Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-EU: Điều chỉnh các đề xuất của Brussels và New Delhi về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-EU: Điều chỉnh các đề xuất của Brussels và New Delhi về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) công bố quan hệ đối tác kết nối dựa trên cam kết chung về phát triển bền vững, và có khả năng mở rộng hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

05:02 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngày 8/5/2021, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tham gia Hội nghị giữa các nhà lãnh đạo Ấn Độ-EU với lãnh đạo của tất cả 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). Với thể thức của một hội nghị thượng đỉnh, Hội nghị này có ý nghĩa quan trọng vì hình thức họp có sự tham gia của EU + 27 chỉ được triệu tập một lần trước đây khi họp với Tổng thống Mỹ vào đầu năm nay.

Từ quan điểm chính sách, cuộc họp là một minh chứng cho thấy EU đang ngày càng tập trung vào quan hệ với Ấn Độ, phù hợp với 'Chiến lược toàn cầu cho Chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu' đề ra từ 2016 (nêu bật trọng tâm chuyển dịch của EU sang châu Á và tập trung vào hợp tác với Nhật Bản và Ấn Độ), 'Kết nối chung: Các yếu tố cho chiến lược của EU về Ấn Độ' từ 2018 (đã công nhận Ấn Độ là đối tác tự nhiên của EU) và 'Đối tác chiến lược Ấn Độ-EU: Lộ trình đến năm 2025' (đưa ra một kế hoạch hành động chung về tăng cường quan hệ đối tác Ấn Độ-EU).

Động lực thúc đẩy mối quan hệ đối tác kết nối Ấn Độ - Liên minh Châu Âu

Cuộc họp giữa EU + 27 với Ấn Độ cũng có ý nghĩa quan trọng trên quan điểm hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ sau khi EU công bố 'Kết luận của Hội đồng EU về Chiến lược hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương'. Trong đó, Hội đồng EU nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng “các sáng kiến ​​hợp tác cụ thể như Liên minh và Đối tác Xanh để hỗ trợ Thỏa thuận Paris và Công ước về Đa dạng sinh học, hướng tới các mục tiêu và tiêu chuẩn cao về môi trường, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước, chuyển sang các nền kinh tế ôn hòa với khí hậu, sạch và tuần hoàn”.

Về khía cạnh này, New Delhi là một đối tác tự nhiên của Brussels vì các nước thành viên EU đã phát triển quan hệ đối tác song phương với Ấn Độ. Ví dụ điển hình là Quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh Ấn Độ - Đan Mạch và Đối tác Chiến lược Ấn Độ - Hà Lan về tài nguyên nước tập trung vào hợp tác chính phủ với chính phủ về kinh tế tuần hoàn, xử lý ô nhiễm sông, quản lý đồng bằng, v.v. EU cũng đã áp dụng trọng tâm vào các sáng kiến có tính ứng dụng và phát triển bền vững ở Ấn Độ, đặc biệt là kể từ khi mối quan hệ Ấn Độ-EU chấm dứt mô hình bên nhận tài trợ và bên tài trợ và thành lập trụ sở Nam Á của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) tại New Delhi. EIB đã tập trung vào “giao thông công cộng xanh, an toàn và giá cả phải chăng” thông qua các khoản đầu tư vào hệ thống tàu điện ngầm ở Bhopal, Pune, Bangalore, Lucknow và gần đây nhất là Kanpur.

Trong việc mở rộng phạm vi các cam kết như vậy đối với các lĩnh vực kỹ thuật số, năng lượng, giao thông và giao lưu nhân dân, Hội nghị của các nhà lãnh đạo Ấn Độ-EU đã giám sát việc đi đến các kết luận để thiết lập quan hệ Đối tác kết nối toàn diện Ấn Độ-EU, theo đó, hai bên khẳng định cam kết “Cùng thực hiện kết nối phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, pháp quyền, tôn trọng các cam kết quốc tế và dựa trên các nguyên tắc kết nối bền vững được các bên đồng thuận”.

Hơn nữa, với việc Ấn Độ và EU chia sẻ 'cùng một DNA (tầm nhìn) đa phương' - theo lời của Charles Michel (Chủ tịch Hội đồng Châu Âu) - Quan hệ Đối tác Kết nối sẽ tuân thủ các nghĩa vụ và mục tiêu do các khuôn khổ đa phương đặt ra như Thỏa thuận Paris, Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, Công ước của Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học, các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, v.v.

Quan trọng nhất, cùng dựa trên các thỏa thuận tương tự như thỏa thuận Đối tác EU-Nhật Bản năm 2019 về Kết nối bền vững và Cơ sở hạ tầng chất lượng - nhấn mạnh sự hiệp lực giữa Chiến lược Kết nối Châu Á-Châu Á và Đối tác của Nhật Bản về Cơ sở hạ tầng Chất lượng, Quan hệ Đối tác Kết nối Ấn Độ-EU đã công nhận Ấn Độ là “một quốc gia đối tác phát triển bền vững” hướng tới cùng hỗ trợ kết nối bền vững và linh hoạt ở các nước và khu vực thứ ba như Châu Phi, Trung Á và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Hướng tới cách tiếp cận liên kết giữa Ấn Độ-EU ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Trong hai năm qua, việc quốc tế hóa công trình xây dựng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã thúc đẩy các cường quốc ngoài khu vực nhấn mạnh hợp tác với các quốc gia trong khu vực như Ấn Độ. Mặc dù những mối quan hệ đối tác như vậy xuất phát từ những lợi ích hội tụ hợp pháp - như trong trường hợp hợp tác hàng hải Ấn Độ-Pháp tăng lên dựa trên những cân nhắc về chủ quyền của chính Paris ở Ấn Độ Dương - những ý kiến phê bình đã cho rằng, sự can dự ngoài khu vực đã làm bùng phát trở lại “tâm lý Chiến tranh Lạnh” trong khu vực. Do đó, Ấn Độ và EU đã thận trọng trong hợp tác chiến lược Quan hệ Đối tác Kết nối Ấn Độ-EU, thể hiện sự hội tụ mang tính quy luật giữa tầm nhìn của Brussels và New Delhi trong việc phát triển khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trong tương lai, Ấn Độ và EU có thể tận dụng nền tảng của họ để hợp tác chiến lược trong khu vực. Ví dụ, sau Đối thoại An ninh Hàng hải Ấn Độ-EU lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 1/2021, 'Kết luận của Hội đồng EU về Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương' đã xác định Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một khu vực trải dài từ "phía đông bờ biển của Châu Phi đến các Quốc đảo Thái Bình Dương”. Điều này tương ứng với định nghĩa của Pháp về khu vực này, đồng thời với sự nhấn mạnh của Ấn Độ về mức độ liên quan đến chiến lược của Tây Bắc Ấn Độ Dương và khu vực Đông Phi trong Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng lớn hơn.

Quan niệm như vậy về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng đã rõ ràng vào năm 2020, với việc ra mắt Các tuyến hàng hải quan trọng của EU ở Ấn Độ Dương II (CRIMARIO II) với phạm vi địa lý được mở rộng ở Nam Á và hướng tới “đóng góp vào sự an toàn và bảo mật hơn lĩnh vực hàng hải, thông qua hợp tác liên ngành, liên cơ quan và liên khu vực”. Cùng với việc có cơ chế chia sẻ thông tin riêng, tức là nền tảng Chia sẻ Thông tin Khu vực Ấn Độ Dương (IORIS), Ấn Độ và EU hiện có thể đẩy mạnh hợp tác bằng cách xem xét mối liên kết giữa CRIMARIO II và Trung tâm Kết hợp Thông tin của Ấn Độ - Khu vực Ấn Độ Dương, cũng nhằm mục đích “tham gia với các quốc gia đối tác và các công trình hàng hải đa quốc gia để phát triển nhận thức toàn diện về lĩnh vực hàng hải và chia sẻ thông tin về các tàu quan tâm” ở Ấn Độ Dương.

Ngoài ra, dưới sự thúc đẩy của Đối tác kết nối Ấn Độ-EU cho kết nối kỹ thuật số, hội nghị đã nhấn mạnh tập trung thúc đẩy "triển khai 5G nhanh chóng và hiệu quả trên cơ sở các tiêu chuẩn toàn cầu", và hỗ trợ ứng dụng 5G cho phát triển nông thôn (đặc biệt, trong chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp). Ngoài ra, trong việc mở rộng phạm vi hợp tác trước Diễn đàn Cấp cao Đầu tư Kỹ thuật số EU-Ấn Độ vào cuối năm 2021, hai bên cũng ủng hộ việc sớm đưa Lực lượng đặc nhiệm chung về Trí tuệ nhân tạo đi vào hoạt động và mở rộng hơn nữa hợp tác công nghệ có trọng tâm về công nghệ lượng tử và máy tính hiệu suất cao.

Ấn Độ và EU nên tập trung vào nhiệm vụ của Nhóm Công tác công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) chung Ấn Độ-EU nhằm thúc đẩy các cách tiếp cận và tiêu chuẩn chung giữa hai thị trường ICT quan trọng là Ấn Độ và EU. Đây có thể là một ví dụ về việc Ấn Độ và EU đang tập hợp chiến lược nguồn vốn thiết lập chương trình nghị sự của họ vào một vấn đề mà các quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện đang gặp khó khăn giữa các đề xuất của Trung Quốc và chiến dịch toàn cầu do Mỹ dẫn đầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số an toàn.

Tương tự, về hợp tác y tế, Tuyên bố chung sau Cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Ấn Độ-EU ghi nhận ý định hợp tác về “chuỗi cung ứng y tế linh hoạt, vắc-xin và thành phần dược phẩm hoạt tính (API) và áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất tốt để đảm bảo chất lượng cao và độ an toàn của sản phẩm”. Diễn biến này diễn ra sau khi các nhà chức trách châu Âu được báo cáo là đang hoảng sợ trước lệnh cấm tạm thời của Ấn Độ đối với xuất khẩu 26 API và thuốc gốc vào năm 2020. Điều này đã làm sáng tỏ sự phụ thuộc của châu Âu trong lĩnh vực này, vì Ấn Độ nắm giữ “gần 26% công thức của châu Âu trong sản xuất thuốc gốc” và có 253 nhà máy được Cục Chất lượng thuốc châu Âu (EDQM) phê duyệt.

Tuy nhiên, như được phản ánh trong Tuyên bố chung, điều này chỉ khơi mào cho các cuộc đối thoại mang tính xây dựng về việc làm cho hợp tác Ấn Độ-EU trong lĩnh vực này trở nên bền chặt hơn. Một số ý kiến thậm chí còn đề xuất huy động các khoản đầu tư của châu Âu để giúp Ấn Độ giảm bớt sự phụ thuộc vào các API của Trung Quốc. Điều này, mặc dù thực tế là các mối liên kết dược phẩm giữa Ấn Độ và EU đã có sự khác biệt lâu dài về các vấn đề như tính độc quyền của dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, Ấn Độ và EU hiện dường như đã gác lại những căng thẳng trong quá khứ vì lợi ích chống lại đại dịch Covid. New Delhi và Brussels có đủ khả năng để thiết lập một tiền lệ hợp tác chung ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bằng cách đưa các đối tác khu vực có cùng chí hướng vào nỗ lực để giảm sự phụ thuộc trực tiếp cũng như gián tiếp vào Trung Quốc, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn chung.

Do đó, dựa trên cam kết chung của Ấn Độ-EU đối với phát triển bền vững, kết quả của Cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Ấn Độ-EU sẽ thúc đẩy sự liên kết các đề xuất của Ấn Độ và châu Âu về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tác giả: Kashish Parpiani, nghiên cứu viên ORF tại Mumbai, Ấn Độ.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/expert-speak/india-eu-summit-aligning-brussels-and-new-delhis-propositions-for-the-indo-pacific/

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

Nguồn:

Cùng chuyên mục