Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á - Cộng hòa Ấn Độ (Phần 2)
Ngày 13/8/2009, tại Bangkok, lãnh đạo các Chính phủ ASEAN và Ấn Độ đã ký Hiệp định Thương mại hàng hóa (TIG) trong khuôn khổ Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ (Tiếp theo phần 1)
Điều 13
Ngoại lệ an ninh
Không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là:
(a) yêu cầu một Bên cung cấp thông tin mà việc cung cấo đó được xem là đi ngược lại lợi ích an ninh quan trọng của Bên đó;
(b) ngăn cản một Bên tiến hành các hành động được xem là cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh của mình, bao gồm:
- hành động liên quan đến vật liệu có thể phân hạt nhân hoặc vật liệu mà từ đó chúng thu được;
- hành động liên quan đến buôn lậu vũ khí, đạnn dược và thực hiện chiến tranh và buôn lậu hàng hoá được chuyên chở trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm mục đích cung cấp cho việc thành lập căn cứ quân sự;
- hành động được thực hiện để bảo vệ hạ tầng viễn thông cơ bản từ việc cân nhắc nỗ lực theo hướng làm suy yếu hoặc hư hỏng hạ tânf này;
- hành động được tiến hành vào thời điểm chiển tranh hoặc các quan hệ quốc tế khẩn cấo khác; hoặc
(c) để bảo vệ một Bên từ việc các biện pháp phù hợp với nghĩa vụ của Bên đó theo Hiến chương Liên hiệp quốc về duy trì an ninh và hoà bình quốc tế.
Điều 14
Thủ tục hải quan
1. Mỗi Bên phải nỗ lực áp dụng thủ tục hải quan của mình một cách minh bạch, nhất quán và có thể dự báo được.
2. Công nhận tầm quan trọng của việc cải thiện tính minh bạch trong lĩnh vực thủ tục hải quan, theo yêu cầu của đối tượng liên quan, mỗi Bên phải nỗ lực cung cấp, càng nhanh càng tốt, thông tin liên quan đến thủ tục hải quan cho đối tượng liên quan yêu cầu phù hợp với luật hải quan của mình. Mỗi Bên phải nỗ lực cung cấp không chỉ thông tin cụ thể được yêu cầu mà còn các thông tin thích hợp khác mà đối tượng liên quan cần quan tâm.
3. Để thông quan nhanh chóng hàng hoá trao đổi giữa các Bên, mỗi Bên, công nhận vai trò quan trọng của cơ quan hải quan và của thủ tục hải quan đối với việc thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, cần phải nỗ lực:
(a) đơn giản hoá thủ tục hải quan; và
(b) hài hoà thủ tục hải quan, càng nhiều càng tốt, với tiêu chuẩn quốc tế liên quan và thông lệ được đề xuất như là những khuyến nghị do Tổ chức Hải quan thế giới đưa ra.
Điều 15
Chính quyển khu vực và địa phương
Để hoàn thành nghĩa vụ và cam kết của mình theo Hiệp định này, Mỗi Bên phải, theo các quy định tại Điều XXIV.12 của GATT 1994 và theo Hiệpo định giải thích Điều XXIV của GATT 1994, tíên hành biện pháp phù hợp để đảm bảo sự giám sát của mình đối với chính quyền địa phương và khu vực và các cơ quan trong lãnh thổ của mình.
Điều 16
Mối liên hệ với các hiệp định khác
1. Mỗi Bên tái khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình đối với Bên khác theo Hiệp định WTO và các hiệp định khác mà trong đó các bên này là Bên ký kết. Một Bên không phải là Bên của Hiệp định WTO cần phải tôn trọng các quy định của Hiệp định nói trên phù hợp với cam kết của mình theo WTO.
2. Không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là làm tổn hại đến quyền và nghĩa vụ của một Bên theo Hiệp định WTO và các hiệp định khác mà các Bên này tham gia.
3. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa Hiệp định này và bất kỳ một hiệp định khác trong đó có hai Bên hoặc nhiều hơn tham gia, những Bên đó phải tham vấn ngay lập tức để đạt được giải pháp song phương phù hợp.
4. Hiệp định này không được áp dụng với bất kỳ một hiệp định nào giữa các quốc gia thành viên ASEAN hoặc với bất kỳ hiệp định nào giữa bất kỳ một quốc gia thành viên ASEAN và Ấn Độ trừ khi được thống nhất giữa các bên theo hiệp định này.
Điều 17
Uỷ ban hỗn hợp
1. Một Uỷ ban hỗn hợp được thành lập theo Hiệp định này.
2. Chức năng của Uỷ ban hỗn hợp này là:
(a) rà soát việc thực hiện và hoạt động của Hiệp định này;
(b) nộp báo cáo cho các Bên về việc thực hiện cva hoạt động của Hiệp định này;
(c) xem xét và đề xuất cho các Bên sửa đổi Hiệp định;
(d) tư vấn và điều phối công vịêc của tất cả các tiểu uỷ ban được thành lập theo Hiệp định này; và
(e) thực hiện các chức năng khác được các Bên thống nhất.
3. Uỷ ban hỗn hợp:
- gồm đại diện của các Bên; và
- có thể thành lập các tiểu uỷ ban và giao nhiệm vụ cho các tiểu uỷ ban này.
4. Uỷ ban hỗn hợp có thể họp tại địa điểm và thời gian do các Bên thống nhất.
Điều 18
Giải quyết tranh chấp
Trừ khi được nêu tại Hiệp định này, bất kỳ một tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích, thực hiện hoặc áp dụng Hiệp định này phải được giải quyết thông qua thủ tục và cơ chế được quy định trong Hiệp định DSM ASEAN-Ấn Độ.
Điều 19
Rà soát
Uỷ ban hỗn hợp sẽ họp trong vòng (1) năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực và sau đó cứ 2 năm một lần hoặc khi cần thiết để rà soát Hiệp định này nhằm mục đích xem xét các biện pháp bổ sung để tăng cường hơn nữa FTA cũng như phát triển các nguyên tắc và đàm phán các thoả thuận về các vấn đề liên quan có thể thống nhất.
Điều 20
Các Phụ lục và các văn bản pháp lý tương lai
1. Các Phụ lục và các tiểu phụ lục là một phần khôn thể tách rời của Hiệp định này.
2. Các Bên có thể thông qua các văn bản pháp lý trong tương lai phù hợp với các quy định của Hiệp định này, bao gồm các quy định do Uỷ ban hỗn hợp đề xuất. Tính từ ngày có hiệu lực, những công cụ này là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
Điều 21
Sửa đổi hiệp định
1. Hiệp định này có thể được sửa đổi thông qua sự nhất trí bằng văn bản của các Bên. Bất kỳ một sự sửa đổi nào cũng phải có hiệu lực sau khi tất cả các Bên thông báo cho các Bên khác bằng văn bản việc hoàn thành thủ tục nội bộ của mình để thực thi những sửa đổi này.
2. Mặc dù đã nói tại đoạn 1 nhưng những sửa đổi liên quan:
- Phụ lục 1, với điều kiện những sửa đổi này phù hợp với những những sửa đổi HS và không làm thay đổi mức thuế áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ của các Bên khác phù hợp với Phụ lục 1; và
- Phụ lục 2,
có thể được phép trên cơ sở thống nhất với tất cả các Bên liên quan bằng văn bản.
Điều 22
Lưu chiểu
Đối với các nước thành viên ASEAN, Hiệp định này sẽ do Tổng Thư ký ASEAN lưu chiểu, Tổng Thư ký ASEAN sẽ gửi cho mỗi nước thành viên ASEAN một bản sao Hiệp định đã được chứng nhận.
Điều 23
Thời hạn hiệu lực
1. Mỗi Bên phải thông báo cho Bên khác bằng văn bản việc hoàn thành các yêu cầu thủ tục cần thiết trong nước[1] để thực thi hiệp định. Hiệp định này phải có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 hoặc ngày mà Ấn Độ và ít nhất (1) quốc gia thành viên ASEAN có thông báo hoàn thành thủ tục phê duyệt trong nước.
2. Khi một Bên không thể hoàn thành thủ tục trong nước của mình để thực hiện hiệp định vào 1/1/2009, Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/6/2009. Trong một số trường hợp ngoại lệ, đối với Bên mà không thể hoàn thành thủ tục nội bộ vào ngày Hiệp định có hiệu lực vào 1/6/2009 thì Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày được thoả thuận sau khi Bên đó thông báo cho tất cả các Bên khác là đã hoàn thành thủ tục trong nước.
3. Liên quan đến các Bên đưa ra thông báo tại Đoạn 2, những Bên này sẽ bị ràng buộc bởi những quy định và điều kiện tương tự của Hiệp định này, bao gồm bất kỳ một cam kết nào được các Bên khác thực hiện tại thời điểm thông báo, vì bên đó đã thông báo bằng văn bản việc hoàn thành thủ tục trong nước của mình cho các Bên khác trước ngày có hiệu lực của Hiệp định này.
Điều 24
Huỷ bỏ
Hiệp định này được duy trì cho đến khi Ấn Độ hoặc các quốc gia thành viên ASEAN thông báo cho các Bên khác biết ý định của họ hủy Hiệp định này, trong trường hợp này Hiệp định sẽ được huỷ trong vòng (12) tháng kể từ ngày có thông báo huỷ.
Trước sự chứng kiến, Chúng tôi đã ký Hiệp định …
Được làm tại …, ngày … tháng … năm … thành hai bản sao bằng Tiếng Anh.
[1] Để rõ hơn, thuật ngữ “các yêu cầu trong nước” có thể bao gồm việc phải đạt được phê duyệt của chính phủ hoặc phê duyệt quốc hội phù hợp với luật trong nước.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024