Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử (Tháng 2 năm 1958) (Phần 6)

Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử (Tháng 2 năm 1958) (Phần 6)

01:20 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Xem tiếp phần 5)

Tháng 2, ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Bộ Chính trị bàn một số vấn đề về Hiến pháp mới.

Cùng ngày, bài viết của Người nhan đề Báo chí Pháp bình luận kinh tế miền Nam, ký bút danh T.L., đăng trên báo Nhân dân, số 1448, giới thiệu những ý kiến của tờ LeMonde bình luận về tình trạng kinh tế bấp bênh và đời sống khó khăn của đồng bào miền Nam Việt Nam.

Trong ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 57/SL, tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho năm gia đình có đông con tòng quân 14).

– Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương, khoá II.

– Báo Nhân dân, số 1448, ngày 27-2-1958.

– Bản gốc Sắc lệnh, lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Tháng 2, ngày 28

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Bộ Chính trị bàn về vấn đề tiền lương. Người lưu ý nên nghiên cứu lại phụ cấp khu vực (ngoại thành Hà Nội không nên coi như mỏ Tràng Kênh, than Lang Cẩn), thang lương của ngành y tế, giáo dục, văn hóa; phụ cấp con cái; vấn đề lương của công chức lưu dung không được kéo dài tình trạng bất hợp lý. Về vấn đề bán cung cấp cho Bộ, Thứ trưởng, Người cho rằng nếu có thể thì cấp tiền hoặc tăng lương chứ không nên định mức cung cấp. Người nhắc nhở trước khi đưa vấn đề lương ra thực hiện cần giáo dục ý thức cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội và mức tăng lương phải hợp lý “không nên đề ra cao quá, sau lại rút lại”.

– Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương, khoá II.

Tháng 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Đài phát thanh AIR (Ấn Độ). Nói chuyện với cán bộ và nhân viên của Đài, Người bày tỏ sự vui mừng trước những thành tựu to lớn của nước bạn và khẳng định: “Chúng tôi rất tin tưởng vào tài năng và sức sáng tạo của 400 triệu nhân dân Ấn Độ vĩ đại đang xây dựng xứ sở và cùng các dân tộc anh em khác ra sức bảo vệ hòa bình thế giới”… “Tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Ấn Độ bền vững muôn năm!”.

– Tư liệu lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.

Tháng 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm triển lãm thành tựu nông nghiệp Trung Quốc tổ chức tại Hà Nội. Người dừng lại rất lâu trước những gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp máy móc nông nghiệp.

– Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc (sách ảnh), Nxb. Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc, Bắc Kinh, 1995, tr. 72.

Tháng 2 cuối tháng – Tháng 3 cuối tháng

Ký bút danh T.L., dưới hình thức những lá thư gửi người em gái, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thiên ký sự dài nhan đề Tình nghĩa anh em Việt – Ấn -Miến, kể về chuyến thăm hữu nghị hai nước bạn Ấn Độ và Miến Điện trong 14 ngày với cuộc hành trình dài 10.540 cây số của Người.

Tác phẩm ghi lại đầy đủ và chi tiết từng ngày những hoạt động của Người, những cuộc đón tiếp đầy tình nghĩa của nhân dân hai nước, những cuộc tiếp xúc với các lãnh tụ, nhân sĩ các giới, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ sở văn hoá, những chuyến đi tham quan các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, đặc biệt là những biểu hiện tình cảm của các lãnh tụ Ấn – Miến và nhân dân hai nước đối với Người và nhân dân Việt Nam.

Kết thúc thiên ký sự, Người viết:

“Cuộc đi tham quan của Bác và đoàn đã kết thúc rất tốt đẹp. Nó đã thắt chặt thêm tình nghĩa anh em Việt – Ấn – Miến. Nhân dân các nước bạn càng ra sức ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà của nhân dân ta. Nó phát triển và củng cố thêm tình đoàn kết giữa nhân dân các nước Á – Phi. Nó tăng cường lực lượng giữ hòa bình thế giới…

 Khi đi, Bác và đoàn mang tình anh em của nhân dân ta đến cho nhân dân các nước bạn. Lúc về, Bác và đoàn đưa tình anh em của nhân dân các nước bạn chuyển lại cho đồng bào ta”.

– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr. 5-132.

– Báo Nhân dân, từ số 1447, ngày 26-2-1958 đến số 1474, ngày 25-3-1958.

Nguồn: dangcongsan.vn

 

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục