Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nhật - Mỹ - Ấn Độ (JAI): Không có lý do để nói đến JAI, trừ khi Bắc Kinh lắng nghe

Nhật - Mỹ - Ấn Độ (JAI): Không có lý do để nói đến JAI, trừ khi Bắc Kinh lắng nghe

05:26 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Manoj Joshi*

Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề cuộc họp G20 gần đây tại Buenos Aires là lần lặp đầu tiên của bộ ba Nhật Bản - Ấn Độ - Mỹ (JAI) ở cấp hội nghị thượng đỉnh. Theo lời của ông Abe, ba quốc gia chia sẻ “những giá trị cơ bản và lợi ích chiến lược”.

Ông Modi đã đưa ra năm lĩnh vực mà bộ ba JAI có thể hoạt động là: kết nối, phát triển bền vững, an ninh hàng hải, cứu trợ thảm họa và tự do hàng hải.

Chủ nghĩa ba bên: Mùi vị của thời cơ

Chủ nghĩa ba bên (Tri-lateralism)  rõ ràng mang mùi vị thời cơ. Ngoài JAI, ông Modi còn gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Vladimir Putin tại cùng một địa điểm. Điều này diễn ra sau một khoảng cách hơn một thập kỷ. Ba người đã kêu gọi cải cách và củng cố các thể chế đa phương như Liên hợp quốc và WTO, đồng ý tăng cường cái gọi là nhóm Nga - Ấn Độ - Trung Quốc. Ông Modi cũng đã có một cuộc gặp song phương lần thứ tư trong năm 2018 với ông Tập.

Các nhóm ngoại giao và an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương hay khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương vẫn là một công việc đang tiến hành, và chủ nghĩa ba bên dường như là một điểm đặc biệt trong giai đoạn này. Nhật Bản - Ấn Độ - Mỹ (JAI) chỉ là một trong số mạng lưới như vậy của Mỹ với các đồng minh và bạn bè trong khu vực.

Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ được liên kết với nhau thông qua cuộc đối thoại an ninh theo kênh 1.5, và hiện là vòng đối thoại thứ tám. Trong khi cuộc đối thoại an ninh giữa Mỹ và Nhật Bản đã không cất cánh, thì cuộc đối thoại giữa Mỹ, Australia và Nhật Bản vẫn phát huy vai trò từ năm 2006.

Mỹ duy trì một hệ thống trung tâm tán xạ với các liên minh an ninh với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Philippines, tất cả liên minh này đều là song phương. Mỹ đã luôn tìm cách liên kết các liên minh này lại với nhau, không phải thông qua cấu trúc liên minh chính thức như NATO, mà thông qua cái gọi là “mạng lưới an ninh theo nguyên tắc” như lời cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố.

Thái độ thận trọng của New Delhi

Cách mà các mạng chiến lược đang hình thành có thể được nhìn thấy, ví dụ như cuộc tập trận ba bên Malabar, liên kết Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ. (Australia đã xin gia nhập nhưng chưa được phê chuẩn). Một biểu hiện khác là Đối thoại An ninh tứ giác gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ.

Họ phải đoàn kết để hỗ trợ cho một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: tự do và rộng mở (FOIP), nhưng các nước như Ấn Độ phủ nhận rằng, FOIP là một khái niệm chiến lược, mặc dù ông Modi đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangrila trước đó rằng, Ấn Độ cũng ủng hộ tự do hàng hải, giải quyết tranh chấp hòa bình theo luật pháp quốc tế, cũng như một trật tự quốc tế và dân chủ dựa trên quy tắc.

Tuy thái độ thận trọng của New Delhi không thực sự vượt qua lời nói, Mỹ và Nhật Bản cũng là đồng minh của hiệp ước an ninh, đã làm sáng tỏ những gì họ gọi là chương trình nghị sự về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Mỹ đã tăng cường Tự do hoạt động hàng hải (FONOPS) và các chuyến bay quân sự ở Biển Đông trong khi Nhật Bản thực hiện cuộc tập trận tàu ngầm đầu tiên ở khu vực này vào tháng 9/2018 và có chuyến thăm đến Việt Nam. Cùng thời gian đó, tàu sân bay chở trực thăng Kaga có các cuộc tập trận ở Ấn Độ Dương đã cùng với một tàu chiến Anh tiến về phía Biển Đông.

Ấn Độ cần tất cả các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng mà nó có thể nhận được

Nhật Bản là nhà đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng trên toàn khu vực thông qua các chương trình Hỗ trợ Phát triển chính thức (ODA), cũng như thông qua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Vào tháng 10/2018, Mỹ cuối cùng đã bỏ một khoản tiền lớn theo đạo luật BUILD, theo đó sẽ cung cấp tài chính phát triển trị giá 60 tỷ USD.

Vào tháng 7/2018, Mỹ, Nhật Bản và Australia đã hình thành mối quan hệ đối tác ba bên giữa Bộ Ngoại giao và thương mại Australia (DFAT), Tập đoàn Đầu tư nước ngoài Mỹ (OPIC) và Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhằm thúc đẩy đầu tư vào các dự án tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ấn Độ cần tất cả các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng mà nó có thể nhận được, vì vậy, đây chính là điều rõ ràng kỳ lạ. Nhưng Ấn Độ có quan hệ đối tác song phương với Nhật Bản, đó là Hành lang Tăng trưởng Á - Phi để thúc đẩy kết nối giữa Đông Nam Á, một khu vực đầu tư quan trọng của Nhật Bản, với Ấn Độ và Đông Phi.

Quan điểm khác biệt về Trung Quốc của bộ ba Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ

Nhật Bản và Ấn Độ đã nâng cấp quan hệ đối tác song phương. Mặc dù AAGC vẫn chưa cất cánh, nhưng Tokyo đã nổi lên như một nhà đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng của Ấn Độ, và hai nước hiện đang hợp tác để phát triển liên doanh ở các nước thứ ba như Bangladesh, Sri Lanka và Myanmar.

Thật sự mà nói, cả Nhật Bản lẫn Mỹ, hay thậm chí Ấn Độ, đều không có chung lập trường khi nói về người khổng lồ Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Cả Ấn Độ và Mỹ đều nói một cách thẳng thắn rằng, FOIP không độc quyền - nó dành cho tất cả những nước bảo vệ bình đẳng chủ quyền, tôn trọng tự do hàng hải và tuân theo các quy tắc và trật tự quốc tế.

Đầu năm 2018, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thiết lập lại quan hệ hai nước sau Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức ở Vũ Hán. Cuối năm 2018, Thủ tướng Nhật Bản Abe đã làm điều tương tự. Trong khi Ấn Độ đồng ý tham gia cùng Trung Quốc trong một dự án của nước thứ ba ở Afghanistan, Nhật Bản sẽ hợp tác với Bắc Kinh trong 50 đề án phát triển cơ sở hạ tầng được lựa chọn trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Quan điểm quốc gia của ba là khác nhau, nó tùy thuộc vào vị trí của mỗi nước. Mỹ nằm ở nơi xa xôi và hùng mạnh, không thể bị tổn hại bởi một Trung Quốc cứng rắn, nhưng Ấn Độ và Nhật Bản thì có thể. Vì vậy, sự thận trọng là hợp lý.

Ấn Độ - “dao động” (swing state)

Mọi người đều nói rằng, Ấn Độ là một quốc gia “dao động” (swing state), chiến lược của Ấn Độ này khiến cho lựa chọn của họ có tác động không tương xứng đến sự cân bằng quyền lực trong khu vực. Các cường quốc như Trung Quốc, Nga và Mỹ bị khóa trong mối quan hệ cạnh tranh và xung đột, và sẽ không thay đổi trong một khung thời gian ngắn. Tuy nhiên, một quốc gia “dao động” như Ấn Độ có thể có vấn đề với các cường quốc này, nhưng Ấn Độ cũng tồn tại một số điểm hợp tác. Mặc dù vậy, sự dao động về thương mại, không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhân quyền, tài chính hoặc các vấn đề an ninh hàng hải, đều có thể ảnh hưởng đến trật tự quốc tế.

Tình thế hiện tại của Delhi Delhi nhằm mục đích tối đa hóa địa vị bản thân trong trạng thái “dao động”. Trong quá khứ, điều này được gọi là không liên kết; hiện tại những từ khác để mô tả tình thế này là đa liên kết và tự chủ chiến lược.

Cả ba nước gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ  đều biết rằng, họ thực sự không thể kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc như một cường quốc thế giới mà không tạo xung đột. Dựa trên mối quan hệ về kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản với Trung Quốc hiện tại, điều này dường như sẽ khó có thể là một sự phát triển đáng hoan nghênh. Những gì mà ba nước trên cần, và có lẽ đang tìm kiếm, là một chiến lược khả thi để giải quyết những bất bình chính đáng của họ, và thuyết phục Bắc Kinh rằng, đó là lợi ích tốt nhất để giải quyết các vấn đề.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/research/japan-america-india-no-reason-to-say-jai-unless-beijing-listens-46028/


* Học giả cao cấp của quỹ Nghiên cứu nhà quan sát Ấn Độ (Observer Research Foundation)

Nguồn:

Cùng chuyên mục