Giới thiệu sách: Năm 1000: Khi các nhà thám hiểm kết nối thế giới — sự khởi đầu của toàn cầu hóa
Giới thiệu sách:
Năm 1000: Khi các nhà thám hiểm kết nối thế giới — sự khởi đầu của toàn cầu hóa
• Nhà xuất bản : Scribner (14 tháng 4 năm 2020)
• ISBN-10 : 1501194100
Tác giả: Valerie Hansen, Giáo sư Lịch sử Stanley Woodward, Đại học Yale, Mỹ.
Toàn cầu hoá bắt đầu từ lúc nào? Câu trả lời của tác giả là năm 1000 sẽ gây ra rất nhiều tranh cãi. Câu trả lời cho câu hỏi nó bắt đầu khi nào phụ thuộc trước hết vào cách toàn cầu hóa được định nghĩa - đó là kết quả hay quá trình? Một số ý kiến cho rằng nó xuất hiện vào đầu thế kỷ 19, khi thương mại và di cư ngày càng phát triển đã mang lại sự hội tụ về giá cả trong thế giới Đại Tây Dương.
Những người khác lại coi việc khám phá Tân Thế giới của Columbus, hay việc phát minh ra động cơ hơi nước, là điểm khởi đầu. Nhà phê bình này đã lập luận rằng toàn cầu hóa là một quá trình lịch sử bắt đầu với sự di chuyển đầu tiên của người dân ra khỏi châu Phi để đến các nơi khác trên thế giới. Cộng đồng người phân tán bắt đầu kết nối với nhau để buôn bán, thúc đẩy tôn giáo, khám phá thế giới và để chinh phục. Quá trình này đã tăng tốc đều đặn và tăng trưởng về số lượng. Kết quả là thế giới được kết nối và phụ thuộc lẫn nhau như ngày nay.
Hansen định nghĩa toàn cầu hóa là một trạng thái liên kết với nhau, trong đó “những gì xảy ra ở một nơi có ảnh hưởng sâu sắc đến cư dân của những vùng xa xôi khác”. Trạng thái này đạt được vào năm 1000 “khi các tuyến thương mại hình thành trên khắp thế giới cho phép hàng hóa, công nghệ, tôn giáo và con người rời bỏ quê nhà và đến một nơi mới”.
Tác giả đã chọn năm 1000 để đánh dấu sự khởi đầu của toàn cầu hóa theo như nghiên cứu cho thấy, rất có thể đó là năm đó khi một nhóm các nhà thám hiểm Viking từ Scandinavia do Leif Erikson dẫn đầu tình cờ đến Newfoundland, ở đầu lục địa Bắc Mỹ. Mặc dù họ đã trở về nhà sau một vài năm, nhưng sự kiện này đã kết nối một cách tượng trưng các tuyến đường thương mại đã có từ trước trên khắp Châu Mỹ với các tuyến đường của Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Như Hansen mô tả: “Những con đường mới mà các thương nhân và các nhà hàng hải này đã đi tiên phong đã cho phép nhiều vương quốc và đế chế đụng độ lẫn nhau, khiến hàng hóa, con người, vi khuẩn và ý tưởng truyền bá đến các khu vực mới. Các phần khác nhau của thế giới lần đầu tiên tiếp xúc với nhau và thế giới toàn cầu hóa ngày nay là kết quả cuối cùng.”
Hansen kết hợp nghiên cứu ấn tượng của mình bằng nhiều ngôn ngữ và trên nhiều châu lục với tài kể chuyện tinh tế để tạo nên một câu chuyện hấp dẫn. Câu chuyện khởi đầu từ Newfoundland băng giá đến các thị trấn của người Maya ở bán đảo Yucatan, từ sông Volga đến Bosporus và Constantinople, từ các chợ buôn bán nô lệ ở Đông Phi đến Samarkand. Từ ngôi đền Phật giáo nguy nga Borobudur trên đảo Java, đến những kho báu được chôn giấu ở đảo Gotland của Thụy Điển, những kho báu bị đánh chìm trên một con tàu bị đánh đắm gần bến cảng ở Quảng Châu, tất cả đưa người đọc đến một thế giới quen thuộc nhưng lại vô cùng bí ẩn.
Những cuộc hành trình đáng ngạc nhiên nhất vào khoảng năm 1000 đã diễn ra giữa Bán đảo Mã Lai và Madagascar trên bờ biển phía đông của Châu Phi cách đó khoảng 4.000 dặm. Cuộc di cư này đã mang ngôn ngữ, hệ thực vật và động vật của người Mã Lai đến bờ biển Đông Phi. Tất nhiên, thương nhân và nhà thám hiểm cũng mang theo bệnh tật. Sau khi người châu Âu đến, những người dân bản địa ở châu Mỹ không có khả năng miễn dịch với các mầm bệnh chưa biết như đậu mùa, cúm và thậm chí cả cảm lạnh thông thường đã trở thành nạn nhân của những trận dịch tàn khốc. Trong số hàng chục triệu người bản địa ở châu Mỹ, chỉ có khoảng 2 triệu người sống sót sau đợt bùng phát dịch bệnh lớn. Như Hansen nhận xét một cách khô khan, “Những cái chết hàng loạt này đã mở đường cho những người thực dân châu Âu.”
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục