Hội nghị RIC: Ấn Độ và Nga phải thu hẹp khoảng cách trong mối quan hệ
Cuộc họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao ba bên lần thứ 15 giữa Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (RIC) ban đầu dự định tổ chức vào tháng 4/2017, đã diễn ra sau 8 tháng đàm phán dai dẳng cùng trước sự không nhượng bộ của Trung Quốc về 2 vấn đề: Thứ nhất, Trung Quốc phản đối chuyến thăm của Đạt Lai Lạt Ma đến bang Arunachal Pradesh; thứ hai, cuộc đối đầu tại khu vực Dokalam.
Đây sẽ là chuyến thăm cấp cao đầu tiên sau Đại hội Đảng lần thứ XI trong đó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục củng cố vị trí quyền lực bằng đa số áp đảo. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rất có ý nghĩa, hy vọng có thể sẽ truyền tải được cách tiếp cận chính sách trong nhiệm kỳ thứ 2của ông Tập Cận Bình đến Ấn Độ. Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều thăng trầm kể từ khi ông Tập nhậm chức vào năm 2013 với một số sự kiện đụng độ ở khu vực biên giới. Trong thời kỳ này, Trung Quốc cũng đã nhất quán chống lại việc Ấn Độ gia nhập vào Nhóm các nước cung cấp hạt nhân (NSG).
Đồng thời, Trung Quốc cũng đã ngăn chặn những nỗ lực của Ấn Độ để đưa Maulana Masood Azhar, kẻ đứng đầu tổ chức Jaish-e-Mohammed ở Pakistan, là khủng bố quốc tế, vì "thiếu sự đồng thuận" trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Bắc Kinh cũng tiếp tục phớt lờ những phản đối của Ấn Độ đối với hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), một phần của sáng kiến “Vành đai, Con đường” đầy tham vọng của Bắc Kinh, và vi phạm chủ quyền của Ấn Độ khi nó đi qua vùng lãnh thổ tranh chấp. Theo quỹ đạo chính sách hiện tại của Trung Quốc, có nhiều khả năng rằng, trong không gian địa chính trị và địa kinh tế, Trung Quốc sẽ tiếp tục đi theo một con đường quyết đoán, điều mà Ấn Độ và Nga cần phải tính đến trong chiến lược của họ để Đối thoại RIC không trở thành một diễn đàn mà Trung Quốc giữ vai trò chi phối, mà diễn đàn này cần đưa ra một chương trình nghị sự nhằm tăng cường các mục tiêu của chính nó, hoặc là trở thành một nơi mà Trung Quốc trở thành chiếc giằm giữa hai đối tác thời Chiến tranh Lạnh.
Áp lực của Hoa Kỳ và EU đối với Nga đã đẩy nước này ngày càng rơi vào vòng tay của Trung Quốc. Sự xa lánh của Nga với phương Tây sau khi sát nhập Crimea vào năm 2014 đã tạo nên một kết quả địa chính trị thú vị. Trong khi Nga luôn có mối quan hệ mờ nhạt với Trung Quốc, nhưng sau sự kiện ở Ukraine, quan hệ Nga - Trung đã trở nên sâu sắc hơn, ngoài lĩnh vực hợp tác năng lượng, hợp tác song phương còn thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng và quốc phòng.
Tầm nhìn của Tổng thống Putin về sự hội nhập của Nga vào “châu Âu lớn hơn” dường như dần được thay thế bởi tầm nhìn "một châu Á lớn hơn" với mục tiêu xây dựng một hành lang kinh tế từ Thượng Hải đến St Petersburg. Trong khi Nga, Trung Quốc và Ấn Độ là thành viên của nhóm RIC, thì mối quan hệ đối tác song phương giữa Nga và Trung Quốc được đẩy mạnh, bao gồm việc gia tăng nguồn cung cấp vũ khí cho Trung Quốc, vì thế cần một cuộc đối thoại Ấn Độ - Nga mạnh hơn.
Sự cam kết ngày càng tăng giữa Nga và Trung Quốc là yếu tố chính trong sự thay đổi của Nga đối với Pakistan và các cuộc tập trận chung của hai nước năm ngoái. Tương tự, các chính sách của Nga đối với Afghanistan dường như đang trong quá trình phát triển không hoàn toàn phù hợp với các lợi ích của Ấn Độ, đặc biệt khi suy nghĩ về căng thẳng biên giới gần đây giữa Trung Quốc với Ấn Độ, và sự cam kết chặt chẽ với sáng kiến "Vành đai, Con đường", trong đó CPEC là một phần và sẽ liên kết Trung Á chặt hơn với Afghanistan và Pakistan, do đó sẽ gây bất ổn cho Nam Á.
Điều này đã dẫn tới một cuộc đối thoại sâu sắc và thẳng thắn với Nga, vì Ấn Độ biết các lợi ích của nó không bị ảnh hưởng bởi những tiến triển này.
Hơn nữa, để duy trì tính tự chủ chiến lược và sự cân bằng tốt hơn của hệ thống quốc tế, cả hai nước đều muốn tăng cường mối quan hệ đã được xây dựng trên sự lòng tin và sự tin tưởng lẫn nhau trong nhiều thập kỷ. Nga và Ấn Độ có cùng lập trường về một số vấn đề chính trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là cuộc chiến chống khủng bố và xây dựng trật tự thế giới thông qua các tổ chức mang tính toàn cầu như Liên hợp quốc.
Ngoài ra, sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Trung Á và Đông Âu dường như là mối quan ngại đối với Nga, vì cả hai khu vực này đều là một phần của ngoại vi truyền thống của nước Nga. Trong khi xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc, Nga đang cảnh giác với vai trò chủ đạo ngày một tăng của Trung Quốc trong trật tự địa chính trị.
Bản chất không cân xứng của nền kinh tế và các nguồn lực của hai bên, và sự mất cân bằng thương mại ngày càng gia tăng đối với Trung Quốc, làm cho Nga thận trọng chống lại sự bất phục của Trung Quốc vào thời điểm Putin tìm cách nâng cao vị thế quốc tế của Nga.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục