Cuộc đấu tranh cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tìm kiếm ở Shangri-La (Phần 2)
“Ấn Độ” nằm ở đâu trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ?
Roncevert Ganan Almond*
Trong một chỉ trích ngầm về sáng kiến BRI Trung Quốc, ông Modi lưu ý rằng, các sáng kiến cơ sở hạ tầng phải thúc đẩy thương mại, chứ không phải cạnh tranh chiến lược; trao quyền cho các quốc gia, chứ không làm tê liệt các nước bằng nợ nần; và tôn trọng các chuẩn mực về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Như đã chỉ ra trong phần này, Ấn Độ đã lên tiếng phản đối Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) trị giá 46 tỷ USD, sẽ đi qua vùng lãnh thổ tranh chấp ở Kashmir mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền, nhưng do Pakistan quản lý. Gần đây nhất, Delhi đã từ chối lời đề nghị của Bắc Kinh về một cuộc đối thoại Ấn Độ - Pakistan thông qua sự bảo trợ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và từ chối cung cấp hỗ trợ cho CPEC tại Hội nghị Thượng đỉnh SCO hàng năm.
Ông Modi cũng nhấn mạnh tương lai nổi bật của Ấn Độ trong các vấn đề thế giới. Ông dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững ở mức 7,5 đến 8% mỗi năm, điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy Ấn Độ hội nhập khu vực. Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng này là sự bùng nổ dân số trẻ Ấn Độ - hơn 800 triệu người - những người có nhu cầu và ước mơ, sẽ định hình nền kinh tế toàn cầu trong tương lai. Ngược lại, Trung Quốc đang phải đối mặt với một cơn ác mộng về dân số: dân số già hóa nhanh chóng cùng với sự suy giảm kéo dài của những người mới tham gia vào lực lượng lao động. Mặc dù, Modi thể hiện sự bất đồng về chính trị quyền lực, nhưng thông điệp cơ bản của ông đối với Trung Quốc sẽ được đánh giá cao bởi những người như John Mearsheimer – một đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực.
Thứ tư, ông Modi đã xác nhận việc làm sâu sắc hơn quan hệ Ấn Độ - Mỹ. Ông lưu ý rằng, mối quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu Ấn Độ với Mỹ đã vượt qua những trở ngại trong quá khứ và có ý nghĩa mới trong thế giới đang thay đổi. Ấn Độ và Mỹ đã phát triển vượt ra ngoài mối quan hệ được tạo ra trong khủng hoảng, theo ghi nhận của Rudra Chaudhuri. Ví dụ, trong thời Obama, Mỹ và Ấn Độ đã phát động một kỷ nguyên hợp tác mới với các sáng kiến như Tầm nhìn chiến lược chung khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương, và mối quan hệ sâu sắc trong các lĩnh vực quan trọng như công nghệ quốc phòng, an ninh mạng, vũ trụ, và thương mại.
Đồng thời, ông Modi đã cân bằng nhận xét của mình bằng cách tham khảo Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức của ông tại Sochi với Tổng thống Nga Vladimir Putin, và mong muốn chung về một trật tự thế giới đa cực mạnh mẽ. Hơn nữa, Delhi đang tìm cách mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 từ Moscow, một nhà cung cấp vũ khí lâu năm cho Ấn Độ, đã gây ra một số nghi ngờ ở Washington. Hành động như vậy phù hợp với những gì mà Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc mô tả là Ấn Độ tuân thủ nguyên tắc chủ động chiến lược trong chính sách đối ngoại của mình.
Ngoài ra, ông Modi đã cảnh báo chống lại chủ nghĩa bảo hộ đang phát triển - chắc chắn có liên quan đến cuộc chiến thương mại đơn phương của ông Trump. Ông Modi đã nhắc lại rằng: “Cho nên, mỗi quốc gia phải tự vấn rằng: Lựa chọn của họ là xây dựng một thế giới đoàn kết hơn, hay là một sự chia rẽ mới?” Liệu bất cứ ai trong Nhà Trắng đều không hiểu rõ điều đó.
Một chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bên bờ vực thẳm
Tổng thống Mỹ D. Trump lần đầu tiên nêu ra chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ở Hội nghị APEC 2017 tại Việt Nam. Tại Đà Nẵng, ông Trump đã gọi đó là một khu vực tự do và rộng mở. Kể từ đó, Chính quyền Trump đã định nghĩa rõ hơn về “tự do”, bao gồm thông qua việc thúc đẩy chủ quyền để tránh bị tự do cưỡng ép, cũng như thông qua chống tham nhũng, minh bạch và các quyền cơ bản để quản trị “tự do”. Về vấn đề “rộng mở”, Nhà Trắng đề cập đến quyền tự do hàng hải (đường biển và đường hàng không mở), cùng với quyền truy cập thương mại mở (đầu tư mở, cơ sở hạ tầng khả thi và thương mại cân bằng). Để nhấn mạnh cam kết này, Lầu Năm góc đã đổi tên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDOPACOM), một hình thức tượng thanh (onomatopoeia) của chính sách đối ngoại.
Bất kể là trò chơi chữ về mặt logic hay tính tất yếu, Ấn Độ phải đóng vai trò nòng cốt. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng, chiến lược của Mỹ rõ ràng là nhằm mục đích thúc đẩy Ấn Độ, một nền dân chủ, như là người ủng hộ và giữ trật tự tự do và rộng mở trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Như đã nói ở trên, điều đặc biệt khó hiểu là, Nhà Trắng đã không có hành động mang tính xây dựng để đưa Ấn Độ vào trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của họ. Thay vào đó, Chính quyền Trump đã ưu tiên hai mục tiêu chính sách đối ngoại khác đã từng xa rời nhóm phía Nam (South Block), và do đó, làm suy yếu giấc mơ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của ông Trump.
Đầu tiên, ông Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) đã đặt Ấn Độ vào vị trí bấp bênh. Ấn Độ có truyền thống quan hệ tốt với Iran, nước đóng vai trò là đối tác thương mại nhập khẩu và nhà cung cấp dầu cho Ấn Độ, nền kinh tế Ấn Độ phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu. Bất chấp sự phản đối của Delhi rằng, họ sẽ phớt lờ các lệnh trừng phạt đơn phương, nhưng phạm vi ảnh hưởng của hệ thống tài chính Mỹ cùng với việc tái lập cái gọi là “trừng phạt thứ cấp” của Mỹ sẽ hạn chế khả năng các công ty Ấn Độ tham gia vào một phạm vi kinh doanh rộng với Iran, bao gồm cả sự tham gia trong lĩnh vực năng lượng. Ngay cả khi Ấn Độ nhận được sự miễn trừ của Mỹ hoặc hình thức phân phối khác sau chuyến thăm gần đây của bà Nikki Haley đến South Block, và việc Chính quyền Trump rút khỏi JCPOA chắc chắn sẽ hạn chế việc bán nhiên liệu của Iran; giá xăng dầu toàn cầu sẽ tăng; và nền kinh tế Ấn Độ (càng không cần nói đến nền kinh tế toàn cầu) sẽ chịu áp lực mới.
Thứ hai, và kết hợp với vấn đề trước đó, Chính quyền Trump đã tham gia vào cuộc chiến leo thang thuế quan với các nền kinh tế lớn trên thế giới, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và các thành viên NAFTA. Đây là vấn đề không nhỏ đối với Delhi. Quan hệ thương mại Mỹ - Ấn Độ đã tăng lên khoảng 140 tỷ USD trong năm 2017 (từ mức 116 tỷ USD trong năm 2016). Sau khi nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới, vào ngày 21/6/2018, Ấn Độ đã trả đũa Chính quyền Trump về thuế quan đối với thép và nhôm bằng cách tăng thuế nhập khẩu. Mức thuế của Ấn Độ trị giá gần 240 triệu USD nhắm vào nhiều loại hàng hóa của Mỹ từ xe máy đến hạnh nhân (Ấn Độ là bên mua lớn nhất của hạnh nhân Mỹ). Bên cạnh hàng hóa và dịch vụ, giao lưu nhân dân cũng càng được chú ý vì ngay cả những người nhập cư Ấn Độ cũng bị cuốn vào hành động kiểm soát di cư của Chính quyền Trump.
Tuần trước, Chính quyền Trump đã đột ngột hủy bỏ Hội nghị Thượng đỉnh 2 + 2, liên quan đến Ngoại trưởng Michael Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis. Các báo cáo cho thấy, cuộc họp sắp tới giữa ông Trump và ông Putin đã có tiền lệ, nhưng chắc chắn phải có một siêu cường sẽ xử lý các nhiệm vụ liên đới. Là do ma sát của cuộc chiến thương mại quá nóng? Nhưng bất kể như thế nào, sự vắng mặt của Washington ở khu vực Nam Á đang khiến chúng ta ù tai.
Gần đây, một chuyến bay theo lịch trình của Air India từ Delhi đến San Francisco đã bị trì hoãn vì nhiệt độ tăng lên 44,9 độ C. Nhiệt độ quá cao khiến máy bay không thể cất cánh. Điều này có vẻ mang tính tượng trưng. Trong thập kỷ vừa qua, Mỹ và Ấn Độ đã nỗ lực rất nhiều để bù đắp cho những gì mà Ign Talbott từng gọi là “nửa thế kỷ bị bỏ quên”. Trong thế kỷ XXI, các nền dân chủ lớn nhất thế giới có cơ hội định hình tương lai, từ biên giới Nepal đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và kéo dài đến bờ kia thế giới. Câu hỏi đặt ra là, liệu hai cường quốc có thể vươn lên và cùng nhau đạt đến đỉnh cao. Nhưng hiện tại, Shangri-La vẫn khó nắm bắt hơn bao giờ hết.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
* Phó Chủ tịch của Tập đoàn Wicks trụ sở tại Washington, D.C. Ông đã tư vấn cho các cơ quan chính phủ ở Châu Á, Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh về các vấn đề luật pháp quốc tế. Ông từng là trợ lý cho chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton vào năm 2008.
Nguồn: https://thediplomat.com/2018/07/the-struggle-for-the-indo-pacific-in-search-of-shangri-la/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024