Hành lang Tăng trưởng Á – Phi với chiến lược tăng trưởng lấy người dân làm trung tâm
Hành lang Tăng trưởng Á – Phi sẽ giúp phát triển các cơ chế và mô hình thể chế để nối kết con người, các tổ chức nghiên cứu và các doanh nghiệp.
Ý tưởng về Hành lang Tăng trưởng Á - Phi (AAGC) xuất hiện trong bản tuyên bố chung của Thủ tướng Narendra Modi và Thủ tướng Shinzo Abe vào tháng 11/ 2016.
AAGC dự kiến xây dựng chiến lược tăng trưởng bền vững lấy người dân làm trung tâm, những đường nét chính sẽ được phát triển thông qua quá trình tham vấn chi tiết ở châu Á và châu Phi, thu hút sự tham gia của các bên liên quan khác nhau - các chính phủ, các doanh nghiệp, các nhóm tư vấn và xã hội dân sự.
AAGC sẽ được nêu lên dựa trên bốn trụ cột: các dự án phát triển và hợp tác, cơ sở hạ tầng chất lượng và kết nối về thể chế, nâng cao năng lực và kỹ năng, và quan hệ giao lưu nhân dân. Trong đó, vị trí trung tâm của quan hệ đối tác giao lưu nhân dân là đặc trưng độc đáo nhất.
Thế mạnh của AAGC là sự phù hợp với các ưu tiên phát triển của các quốc gia và các tiểu vùng ở châu Á và châu Phi, đồng thời tận dụng ưu thế về sự đồng bộ và tính không đồng nhất giữa các khu vực.
Điều này sẽ được thực hiện nhằm cải thiện sự tăng trưởng và sự kết nối giữa châu Á và châu Phi vì một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở cửa và tự do. Ưu tiên các dự án phát triển trong lĩnh vực y tế, dược phẩm, nông nghiệp và chế biến nông sản, quản lý thiên tai và nâng cao kỹ năng.
Sự kết nối của AAGC sẽ được bổ sung bởi hệ thống cơ sở hạ tầng có chất lượng. Tăng trưởng tạo ra bởi AAGC ở châu Phi và châu Á sẽ là câu trả lời cho cam kết tập thể về mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Nghiên cứu về Tầm nhìn AAGC sẽ sử dụng mô hình mô phỏng địa lý (GSM) để mang lại lợi ích kinh tế cho châu Phi thông qua việc hội nhập với Ấn Độ, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á và Châu Đại Dương.
AAGC sẽ đóng góp vào việc phát triển các cơ chế và mô hình tổ chức để nối kết các doanh nghiệp, người dân và các cơ quan tư vấn đại diện, và đóng góp vào các nỗ lực hội nhập ở châu Á và châu Phi.
Chức năng độc đáo
Khái niệm cơ bản của AAGC là sự hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm mục đích phát triển mở cửa, toàn diện, bền vững và sáng tạo của toàn bộ khu vực Á - Phi. Nó cũng cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Các tổ chức khác nhau bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và giới học thuật sẽ cống hiến cho AAGC.
Thuận lợi hóa thương mại là một thành phần chính của AAGC. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi Ủy ban Châu Âu, người ta thấy rằng, thời gian cho các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu ở châu Phi (ngoại trừ vùng phía Bắc) đứng ở mức cao nhất.
Hơn nữa, các thủ tục cần thiết để xuất khẩu và nhập khẩu ở châu Phi cũng rắc rối hơn.
Tuyên bố của các Bộ trưởng Thương mại châu Phi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo thuận lợi cho thương mại, và nêu rõ ưu tiên của họ về tăng cường cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực sản xuất và thương mại, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ cải cách và cải tiến hệ thống quản lý hải quan.
Theo các tiêu chuẩn về thuận lợi hoá thương mại của OECD, châu Á và Tiểu vùng Sahara ở châu Phi thấp hơn thực tế. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật, nên để đạt được mong muốn thuận lợi hóa thương mại là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với châu Phi .
Chúng ta cần phải thông qua khuôn khổ pháp luật, đào tạo cán bộ định giá, thành lập văn phòng thẩm định, xây dựng hệ thống thông tin giá trị và cơ sở dữ liệu để củng cố thể chế và cơ sở hạ tầng định giá. Ấn Độ đã thành lập Ủy ban giám định về định giá, bộ phận đánh giá đặc biệt và cơ sở dữ liệu nhập khẩu quốc gia, để cải tiến cách thức định giá.
Thông qua hỗ trợ kỹ thuật, các thể chế tương tự có thể được thiết lập ở các nước đang phát triển khác ở châu Á và châu Phi .
Để xây dựng một cơ chế cần có một chương trình nâng cao năng lực cho cán bộ hiện trường, thành lập các đơn vị quản lý rủi ro với trách nhiệm duy trì và vận hành hệ thống quản lý rủi ro, và sử dụng các hệ thống đánh giá rủi ro tự động. Chúng ta nên tham gia với các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc áp dụng các giải pháp quản lý rủi ro ở các nước đang phát triển.
Ấn Độ có các chuyên gia phần mềm biết tiếng Anh có trình độ cao đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Các sáng kiến cải tiến và các giải pháp khắc phục nhanh đã được triển thác với nguồn lực hạn chế, dẫn đến chất lượng tốt và các sản phẩm với giá cả phải chăng nhằm tăng thêm lợi thế so sánh của các nước trong khu vực.
Thành công của Ấn Độ trong việc thông quan thông qua Hiệp hội Viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT) đơn lẻ có thể được tái hiện ở các nước châu Phi.
Các sáng kiến của AAGC cũng sẽ giúp các nước châu Phi - châu Á tiến hành công nghiệp hóa và tăng xuất khẩu. Vì thế, các nước thuộc Hiệp hội Ấn Độ Dương (IORA) sẽ đi đầu.
Các sáng kiến của AAGC sẽ nhắm vào việc lồng ghép các chương trình hiện có của các nước đối tác. Điều này sẽ thúc đẩy các hoạt động/dự án tăng cường sản xuất phục vụ xuất khẩu. Ấn Độ đã có những nỗ lực thông qua các sáng kiến khác nhau để phát triển năng lực ở các nước khác ở châu Á và châu Phi trong quá khứ. Mặc dù nhiều nước không thể mở cửa toàn diện do thiếu nguồn lực, nhưng chúng ta có thể tiếp tục kích hoạt các dự án/sáng kiến tương tự thông qua các khoản tài trợ của AAGC để có thể thúc đẩy nhập khẩu và xuất khẩu.
Ấn Độ phải xây dựng chiến lược phù hợp để đáp ứng yêu cầu xuất nhập khẩu của các nước đối tác trong trung hạn.
Đầu tư tư nhân ở châu Phi đang ở mức thấp, dự kiến sẽ tăng trưởng cao. Do các dự án dài tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, nên đã có những phản ứng hời hợt từ các nhà đầu tư. Điều này đòi hỏi một kế hoạch đầu tư dài hạn, bởi vì hiện tại các chính phủ có ít ngân sách để kích thích đầu tư trong khu vực.
Có thể thu hút các nhà đầu tư tư nhân bằng cách sử dụng nguồn vốn nhà nước hạn chế theo mô hình Quỹ Đầu tư châu Âu (EIF). EIF bao gồm trợ cấp đầu tư, bảo hiểm tổn thất, giảm vốn, giảm lãi suất, yêu cầu về thế chấp thấp, cho thuê và bảo lãnh.
Vì thế, AAGC được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng công bằng và bền vững. Các chương trình và dự án phát triển của nó dựa trên sự hợp tác bình đẳng, sự tin tưởng và hợp tác.
AAGC nhằm mục đích phát triển mở, toàn diện, bền vững và sáng tạo của toàn bộ khu vực Á - Phi trong sự hợp tác với cộng đồng quốc tế.
Hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, AAGC sẽ là công cụ để thực hiện một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, kết hợp Chính sách Hành động Phía Đông của Ấn Độ và sáng kiến Đối tác mở rộng vì cơ sở hạ tầng chất lượng (EPQI) của Nhật Bản.
Là một quá trình độc đáo, AAGC có phương pháp tiếp cận đa biên vì sự phát triển. Các tổ chức khác nhau như chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu sẽ đóng góp cho AAGC – một chương trình thúc đẩy tăng trưởng và lòng tin trong vài thập kỷ tiếp theo của quan hệ Á - Phi.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục