Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hạch toán tăng trưởng: So sánh Trung Quốc và Ấn Độ (Phần 6)

Hạch toán tăng trưởng: So sánh Trung Quốc và Ấn Độ (Phần 6)

Trong suốt thế kỷ XX, chỉ những đất nước công nghiệp có thu nhập bình quân cao - chiếm ít hơn 20% dân số thế giới - mới có thể tận hưởng sự giàu có. Tuy nhiên, kể từ năm 1980, Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được tỷ lệ đáng kể về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo - hai quốc gia này cùng chiếm đến một phần ba dân số thế giới. Sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ như những thế lực lớn của nền kinh tế toàn cầu đã trở thành những cột mốc phát triển kinh tế đáng chú ý nhất trong một phần tư thế kỷ qua.

05:21 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 5)

Các viễn cảnh tương lai

Hiệu suất tăng trưởng của Trung Quốc trong suốt 25 năm qua thật sự phi thường, nhưng trong những năm gần đây, Ấn Độ cũng có tốc độ tăng trưởng đuổi kịp các nước công nghiệp trong khu vực Đông Á. Tuy nhiên, có một số chênh lệch nổi bật giữa hai nền kinh tế. Ấn Độ tăng trưởng mạnh nhất trong ngành công nghiệp sản xuất - dịch vụ, trong khi sản xuất của Ấn Độ vẫnc òn rất yếu. Tăng trưởng của Trung Quốc thì mạnh mẽ khắp các ngành nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất. Về tổng quát, tăng trưởng ngành dịch vụ ở Trung Quốc thực sự vượt trên tăng trưởng dịch vụ của Ấn Độ. Sử dụng dữ liệu gần đây nhất, chúng tôi không thấy có lý do nào ủng hộ một số lập luận gần đây rằng Trung Quốc đang tăngt rưởng chậm lại về tổng năng suất do sự bành trướng quá mức và lãng phí của đầu tư vốn.

Bất chấp thành quả tăng trưởng của họ trong những năm gần đây, trung Quốc và Ấn Độ vẫn là những quốc gia rất nghèo so với Hoa Kỳ. Dựa vào tỷ giá hối đoái cân bằng sức mua, tính đến sự chênh lệch giữa giá sản phẩm và dịch vụ giữa các nước, tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 15% và Ấn Độ là 8% so với của Hoa Kỳ. Trung Quốc đang đối mặt với một sự sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động, nhưng nó có lẽ vẫn có thể duy trì được tăng trưởng kinh tế của mình trong thời gian tới, phần ớn bằng việc tiếp tục dịch chuyển lực lượng lao động ngành nông nghiệp sang các công việc có năng suất cao hơn trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Ấn Độ, thậm chí, còn phân phối lực lượng lao động nông nghiệp lớn hơn, tạo cơ hội tái phân bổ đến các ngành năng suất cao.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã tiến bộ hơn nhiều trong việc nâng cao trình độ giáo dục của các lao động trẻ. Quả thật, Trung Quốc đã xóa mù chữ cho rất nhiều người mới vào nghề trong lực lượng lao động (OECD, 2005). Tỷ lệ đi học đang tăng lên nhanh chóng ở mỗi cấp độ giáo dục, và 98% người học bậc tiểu học của Trung Quốc hoàn thành hết lớp 5, so sánh với 60% ở Ấn Độ. Mặc dù gây được tiếng vang bên ngoài lãnh thổ vì có một lượng lớn người có giáo dục cao, Ấn Độ phải đối mặt với sự thiếu hụt giáo dục trong dân số trẻ.

Xét về tích lũy vốn, Trung Quốc thực sự phải đối mặt với một sự thặng dư mà có thể đe doạn phá hủy sự tăng trưởng do đầu tư quá mức vào một số ngành. Thêm vào đó là tỷ lệ tiết kiệm quốc gia trên 40%, đất nước này nhận dòng vốn tư nhân chiếm tới 10% GDP. Đối với Trung Quốc, một tỷ lệ tiếp diễn của tăng trưởng sản lượng đầu ra gần 10% hàng năm có vẻ dễ được bảo đảm từ tọng cung của nền kinh tế.

Ấn Độ phải đối mặt với một tình huống trở ngại hơn. Trong khi tỷ lệ tiết kiệm tư nhân của Ấn Độ đã tăng đáng kể suốt thập kỷ qua, phần nhiều trong số đó bị tháo cạn để cấp vốn cho việc thiếu hụt ngành công cộng. Tương tự, dòng vốn tư nhân đã tăng lên; nhưng trong đóng góp vào GDP với tỷ trọng so với cả GDP, dòng vốn chỉ bằng một nửa của Trung Quốc. Các tỷ lệ tích lũy vốn hiện tại tương thích với tie lệ tăng trưởng GDP gần 7%, nhưng các tỷ lệ cao hơn sẽ cần sự cắt giảm trong sự thiếu hụt ngành công cộng hoặc sự gia tăng dòng vốn từ nước ngoài.

Tuy vậy, các sự chênh lệch về vay công giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể không đến nối lớn như vẻ bề ngoài. Chính phủ Ấn Độ vay mượn các quỹ trực tiếp để cấp vốn cho các chi tiêu. Chính phủ Trung Quốc không báo cáo thiếu hụt ngành công như vậy, nhưng đó là chỉ bởi vì họ đang che giấu sự thua lỗ của các doanh nghiệp quốc doanh với các khoản vay ngân hàng nội địa mà khôngc ó khả năng hoàn trả. Trong tương lai, Chính phủ Trung Quốc sẽ cần nhận định về khoản nợ một cách trực tiếp.

Viễn cảnh tăng trưởng đối với cả Trung Quốc và Ấn Độ phụ thuộc vào sự tiếp tục hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu để làm sâu thêm và làm bền vững tăng trưởng của họ, trong thương mại hàng hóa và dịch vụ và trong các dòng đầu tư. Về khía cạnh này, Trung Quốc đã đạt được thành tựu kinh ngạc khi tăng tỷ lệ tổng thương mại (xuất và nhập khẩu) trong GDP lên đến 65% năm 2004 so sánh với 14% năm 1978. Ấn Độ chiếm khoảng 14% GDP năm 1978 và nhiều năm liền bị bỏ xa sau Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, thương mại của Ấn Độ đã mở rộng nhanh chóng và đạt được 42% GDP vào năm 2004. Từ 2000-2004, xuất khẩu của Trung Quốc đã mở rộng với tỷ lệ là 24%/năm, nhưng Ấn Độ cũng tăng trưởng nhanh trong xuất khẩu - 17%/năm. Tuy nhiên, thành phần xuất khẩu cũng có nhiều khác biệt. Giống như với thành phần cấu tạo GDP, xuất khẩu của Trung Quốc tập trung vào hàng hóa xuất khẩu, trong khi Ấn Độ lại xuất khẩu chủ yếu các thành phần dịch vụ lớn hơn. Trên thực tế, xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trưởng gấp 7 lần kể từ năm 1993, so sánh với bội số của chỉ 3,5 với Ấn Độ. Nói cách khác, khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ tương tự với Trung Quốc một thập kỷ trước đó.

Trung Quốc và Ấn Độ cũng khác nhau đáng kể xét về một thước đo khác về hội nhập với nền kinh tế toàn cầu: dòng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Trong những năm gần đây, các dòng đầu tư đổ vào Trung Quốc đã vượt quá 50 ti $/năm, và 1 vài năm trước nó còn chiếm tới 4% GDP. Các dòng đầu tư đổ vào Ấn Độ chỉ khoảng 5 tỷ USD và ít hơn 1% GDP. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có thể rất quan trọng trong việc thúc đẩy kết nối với thị trường toàn cầu và tích lũy công nghệ cùng kĩ năng quản lí, tất cả đều ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng của Trung Quốc.

Nhìn chung, chúng tôi kết luận rằng, các triển vọng trọng cung cho sự tăng trưởng tiếp tục nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ, xét về lao động, vốn hữu hình, và tái phân bổ dọc các ngành, là rất tốt. Sau cùng, Ấn Độ sẽ cần sửa lại hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ của họ và mở rộng thương mại vượt lên sự chú trọng hiện tại vào dịch vụ. Chỉ có mở rộng sản xuất hàng hóa và thương mại  mới có thể cung cấp cơ hội việc làm cho một lượng khổng lồ lao động đang thiếu công ăn việc làm và kém giáo dục. Trung Quốc đã đạt được thành quả cao về quy mô quốc tế nhưng giờ đây cần tập trung vào phát triển thị trường nội địa, giảm sự thiếu hiệu quả trong ngành tài chính, và đạt được 1 vị thế cân bằng hơn. Tuy nhiên, không quan ngại nào trong sô những quan ngại này có thể làm mờ những thành tựu kinh ngạc của cả 2 quốc gia và sự tiến bộ mà họ đạt được trong việc giúp 2,5 tỷ người thoát khỏi cảnh nghèo đói khốn khổ./.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://www.nber.org/papers/w12943

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục