Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Narendra Modi - Công bộc số một của nhân dân Ấn Độ (Phần 1)

Narendra Modi - Công bộc số một của nhân dân Ấn Độ (Phần 1)

Cuộc đời vị Thủ tướng đương nhiệm nổi tiếng Ấn Độ - Narendra Modi - có nhiều điều lạ lùng ít người biết tới như từ nhỏ ông đã thích trở thành giáo sĩ, từng đi tu luyện, học đạo với nhiều giáo sĩ đạo Hindu trên núi Himalaya hơn 2 năm, thực hành tuyệt dục. Ông còn nổi tiếng vì mặc dù sinh ra trong một gia đình bình thường, từng phải vất vả kiếm sống bằng cách bán trà sữa dạo tại một số ga xe lửa, nhưng sự nỗ lực học tập, rèn luyện sau này đã giúp ông có được tầm nhìn xa trông rộng, bản lĩnh chính trị và dần đưa ông trở thành nhà lãnh đạo quan trọng của Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP - Đảng lãnh đạo liên minh NDA cầm quyền hiện nay).

01:19 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ông Modi được bầu làm Thủ hiến bang Gujaratbốn nhiệm kỳ liên tiếp (2001-2014), đưa địa phương này phát triển với tốc độ hàng đầu ở Ấn Độ, và đỉnh điểm là trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước 1,25 tỷ dân Ấn Độ sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 2014, đưa BJP trở thành chính đảng đầu tiên ở Ấn Độ trong ba thập niên gần đây được quyền một mình đứng ra thành lập chính phủ liên bang.Ông là một nhà lãnh đạo có sức hấp dẫn mạnh mẽthu hút tới gần 100 triệu người theo dõi trên các mạng xã hội, riêng trên mạng Twitter, số người hâm mộ theo dõi ông lên tới 12 triệu người. Ông cũng là một trong số bốn nhà lãnh đạo trên thế giới mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe theo dõi thường xuyên trên Twitter. 

Sự từng trải và học tập không ngừngđã giúp ông Modi có được bản lĩnh vàkhối lượng lớn kiến thức thực tế trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao,…vạch ra những chính sách đúng đắn thúc đẩy đất nước phát triển, dần giải quyết các vấn đề nan giải như tình trạng đói nghèo, nạn ô nhiễm trầm trọng ở Ấn Độ (khiến mỗi năm có tới 1,2 triệu người thiệt mạng), đồng thời thực hiện chiến lược đưa đất nước trở thành một cường quốc tầm cỡ toàn cầu. Những thành công của Chính phủ Ấn Độ do ông lãnh đạo trên nhiều lĩnh vực trong gần một nhiệm kỳ qua, dù chưa hoàn toàn được như mong đợi, song cũng khiến cho thế giới phải nể phục. 

Trong lĩnh vực đối ngoại, nhiều nhà phân tích Ấn Độ và quốc tế cho rằng, khác với nhiều lãnh đạo tiền nhiệm, ông Modi hoàn toàn không chịu phụ thuộc vào ý thức hệ,và từ bỏ ở mức độ nhất định mô hình không liên kết truyền thống của Ấn Độ trước đây, tìm cách khai thác trật tự đa phương toàn cầu phục vụ lợi  ích của đất nước. Ông coi chính sách đối ngoạinhư một công cụ phục vụ lợi ích của dân tộc, gắn nó với lợi ích chính trị, kinh tế của đất nước nhằm xây dựng một Ấn Độ mạnh về kinh tế, và có tiếng nói được lắng nghe trên diễn đàn quốc tế. Kết quả là, uy tín quốc tế của Ấn Độ được tăng lên mạnh mẽ, và Ấn Độ đang khẳng định được vai trò lãnh đạo tự nhiên ở Nam Á thông qua chính sách “Ưu tiên láng giềng trước hết” nhằm tăng cường lòng tin, sự kết nối và hợp tác ở khu vực Nam Á. Ấn Độ cũng đã khởi động lại quan hệ với vùng Trung Á “bị lãng quên”;tăng cường quan hệ với khu vực Đông Á, Trung Đông, với các cường quốc trên thế giới, đặc biệt là với Mỹ - vốncó vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp các công nghệ chiến lược hiện đại để giúp Ấn Độ vươn lên vị trí cường quốc toàn cầu trong tương lai. Ông sẵn sàng mạo hiểm với sự giận dữcủa Trung Quốc khi tập trung đặc biệt vào việc tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh giữa Ấn Độ và Mỹ và đã đi thăm Mỹ ba lần trong chưa đầy hai năm. Do vậy,cuối tháng 3 năm 2016, Quốc hội Mỹ đã thảo luận Dự luật về Quan hệ đối tác công nghệquốc phòng Mỹ-Ấn Độ, và sửa đổi Đạo luật Kiểm soát xuất khẩu vũ khí để đơn giản hóa quy trình kiểm soát xuất khẩu và thông báo về vấn đề bán vũ khí cho Ấn Độ, đặt Ấn Độ ngang hàng với các quốc gia NATO và các đồng minh quan trọng khác của Mỹ.

Trong quan hệ với Trung Quốc, vừa là đối tác và cũng là đối thủ, ông Modi chủ trương hợp tác vì lợi ích kinh tế-thương mại của Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ luôn rất cảnh giác trước âm mưu của Bắc Kinh hòng bao vây, kiềm chế New Delhi. Dự án của Thủ tướng Modi mang tên Mausam về tăng cường sự kết nối và giao thông liên lạc giữa các nước ven bờ Ấn Độ Dương trải dải từ Đông Nam Á tới Đông Phi là nhằm đối phó với sáng kiến“Con đường Tơ lụa trên biển” của Trung Quốc chẹn ngang khu vực được coi là “sân sau”này của Ấn Độ.

Đối với Pakistan, nước khét tiếng bảo trợ cho nhiều nhóm Hồi giáo vũ trang cực đoan tiến hành nhiều vụ tấn công đẫm máu tại Ấn Độ trong nhiều thập niên qua, Thủ tướng Modi thẳng thắn đánh bài ngửavới mong muốn giải quyết vấn nạn này khi mạo hiểm uy tín chính trị đến thăm thành phố Lahore và Raiwind của Pakistan vào tháng 12 năm 2015.Tuy nhiên, nhiều vụ tấn công xuyên biên giới của các nhóm vũ trang khủng bố từ Pakistan vào lãnh thổ Ấn Độ, vẫn tiếp diễn, điển hình là các vụ tấn công căn cứ không quân Pathankot tháng 1/2016 và sau đó là doanh trại Uri (đầu tháng 9/2016) làm 90 lính Ấn Độ thiệt mạng. Để trả đũa, khác với những nhà lãnh đạo tiền nhiệm, ông Modi đã cho phép đặc nhiệm Ấn Độ “vượt giới hạn kiềm chế chiến lược” bằng các cuộc tấn công phủ đầu ngày 29/9/2016 xuyên qua “Tuyến kiểm soát tạm thời” (LOC) đánh thẳng vào nhiều căn cứ của lực lượng khủng bố trên diện rộng hàng trăm km, với chiều sâu 3-5km vào lãnh thổ Pakistan, tiêu diệt nhiều tên khủng bố và lính Pakistan có quan hệ với khủng bố. Đây là thông điệp cứng rắn của ông Modi nhằm cảnh báo rằng, Ấn Độ sẵn sàng đánh đòn phủ đầu trừng phạt bọn khủng bố trước khi chúng chuẩn bị tấn công Ấn Độ chứ không như trước đây khi nước này luôn kiềm chế để “tránh khả năng xảy ra xung đột hạt nhân” với Pakistan theo lời khuyên của các cường quốc sauhàng loạt vụ tấn công khủng bố năm 2008, trong đó có vụ tấn công khách sạn 5 sao Taj Hotel ở Mumbai của Ấn Độ làm ít nhất 500 người chết và bị thương, v.v…Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn khôn khéo “giữ thể diện” cho giới lãnh đạo quân đội Pakistan ở mức độ nhất định để tránh làm cho quan hệ hai nước thêm phức tạp. (Xem tiếp phần 2)

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ 

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục