Những thách thức nội bộ
Tuần này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Trung Quốc khi hai nước tiếp tục vật lộn với những thách thức nội bộ.
Cả ông Tập Cận Bình và ông Narendra Modi đã có hơn một thập kỷ đứng ở tư cách lãnh đạo quốc gia. Cả hai người - Chủ tịch Trung Quốc và Thủ tướng Ấn Độ - đã thu hút sự chú ý của quốc tế bằng cách phá vỡ nhận thức về vai trò và triển vọng của mỗi nước. Nhưng vận mệnh của họ, cũng như mức độ tự tin khi hai người tiếp xúc với nhau và với thế giới, quyết định sự thành bại của các chương trình nghị sự trong nước của họ.
Trên nhiều bình diện, ông Tập Cận Bình có vẻ vững vàng hơn. Tháng 10/2017, ông Tập được tái bổ nhiệm vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội XIX. Sau những thay đổi trong Hiến pháp vào tháng 3/2018 về việc xóa bỏ giới hạn thời gian về nhiệm kỳ Chủ tịch nước, dường như ngày càng có khả năng ông Tập sẽ tiếp tục tại vị sau năm 2023, khi nhiệm kỳ hiện tại kết thúc. Ở trong nước, ông Tập có vẻ là người đứng đầu của mọi cuộc điều tra.
Nhưng lập trường dường như ổn định đó lại dựa vào sự kiểm soát mọi nguồn lực của Đảng. Thành tích cốt lõi của ông Tập trong năm năm qua là đã chuyển từ tập trung toàn diện vào tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng trong quý I/2018 tiếp tục ổn định với tỷ lệ là 6,8%) sang nhấn mạnh nhiều hơn vào mặt chính trị. Dựa vào chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay, ông Tập đã khôi phục kỷ luật cho Đảng Cộng sản với 89 triệu đảng viên, và loại bỏ những phần tử đi ngược lại lợi ích của đảng và nhà nước. Quân đội Giải phóng nhân dân, các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức an ninh đều cảm nhận được sức nóng của ngọn lửa, thậm chí nó đã nhấn chìm một vài nhân vật ở đỉnh quyền lực, bao gồm Lệnh Kế Hoạch, cựu cố vấn cấp cao của ông Hồ Cẩm Đào và Tôn Chính Tài, cựu Bí thư Trùng Khánh.
Ngoài ra, cùng với cuộc thanh trừng lần này còn là một chiến dịch tư tưởng lớn nhằm tăng cường lòng trung thành của giới truyền thông và đóng cửa bất kỳ sự đối lập tiềm ẩn nào trong xã hội dân sự và hệ thống pháp luật. Trung Quốc chưa bao giờ trông thống nhất và gắn kết hơn thế - ít nhất là ở vẻ bên ngoài.
Sự chuyển đổi này bắt nguồn từ sự tăng trưởng kinh tế được coi như là nguồn hợp pháp sang cái gọi là “sứ mệnh lịch sử vĩ đại chấn hưng Trung Hoa” chắc chắn đã gây nên ảnh hưởng bên ngoài. Quá trình khiến Trung Quốc vĩ đại trở lại đã mang đến kỳ vọng và tinh thần dân tộc dâng cao. Giấc mộng Trung Hoa, sáng kiến Vành đai và Con đường và các chiến dịch khác đều ám chỉ đến cái được gọi là “Mục tiêu Trăm năm” - sẽ chạm đích vào năm 2021, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập và Trung Quốc sẽ một lần nữa trở thành một thế lực hiện đại, mạnh mẽ và được quốc tế tôn trọng.
Ông Modi hoạt động trong nền dân chủ, nơi mọi hoạt động tồn tại sự khác biệt. Ông đã lên nắm quyền muộn hơn ông Tập và không phải đối mặt với các cuộc bầu cử cho đến giữa năm sau. Tuy nhiên, một số bang ở miền Trung Ấn Độ như Madhya Pradesh và Chhattisgarh nơi đảng BJP cầm quyền hơn một thập kỷ đã có các cuộc thăm dò vào cuối năm, mang lại cho ông Modi với một phép thử thực sự. Việc bảo vệ các pháo đài như thế đã trở nên khó khăn, điều này được thể hiện rõ trong cuộc bầu cử quyết liệt vào tháng 12/2017 ở bang Gujarat, nơi ông Modi làm thủ hiến trong 13 năm. Đảng BJP có thể đã bị đánh bại lần thứ sáu, nhưng sự sụp đổ của chiến thắng đã truyền cảm hứng cho một Đảng Quốc đại ra sức bảo vệ bang Karnataka trong cuộc bầu cử vào tháng tới. Cho dù BJP tìm cách giải tán Quốc hội thì điều đó sẽ hình thành động lực cho phe đối lập cho đến năm 2019.
Mặc dù có những thách thức, nhưng ông Modi và đảng BJP sẽ tiếp tục thể hiện sức mạnh ở các bang. Vào tháng 1/2018, BJP đã chiến thắng ở Tripura, bang phía Đông Bắc, lật đổ chính quyền cánh tả của Manik Sarkar, một trong những bộ trưởng trưởng phục vụ lâu nhất ở một bang thuộc Ấn Độ. Cánh tả hiện chỉ kiểm soát bang Kerala ở phía Nam, trong khi đảng BJP trong Chính phủ - dù độc lập hoặc trong liên minh – đã nắm 21 trong 29 tiểu bang, với hơn 70% dân số Ấn Độ.
Điều này không có nghĩa là không có thành tích. Khi ông Modi đến Delhi năm 2014, khi đó đảng của ông chỉ nắm quyền lực ở 7 tiểu bang. Sức thu hút của ông Modi có nền tảng từ thời gian ông là trung úy với các kỹ năng tổ chức, và Chủ tịch BJP, Amit Shah, đã bị cuốn hút bởi điều đó.
Ngân hàng Thế giới dự báo Ấn Độ tăng trưởng 7,3% trong năm nay và 7,5% cho năm 2019. Hầu như các cơ quan giám sát và xếp hạng quốc tế đã đánh giá cao các biện pháp của ông Modi, bao gồm thuế hàng hóa và dịch vụ mới (nếu ban đầu gặp khó khăn) và việc thu hồi các loại tiền giấy mệnh giá 500 và 1000 rupee như một biện pháp chống tội phạm trong tháng 11/2016. Với môi trường đầu tư có vẻ tốt, Ấn Độ được xem là đang đi đúng quỹ đạo kinh tế.
Tuy nhiên, đối với đảng BJP của Modi, có bằng chứng cho thấy, Chính phủ này đang dần mất đi sức hút. Vào đầu tháng 4/2018, Ấn Độ đã chứng kiến làn sóng phẫn nộ công khai, tương tự như phản ứng với vụ hãm hiếp tàn bạo một phụ nữ trẻ trên một chiếc xe buýt vào tháng 12/2012 ở Delhi, một tội ác đã dẫn đến việc trình làng những hình phạt cứng rắn hơn. Ông Modi nổi tiếng với tuyên bố vào năm 2014, trong bài phát biểu vào ngày lễ độc lập đầu tiên trong tư cách là Thủ tướng, ông cho rằng, các bậc cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của con trai họ chứ không phải đùn đẩy trách nhiệm lên người con gái, và ông nhắc lại điều này ở London gần đây. Điều này chí ít đã nói ra chân tướng đơn giản về thói gia trưởng trong tâm trí nhiều người Ấn Độ.
Nhưng những lời phát biểu của Modi hiện đang được khảo nghiệm. Sự im lặng ban đầu của ông sau vụ hãm hiếp một bé gái 8 tuổi ở bang Jammu, và ngay cả đối với những ủng hộ ông nhất cũng rất quan tâm điều này. Tuy nhiên, cuối cùng khi ông phát biểu thì phát ngôn của ông rất mạnh mẽ. "Phụ nữ Ấn Độ sẽ nhận được công lý và những vụ việc này khiến chúng ta cảm thấy sỉ nhục với tư cách là một quốc gia". Ngay sau đó, hai bộ trưởng trong Chính phủ ủng hộ bị cáo đã phải từ chức. Sau đó, một vụ việc gây sốc khác - lần này ở bang lớn nhất Ấn Độ, Uttar Pradesh, một nhân vật cứng rắn của BJP, Yogi Adityanath, trở thành thủ hiến mới - đã làm rung chuyển đất nước. Và câu trả lời của ông Modi sẽ cần phải phản ánh mức độ khẩn cấp và mức độ của vấn đề.
Một vấn đề sâu sắc và tồn tại dai dẳng khác đã thu hút được sự chú ý gần đây, theo sau các cuộc biểu tình chống lại việc bị cáo buộc vi phạm các biện pháp bảo vệ pháp lý cho những người ở đẳng cấp bị gạt ra bên lề xã hội và nghèo đói. Với hệ thống pháp luật được coi là một trong những tài sản lớn của Ấn Độ, các vấn đề về sự công bằng đã buộc Chính phủ yêu cầu xem xét lại. Mặc dù tòa án từ chối xem xét lại, nhưng các truyền thống trong xã hội, những chia rẽ nằm sâu trong lòng xã hội rất có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng bất ổn.
Ông Tập và ông Modi có thể hoạt động trong các bối cảnh rất khác nhau, một người chịu trách nhiệm ở một quốc gia được kiểm soát bởi Đảng Cộng sản lớn nhất thế giới, còn người kia điều hành nền dân chủ lớn nhất thế giới. Nhưng cả hai đều có thể được gọi là những người theo chủ nghĩa dân tộc, sức thu hút chính của họ đối với người dân là cam kết làm cho đất nước trở nên hiện đại và mạnh mẽ. Trong mỗi trường hợp, mức độ thực hiện mục tiêu đó cũng sẽ có tác động đến quan hệ với nước láng giềng.
Có thể học thuyết Tập và học thuyết Modi có thể cùng tồn tại, hoặc có thể trong những năm tới, giữa hai nước gia tăng căng thẳng, và thậm chí là xung đột? Trong thực tế, vấn đề liên quan nhiều hơn là về tính ổn định và tính có thể dự đoán về nền chính trị ở mỗi nước. Mặc dù Ấn Độ thể hiện xu thế đa dạng và căng thẳng về bên ngoài, nhưng Ấn Độ là một nền dân chủ ổn định, dư luận xã hội tương đối rõ ràng, và giữa các nhà lãnh đạo có sự đối thoại lành mạnh. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, quan điểm thể hiện sự thống nhất rõ ràng, nhưng kỷ luật chặt chẽ có thể trở thành ảo tưởng. Nếu chính quyền của ông Tập không đưa ra các mục tiêu của mình, phản ứng ngược trở lại không phải là vấn đề; lịch sử Trung Quốc đến thời cận đại đã đầy những sự kiện hỗn loạn như vậy. Nếu điều đó xảy ra, Ấn Độ sẽ bất chấp những thách thức hiện tại, họ sẽ quan sát và chờ đợi tiếp nhận cây gậy quyền lực.
Đây sẽ là một trong những mối quan hệ cạnh tranh lớn trong những thập kỷ tới. Điều này sẽ được giải quyết trong nền chính trị của các quốc gia vĩ đại này, và sẽ phụ thuộc vào việc cuối cùng, nền dân chủ hay sự thống nhất của một đảng có nổi lên như là cách tốt nhất để duy trì sự thịnh vượng và ổn định hay không.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: http://insidestory.org.au/domestic-disharmony/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024