Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hệ thống lịch ở Ấn Độ: Lịch Ấn Độ

Hệ thống lịch ở Ấn Độ: Lịch Ấn Độ

Có rất nhiều loại lịch được sử dụng ở Ấn Độ, trong đó lâu đời nhất là lịch Hindu được sử dụng từ thời kỳ Veda. Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ chỉ chính thức công nhận Lịch quốc gia Ấn Độ để mọi công dân sử dụng trên phạm vi toàn quốc và Dương lịch dùng trong lĩnh vực hành chính. Lịch quốc gia Ấn Độ là bản chỉnh sửa của các loại lịch truyền thống của người Ấn Độ.

01:54 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hệ thống lịch Hindu được giới thiệu trong Jytish Vedanga, một chương trong kinh Vedas nói về thiên văn học và chiêm tinh học. Sau đó được tiêu chuẩn hóa trong tác phẩm Surya Siddhanta, một tiểu luận về thiên văn học được viết khoảng giữa thế kỷ thứ III và thứ IV và được các nhà thiên văn học như Aryabhata (thế kỷ V) và Bhaskara (thế kỷ XII) chỉnh sửa. Theo hệ thống lịch cổ đại, một ngày bắt đầu vào lúc mọc trời mọc ở vùng đó. Hệ thông lịch này có năm thuộc tính: tithi, vaasara, nakshatra,yoga và karana. Tithi là ngày của mặt trăng, được tính bởi sự khác nhau của góc giữa mặt trời và mặt trăng; vaasara hoặc varra chỉ bảy ngày trong tuần; đường hoàng đạo hoặc phần mặt trời đi qua bầu trời được chia thành 27 nakshatra (tức cung hoàng đạo); yoga được tính toán từ việc cộng kinh độ của mặt trời và mặt trăng và chia tổng số đó cho 27 phần; còn karana là một nửa tithi. Chuyển động của mặt trời và mặt trăng đều được sử dụng để tính toán ngày theo hệ thống lịch này.

Theo lịch Ấn Độ cổ đại, một năm có khoảng từ 365,258681 ngày đến 365,258756 ngày (một năm hiện đại có 365,25636 ngày); các giá trị cũ vẫn còn được sử dụng trong nhiều loại lịch truyền thống của Ấn Độ. Lịch truyền thống đóng vai trò then chốt trong cuộc sống của các tín đồ Hindu. Các nhà tu hành hoặc những người chủ chốt trong tôn giáo sử dụng lịch truyền thống để định ra các ngày lễ và tính toán ngày giờ tốt đối với các sự kiện quan trọng như hôn nhân, khởi đầu một việc mới và các nghi lễ tôn giáo.

Để việc sử dụng các loại lịch ở Ấn Độ được tính thống nhất, năm 1950 người ta đã thực hiện một cuộc sửa đổi vì trên thực tế các loại lịch khác nhau này đều dựa trên sự chuyển động của mặt trời và mặt trăng theo những cách khác nhau, dẫn đến độ dài của tháng và năm khác nhau theo mỗi loại lịch.

Lịch quốc gia Ấn Độ tính theo kỷ nguyên Saka. Năm đầu tiên được đếm từ năm đầu tiên của kỷ nguyên Saka tức là vào năm 78. Ví dụ, năm 2006 Dương lịch chuyển thành năm 1927 – 1928 trong kỷ nguyên Saka. Loại lịch này, với một năm bình thường có 365 ngày, được chính quyền Ấn Độ thông qua vào ngày 22 tháng 3 năm 1957 cùng với Dương lịch. Dương lịch được sử dụng trong lĩnh vực hành chính cũng như các tin tức phát thanh của hệ thống phát thanh toàn bang (All India Radio) của Ấn Độ.

Ngày đầu tiên của Lịch quốc gia Ấn Độ trùng với ngày 22 tháng 3 của năm Dương lịch, ngoại trừ năm nhuận bắt đầu vào ngày 21 tháng 3. Các tháng gồm có 30 và 31 ngày cố định. Từ tháng thứ hai đến tháng sáu có các ngày trung bình là 30,5 ngày nên được dồn đến 31 ngày. Các tháng còn lại có 30 ngày.

Lịch quốc gia Ấn Độ

Trích từ sách “5000 năm lịch sử và văn hóa Ấn Độ”

Nguồn: http://nghiencuutongiao.info/2017/11/07/he-thong-lich-o-an-do-1-lich-an-do/​

Nguồn:

Cùng chuyên mục