ huy quân sự, và các sĩ quan tình báo, cũng như các nhà lãnh đạo chính trị từ đảng/liên minh cầm quyền và các phóng viên và nhà bình luận [phe] đối lập trên các phương tiện truyền thông, các học giả tại các trường đại học và các think tank.
Do đó, cuộc khảo sát bao gồm cả các nhà phân tích và các nhà hoạch định chính sách (ở đây gọi là những “người có ảnh hưởng” và những “người đưa ra quyết sách”). Những người được hỏi đã trả lời 20 câu hỏi về Ấn Độ, những thách thức bên ngoài và bên trong quan trọng nhất hiện nay. Tuy nhiên, ở đây tôi sẽ chỉ tập trung vào khía cạnh chính sách đối ngoại. Một số kết quả khảo sát không hoàn toàn rõ ràng và cần cân nhắc thêm.
Một là, cộng đồng chiến lược Ấn Độ cho rằng, các hành động của Trung Quốc, chứ không phải Pakistan, là mối đe dọa chính đối với an ninh quốc gia. 54% số người được hỏi xác định sự quyết đoán của Trung Quốc là thách thức bên ngoài lớn nhất của Ấn Độ, trong khi chỉ có 10% chọn khủng bố Hồi giáo từ Pakistan. Có tới 73% chọn Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) là một sự kiện khiến Ấn Độ gặp thách thức lớn về an ninh (nhưng không có câu trả lời nào về khủng bố ở đây để lựa chọn). Tuy nhiên, trong trường hợp này, những người được hỏi được phép chọn nhiều hơn một lựa chọn, và hai câu trả lời thường được chọn khác là: sự rút lui của Mỹ ở Afghanistan (69%) và Trung Quốc ở Sri Lanka/Maldives (63%). Điều này sẽ cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Pakistan, được củng cố bởi một loạt các khoản vay, về lâu dài, điều này được xem là mối đe dọa lớn hơn so với các hành động của Pakistan với Ấn Độ.
Sự nổi bật của CPEC trong cuộc khảo sát đã gây khó khăn cho tôi. Trong những năm gần đây, đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc được bao quanh bởi nhiều sự cường điệu hóa: Sự phấn chấn (euphoria) vượt qua chủ nghĩa hiện thực, các khoản đầu tư được tuyên bố thường là những khoản đầu tư thực sự, nhưng nhiều nhà bình luận cho rằng, các khoản đầu tư thường dựa trên các khoản vay. Nhưng khía cạnh cuối cùng - tôi có thể suy đoán - thực sự có thể giải thích tại sao CPEC là nguyên nhân gây ra mối quan tâm lớn hơn đối với cộng đồng chiến lược Ấn Độ. Sự phụ thuộc vào các khoản vay của Trung Quốc đang được thảo luận ngày càng gia tăng ngay cả ở Pakistan. Yếu tố này có thể được dự kiến sẽ cung cấp cho Bắc Kinh đòn bẩy mạnh mẽ đối với Islamabad, và có thể tạo điều kiện thúc đẩy việc chuyển đổi cảng Pakistan Gwadar của Pakistan thành căn cứ hải quân của Trung Quốc. Trong trường hợp điều này xảy ra, cộng đồng chiến lược của Ấn Độ, hóa ra sẽ đúng khi giải thích CPEC là một thách thức an ninh đối với New Delhi.
Đồng thời, khi được hỏi về việc khi nào Ấn Độ có khả năng sử dụng lực lượng quân sự ở nước ngoài, thì 44% số người được hỏi đã chọn một sự can thiệp trong khu vực lân cận, 43% chọn một cuộc xung đột ở Pakistan, 8% chọn liên minh quốc tế và chỉ 5% chọn một cuộc xung đột với Trung Quốc (trang 16). Tuy nhiên, việc mở rộng năng lực quân sự được chọn là ưu tiên hàng đầu của cộng đồng chiến lược. Khi được yêu cầu chọn ba (không chỉ một) ưu tiên như vậy, những người được hỏi thường chỉ ra rằng, những người chọn tăng cường lực lượng vũ trang: 49% đã bỏ phiếu cho các năng lực hải quân/hàng hải, 36% chọn cho năng lực hạt nhân/hiện đại hóa tên lửa (trang 16).
Hai là, mối đe dọa của các nhóm khủng bố Pakistan và căng thẳng biên giới Ấn Độ - Pakistan có thể bị đánh giá thấp do những gì cộng đồng chiến lược Ấn Độ suy nghĩ về những vấn đề này. Nhưng yếu tố Pakistan cũng xuất hiện như một khía cạnh quan trọng của mối quan hệ New Delhi, với Bắc Kinh và Washington. 31% số người được hỏi xác định mối quan hệ của Trung Quốc với Pakistan là trở ngại lớn nhất đối với mối quan hệ tốt hơn với Trung Quốc (lựa chọn được lựa chọn nhiều thứ hai). Như nhiều người được hỏi coi là quan hệ Mỹ - Pakistan là trở ngại lớn nhất cho mối quan hệ tốt hơn giữa Ấn Độ với Mỹ. (Lựa chọn được lựa chọn nhiều nhất, ngang với thương mại).
Thứ ba, cho đến nay, Mỹ được coi là đối tác quan trọng nhất toàn cầu của Ấn Độ. Đây là sự lựa chọn của 75% người được hỏi. Chỉ có 12% chọn Nga (tiếp theo là Nhật Bản), qua đó xác nhận xu hướng lâu dài làm suy yếu mối quan hệ Ấn Độ - Nga.
Nếu sự quyết đoán của Trung Quốc là thách thức lớn nhất của Ấn Độ và Mỹ là đối tác toàn cầu quan trọng nhất của New Delhi, thì những người được hỏi nghĩ gì về mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh? Trong trường hợp có sự cạnh tranh lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc, 54% số người được hỏi cho rằng, Ấn Độ nên giữ thái độ bình đẳng, trong khi 43% chọn nước đối tác là Mỹ. Chỉ có 2% bỏ phiếu cho sự hợp tác sâu rộng hơn với Trung Quốc.
Xây dựng chiến thuật và chiến lược trong tương lai
Nếu các ý kiến của bộ phận cộng đồng chiến lược thể hiện một cách khéo léo thực tế vị trí quốc tế Ấn Độ, thì làm cách nào mới có thể chuyển những kết luận như vậy thành các chính sách trong tương lai? Đầu tiên là, các chuyên gia và những người ra quyết định hy vọng tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc là một thách thức đang gia tăng trong khu vực xung quanh Ấn Độ, nhưng dự kiến điều này không dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang trực tiếp. Nếu dự đoán này là đúng, điều đó có nghĩa là, theo quan điểm của họ, các nhà hoạch định chính sách ở New Delhi nên thực hiện các kế hoạch dự phòng ảnh hưởng bằng cách tìm cách chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở các quốc gia Nam Á khác (trong khi không bỏ qua khía cạnh răn đe quân sự). Cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, các trường hợp gần đây như cuộc khủng hoảng ở Maldives và Sri Lanka có thể đưa ra các khuôn mẫu cho các cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng giữa Trung - Ấn ở các nước thứ ba.
Thứ hai là, kết quả cho thấy rằng, những người được hỏi không hề ngạc nhiên về sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh (và không phải là sức mạnh quân sự, ít nhất là chưa) như là một chỗ dựa chính để Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại các quốc gia Nam Á. Do đó, những gì New Delhi nên làm là tìm kiếm các công cụ để ứng phó với vấn đề kinh tế này, nhưng đây sẽ là một trận chiến không cân sức. Khả năng tài chính của Ấn Độ kém xa so với Trung Quốc và, bất kể ra sao, New Delhi không thể chống lại cuộc tấn công kinh tế của Trung Quốc tại Pakistan bằng mọi cách. Các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ chắc chắn sẽ nghĩ về các cuộc đụng độ trong tương lai ở các quốc gia như Sri Lanka và Maldives (nhưng cũng là Nepal, Bhutan và Bangladesh). Những gì chúng ta cũng có thể mong đợi sẽ xảy ra là số lượng ấn phẩm ngày càng tăng về CPEC ở Ấn Độ (và về cách nó giải thích vị trí chiến lược của Trung Quốc trong khu vực). Các báo cáo và giám sát thường xuyên về đầu tư của Trung Quốc được thực hiện bởi một số think tank của Mỹ và châu Âu có thể đóng vai trò là điểm tham chiếu hữu ích cho các tổ chức Ấn Độ.
Thứ ba là, trong khi Ấn Độ đã tìm cách, không phải không có thách thức, để có được sự cân bằng (không đồng đều) giữa Nga và Mỹ, thì phải liên tục suy ngẫm về tầm quan trọng của động lực Washington - Bắc Kinh. Cuộc khảo sát cho thấy, New Delhi nên tập trung vào việc xác định vị trí và lợi ích của mình liên quan đến một số vấn đề xuất hiện giữa Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia không chỉ quan trọng nhất trên toàn cầu, mà cộng đồng chiến lược của Ấn Độ đã xem là quan trọng nhất đối với số phận của đất nước họ. New Delhi nên nghiên cứu các kịch bản khác nhau có thể diễn ra trong mối quan hệ giữa các quốc gia này và lập trường của Ấn Độ nếu điều đó xảy ra.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024