Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hội nghị Thượng đỉnh song phương Ấn Độ - Nhật Bản 2017

Hội nghị Thượng đỉnh song phương Ấn Độ - Nhật Bản 2017

Hội nghị Thượng đỉnh song phương hàng năm lần thứ hai giữa Ấn Độ và Nhật Bản - và là cuộc gặp lần thứ tư giữa Narendra Modi và Shinzo Abe – được tổ chức tại Gandhinagar vào ngày 14/9/2017 đã đánh dấu một bước tiến nữa trong "quan hệ đối tác chiến lược và toàn cầu đặc biệt" của hai nước. Hội nghị Thượng đỉnh này thể hiện quan hệ ngoại giao cá nhân chưa từng có của Thủ tướng Modi và mối quan hệ đặc biệt của ông với nhà lãnh đạo đồng cấp phía Nhật Bản.

05:41 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hội nghị được tổ chức nhằm chống lại các tuyên bố “lịch sử” của Trung Quốc, những lời khẳng định đơn phương và sự mở rộng quân sự đã gây bất ổn cho châu Á. Không ai biết điều này tốt hơn Ấn Độ và Nhật Bản. Trong bối cảnh không chắc chắn về cam kết dài hạn của Mỹ với châu Á với tư cách là một cường quốc, cả Modi lẫn Abe đều đã đầu tư vào mối quan hệ với Tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, rõ ràng là từ nay về sau, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ cần đóng góp nhiều hơn cho sự cân bằng và tính đa cực ổn định ở châu Á. Chỉ khi kết hợp sức nặng chiến lược với tăng trưởng kinh tế và sức mạnh quân sự đáng tin cậy, mới có thể giúp kiểm soát hành vi của Trung Quốc và thúc đẩy một trật tự ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh này, việc hội nghị thượng đỉnh không đạt được tiến bộ đáng kể nào là điều đáng thất vọng.

Trong tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo khẳng định cam kết “hợp tác dựa trên nền tảng giá trị để đạt được một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương Dương tự do, cởi mở và thịnh vượng, tôn trọng chủ quyền và luật pháp quốc tế, và những khác biệt được giải quyết thông qua đối thoại, và là nơi tất cả các nước lớn hoặc nhỏ” đều được hưởng tự do của các công ước toàn cầu, phát triển và thương mại.

Để phát huy vai trò trung tâm trong một trật tự dựa trên các điều luật, họ cũng đồng ý điều chỉnh “Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa” của Nhật Bản với chính sách “Hành động Phía Đông” của Ấn Độ, đồng thời tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh. Về mặt chi tiết, tuyên bố chung lại thiếu vắng các bước đột phá lớn trong việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng ngoài các cuộc tập trận chung.

Hợp tác song phương về thiết bị và công nghệ quốc phòng chỉ là một công việc đang tiến hành. Sau 4 năm, việc mau máy bay lưỡng cư US-2 của Nhật vẫn đang trong quá trình đàm phán. Trong trường hợp không có mối quan hệ quốc phòng mạnh mẽ hơn, có ít triển vọng cho một “chuẩn đồng minh” (quasi-alliance) Ấn Độ - Nhật Bản.

Về những thách thức khu vực và toàn cầu, Hội nghị Thượng đỉnh này đã chứng kiến sự liên kết chặt chẽ hơn đối với mối quan tâm khu vực tương ứng của Ấn Độ và Nhật Bản, từ vấn đề Triều Tiên đến vấn đề khủng bố xuyên biên giới. Hội nghị cũng ủng hộ mạnh mẽ đối với sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN đối với cấu trúc khu vực.

Đề cập đến các vấn đề khác, bao gồm hợp tác ba bên với Mỹ và Australia. Hội nghị đã tập trung vào các nỗ lực chung để tăng cường sự kết nối giữa Ấn Độ và các nước trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm cả Châu Phi.

Cách tiếp cận minh bạch và không độc quyền đối với các sáng kiến kết nối dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đã được hội nghị tái khẳng định. Tuy nhiên, thành quả chủ yếu là quyết định thúc đẩy các sáng kiến kết nối ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ thông qua việc thành lập Diễn đàn Hành động phía Đông Nhật Bản - Ấn Độ (Japan-India Act East Forum).

Nhật Bản hiện nay rõ ràng là đối tác kinh tế nổi bật của Ấn Độ. Đối với Thủ tướng Modi – người cam kết hiện đại hóa kinh tế xã hội của Ấn Độ, lễ động thổ dự án đường sắt cao tốc Ahmedabad - Mumbai mang ý nghĩa đặc biệt trong việc xây dựng một “Ấn Độ mới”. Dự án sẽ mang tới bước nhảy vọt về công nghệ, kỹ năng và năng lực trong nước ở mức cao nhất.

Việc thực thi Hiệp định Hợp tác hạt nhân dân sự Ấn Độ - Nhật đã được phê chuẩn có thể mang đến đầu vào tương tự trong lĩnh vực năng lượng của Ấn Độ. Rõ ràng là những nhân tố hạn chế và tính giới hạn trong nước hiện nay đang trở thành yếu tố làm suy yếu việc thúc đẩy quan hệ chiến lược và quốc phòng giữa Ấn Độ và Nhật Bản.

Ở Nhật Bản, ngay cả với Thủ tướng Abe cầm quyền, sự kết hợp của các liên minh cố định và áp lực của công chúng theo chủ nghĩa hòa bình đè nặng áp lực đến việc ra quyết định của giới chức. Tại Ấn Độ, bộ máy quan chức quốc phòng chỉ đơn giản là không ưu tiên cho các quyết định chiến lược đối với quá trình và trình tự xử lý.

Cùng với vận mệnh chính trị của Thủ tướng Abe đã bị suy yếu, và việc Thủ tướng Modi phải đối mặt với cuộc bầu cử vào năm 2019, có vẻ như sự thận trọng về chính trị của cả hai bên đã bắt đầu lộ rõ. Về sự nồng ấm trong mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau, Hội nghị Thượng đỉnh mới nhất này khá đáng chú ý. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hậu xung đột ở Dokalam, đây cũng là một cơ hội bị bỏ lỡ.

 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://economictimes.indiatimes.com/news/politics-and-nation/view-how-japan-india-missed-a-great-opportunity-to-keep-china-in-check/articleshow/60520544.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục