Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Phân tích sự tăng cường hợp tác giữa Ấn Độ với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương và ảnh hưởng của nó (Phần 3)

Phân tích sự tăng cường hợp tác giữa Ấn Độ với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương và ảnh hưởng của nó (Phần 3)

Những năm gần đây, Ấn Độ tăng cường hợp tác chiến lược với các quốc gia như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, phương thức chủ yếu bao gồm tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác kinh tế và giao lưu quân sự. Nguyên nhân của sự tăng cường hợp tác chiến lược giữa Ấn Độ và các nước châu Á - Thái Bình Dương rất phức tạp, tức có suy nghĩ về mặt chiến lược kinh tế, nhưng đồng thời cũng có sự sắp xếp chiến lược về mặt địa chính trị. Nhìn từ phương diện ngắn hạn, mối hợp tác chiến lược Ấn Độ và các nước châu Á - Thái Bình Dương có thể mang ý nghĩa thay đổi sâu sắc cục diện chiến lược khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

05:48 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 2)

Phân tích sự tăng cường hợp tác giữa Ấn Độ với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương và ảnh hưởng của nó

Yang Siling*

III. Ảnh hưởng đối với Trung Quốc và quan hệ Ấn - Trung

1. Ảnh hưởng đối với Trung Quốc

Một là, có thể tạo nên tác động nhất định đối với hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và các nước châu Á – Thái Bình Dương. Tuy Trung Quốc và một số nước trong khu vực này tồn tại một số vấn đề, nhưng Mỹ, Nhật, Hàn, Nga và Việt Nam đều là đối tác hợp tác kinh tế quan trọng nhất của Trung Quốc. Năm 2010, Mỹ, Nhật, ASEAN, Hàn và Ấn lần lượt là đối tác thương mại trong Top 10 của Trung Quốc. Về mặt lý luận mà nói, cùng với sự tăng trưởng liên tục về kinh tế của Ấn Độ, sự tăng cường xây dựng khu vực thương mại tự do với các nước châu Á – Thái Bình Dương của nước này có thể khiến quan hệ thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và khu vực này nghiêng về phía Ấn Độ, từ đó tác động đến môi trường hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Đặc biệt là trong điều kiện Ấn Độ đã nhanh chân hơn Trung Quốc trong việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do với các nước phát triển như Nhật Bản và Hàn Quốc, điều này tạo nên ảnh hưởng tương đối lớn đến hợp tác kinh tế thương mại của Trung Quốc.

Hai là, có thể tăng sự cạnh tranh nguồn tài nguyên giữa hai nước tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phải nói rằng, hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đạt được thành tựu đáng mừng. Ví dụ, công trình đường ống dẫn dầu giữa Trung Quốc – Myanmar đã được khởi công, đường ống dẫn dầu với các nước Trung Á đã đi vào vận hành, một số đang được gấp rút thi công. Ở khu vực Đông Bắc Á, hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và Nga đã có được tiến triển rõ ràng. Tháng 10/2015, Thủ tướng Putin Nga đã thăm Trung Quốc, hai bên đã tuyên bố đạt được nhất trí về giá dầu.

Nhưng cùng với sự tăng cường hợp tác chiến lược với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ấn Độ, hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và các nước này có thể chịu thách thức. Như chúng ta đã biết, sở dĩ đường ống dẫn dầu Trung Quốc – Myanmar trải qua đàm phán sáu năm, nguyên nhân rất lớn là do “nhân tố Ấn Độ”. Ấn Độ luôn muốn xây dựng một đường ống dẫn khí đốt từ Myanmar qua Banglades, nhưng cuối cùng do tồn tại sự chia rẽ tương đối lớn với Banglades nên vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận. Ở khu vực Trung Á, tốc độ cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc càng mau lẹ. Tháng 5/2011, Công ty OVL thuộc công ty Dầu khí Ấn Độ ONGC đã hoàn thành đàm phán hợp tác với công ty Dầu mỏ quốc gia Uzbekistan UNG, hai công ty đã triển khai hợp tác về sản xuất dầu khí. Ở Nga, sự cạnh tranh giữa hai nước Trung Ấn cũng được mọi người đề cập đến. Có thể dự kiến rằng, trong giai đoạn tiếp theo, cùng với sự tăng cường hợp tác chiến lược giữa Ấn Độ với các nước châu Á - Thái Bình Dương, rất có khả năng sẽ tạo nên sức ép rất lớn đối với mối hợp tác về năng lượng giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực này.

Ba là, tăng thêm sự lo lắng về an ninh của Trung Quốc. Lâu nay, chiến lược an ninh của Trung Quốc chủ yếu đến từ Mỹ và Nhật. Vì thế, tuy ở Ấn Độ liên tục khuấy động cái gọi là “sự uy hiếp Trung Quốc”, nhưng ở Trung Quốc vẫn chưa có phản ứng quá mức. Nhưng những năm gần đây, Ấn Độ tăng cường hợp tác chiến lược với các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã làm tăng thêm sự lo ngại an ninh của Trung Quốc, cũng khiến lòng tin chính trị giữa hai nước này thêm chồng chất khó khăn.

Nếu nói chỉ liên quan đến cạnh tranh hiển nhiên chúng ta không cần phải quá chú ý, nhưng từ việc Ấn Độ tăng cường hợp tác chiến lược với các nước châu Á - Thái Bình Dương có thể thấy rằng, Ấn Độ có ý đưa vào nhân tố Trung Quốc. Trong tình thế hiện tại, cùng với việc nước Mỹ không ngừng tăng cường sức ảnh hưởng đến khu vực này, việc Ấn Độ tăng cường hợp tác chiến lược trong cùng khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ khiến cho tình hình an ninh xung quanh Trung Quốc càng thêm phức tạp, lo ngại an ninh sẽ tăng lên, và cảm giác bất an đối với Ấn Độ càng tăng lên.

Bốn là, việc xây dựng trên khu vực tranh chấp phía Tây Nam Trung Quốc tạo nên ảnh hưởng bất lợi. Ngày 6/5/2011, Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn “ Ý kiến về việc ủng hộ tỉnh Vân Nam đẩy nhanh xây dựng công trình cứ điểm quân sự về phía Tây Nam”, việc này đánh dấu việc Trung Quốc có sự thay đổi to lớn mới đối với việc mở rộng lãnh thổ, và cũng đánh dấu việc nâng cao mức độ xây dựng cứ điểm quân sự ở tỉnh Vân Nam. Việc xây dựng cứ điểm ở khu vực này chủ yếu hướng về khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Việc Ấn Độ tăng cường hợp tác chiến lược ở khu vực này rất có khả năng tạo ảnh hưởng bất lợi đối với việc xây dựng cứ điểm quân sự ở khu vực Tây Nam Trung Quốc. Một là, sự tăng cường hợp tác này tạo nên sự khống chế đối với việc xây dựng cứ điểm quân sự Tây Nam của Trung Quốc. Bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ XX, xuất phát từ nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế và chính trị, Ấn Độ bắt đầu ra sức thúc đẩy Chính sách Hướng Đông. Những năm gần đây, chính sách này đã đạt được thành tựu khiến thế giới chú ý. Về mặt chính trị, Ấn Độ đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Về lĩnh vực hợp tác kinh tế, Ấn Độ đã ký kết Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện với Hàn Quốc và Nhật Bản, ký kết Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do với ASEAN. Thập niên 90 của thế kỷ XX, Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực (BIMSTEC) do Ấn Độ chủ đạo xây dựng cũng đẩy mạnh bước tiến Khu vực Mậu dịch tự do. Tháng 7/2000, Ấn Độ cùng Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Lào và Cambodia cùng nhau thành lập “Tổ chức sông Mekong - sông Hằng”. Về lĩnh vực quân sự, Ấn Độ không chỉ thông qua Việt Nam để mở rộng ảnh hưởng quân sự đến Biển Đông, mà còn liên kết với Mỹ, Nhật cùng tổ chức diễn tập quân sự ở vùng Okinawa, sức ảnh hưởng của Ấn Độ ở khu vực Tây Thái Bình Dương có lẽ đã trở thành xu thế phát triển không thể tránh được. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng cứ điểm quân sự phía Tây Nam Trung Quốc lại đối mặt với thách thức không thể xem thường. Nhìn từ khu vực Đông Nam Á, sở dĩ Ấn Độ tăng cường hợp tác chiến lược với các nước Đông Nam Á, một trong những mục tiêu quan trọng trong đó chính là hạn chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này. Động cơ quan trọng để Ấn Độ tiến vào khu vực Đông Nam Á và Biển Đông chính là để khắc chế Trung Quốc về bố cục an ninh, ngăn ngừa sự mở rộng sức ảnh hưởng của nước này tại Đông Nam Á, đồng thời thông qua đó tăng thêm một quân cờ trong ván bài Trung Ấn và nâng cao địa vị quốc tế của Ấn Độ[1]. Cho nên, Ấn Độ ra sức tăng cường quan hệ chiến lược với các nước châu Á - Thái Bình Dương và cạnh tranh với việc xây dựng cứ điểm quân sự ở Tây Nam Trung Quốc. Hai là, đối với khu vực Nam Á nằm ở tiền đồn Tây Nam của Trung Quốc mà nói, Ấn Độ càng xem đó là phạm vi sức mạnh của nước này, hoài nghi về sự hợp tác giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực này, thường lý giải các hợp tác kinh tế thương mại dưới góc độ chính trị và quân sự. Đồng thời, Ấn Độ còn liên tục tạo ảnh hưởng to lớn với các nước Nam Á thông qua các hoạt động về chính trị, kinh tế và quân sự. Cục diện này tạo nên thách thức nghiêm trọng đối với việc mở rộng tiền đồn về phía Tây Nam của Trung Quốc.

2. Ảnh hưởng đối với quan hệ Ấn – Trung

Một là, lòng tin chính trị giữa hai nước gặp phải thách thức mới. Lâu nay, một loạt các vấn đề truyền thống đã khảo nghiệm lòng tin chính trị Ấn - Trung. Những vấn đề này bao gồm vấn đề biên giới, vấn đề Tây Tạng, ảnh hưởng của cuộc chiến biên giới, vấn đề chỉ hướng của các thiết chế quân sự biên giới, quan hệ Trung Quốc - Pakistan, vấn đề Ấn Độ lợi dụng Mỹ để khắc chế Trung Quốc… Đồng thời với việc tăng cường hợp tác với các nước châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ càng nhấn mạnh đến “Nhân tố Trung Quốc”, đặc biệt là các hoạt động quân sự với các nước trong khu vực này, ví dụ như các cuộc diễn tập quân sự Mỹ - Nhật - Ấn, Ấn - Việt… đều khiến Trung Quốc nảy sinh nghi ngờ, hoài nghi động cơ của Ấn Độ, từ đó tạo nên ảnh hưởng không tốt với lòng tin chính trị giữa hai nước.

Hai là, khiến tiến trình phát triển kinh tế nhất thể hóa khu vực Ấn - Trung gặp ảnh hưởng. Sự phát triển nhanh chóng trong hợp tác thương mại Ấn - Trung luôn là bằng chứng thuyết phục nhất của việc cải thiện và phát triển quan hệ hai nước. Nhưng từ trước đến nay, Ấn Độ luôn giữ tâm lý mâu thuẫn: vừa ngưỡng mộ vừa lo lắng Trung Quốc, điều này khiến hợp tác thương mại hai nước gặp phải thách thức lớn. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhất thể hóa kinh tế khu vực Ấn Độ - châu Á – Thái Bình Dương đang được thúc đẩy nhanh chóng, nhưng quá trình nhất thể hóa khu vực Trung - Ấn lại phát triển vô cùng chậm chạp. Tuy hai nước đã nghiên tính khả thi trong việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do từ năm 2007, nhưng đến nay hai bên không chỉ không công khai báo cáo nghiên cứu khả thi, mà cũng không chính thức đàm phán, điều này chứng tỏ vấn đề xây dựng khu vực mậu dịch tự do giữa hai nước có sự chia rẽ nghiêm trọng, việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do đối mặt với vô vàn thách thức. So sánh một cách tương đối thì khu vực mậu dịch tự do Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương luôn đi trước Trung Quốc, Ấn Độ đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc và Nhật Bản. Từ góc độ này mà nói, Ấn Độ rất có khả năng xem xét chiến lược thương mại tư do từ góc độ cạnh tranh địa chiến lược, từ đó trì hoãn việc thành lập khu vực mậu dịch tự do với Trung Quốc.

Ba là, ảnh hưởng đến tính tích cực trong việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược Trung - Ấn. Dùng quan niệm địa chính trị để đánh giá bạn bè và phi bạn bè, sự phát triển của mối quan hệ đối tác chiến lược Trung - Ấn chắc chắn chịu sự thách thức. Đặc biệt trong tình hình mới, một mặt Ấn Độ từng bước mất đi sự kiên nhẫn với vấn đề biên giới, hy vọng tăng cường quan hệ chiến lược với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhằm gây áp lực với Trung Quốc, khiến nước này phải nhượng bộ về vấn đề biên giới. Mặt khác, giấc mơ cường quốc của Ấn Độ luôn khiến nước này không muốn hợp tác toàn diện với Trung Quốc (bởi vì nước này cho rằng, Trung Quốc luôn là trở ngại trên con đường trở thành cường quốc), ngược lại nên Ấn Độ đã tích cực phát triển quan hệ hợp tác chiến lược với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhằm tạo điều kiện có lợi cho sự trỗi dậy của Ấn Độ. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ càng muốn thúc đẩy hợp tác chiến lược với các nước trong khu vực này, và không mặn mà với quan hệ đối tác chiến lược Ấn - Trung. Ví dụ, Ấn Độ đã thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường từ lâu, nhưng vẫn chần chừ không thừa nhận điều này với Trung Quốc. Vì thế, mặc dù hai nước đã tuyên bố xây dựng quan hệ đối tác chiến lược hướng đến hòa bình và phồn vinh, nhưng quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước này vẫn chỉ thể hiện trong phạm vi hẹp.

Bốn là, làm tăng độ khó trong việc giải quyết vấn đề biên giới Ấn - Trung. Lâu nay, vấn đề biên giới giữa hai nước này luôn bế tắc, tuy hai nước đã tiến hành 14 lượt hội nghị biên giới, nhưng đối không mang lại kết quả. Phải nói rằng, vấn đề biên giới giữa hai nước vẫn chưa thể giải quyết. Sau thất bại trong cuộc chiến biên giới 1962, chính phủ Ấn Độ đã xem Trung Quốc là “kẻ xâm lược”, điều này là chướng ngại vô cùng lớn trong việc giải quyết vấn đề biên giới. Sau khi bước vào thế kỷ XXI, Ấn Độ được công nhân là một nước đang phát triển trỗi dậy, cùng với sự tăng trưởng không ngừng về sức mạnh tổng hợp, nên sự yếu thế khi đàm phàn vấn đề biên giới với Trung Quốc cũng dần giảm đi. Trong thực tế, Ấn Độ đang tăng cường hợp tác với các nước châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt tăng cường hợp tác với các nước có tồn tại tranh chấp về lãnh thổ trên đất liền và trên biển với Trung Quốc, Ấn Độ không chỉ muốn dồn nén không gian chiến lược của Trung Quốc, mà càng muốn tranh thủ vấn đề về lãnh thổ để tăng cường hợp tác với các nước có “chung lợi ích”. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ không thể vội vàng đàm phán giải quyết vấn đề biên giới với Trung Quốc. Tháng 11/2011, Ấn Độ đơn phương tuyên bố hoãn thời gian vòng đàm phán thứ 15 về biên giới giữa hai nước Trung - Ấn. Tuy có rất nhiều nhân tố tiềm ẩn, nhưng nhân tố quan trọng có thể là Ấn Độ cho rằng, môi trường quốc tế đã có lợi cho quyết định này. (Còn tiếp)

*Chủ nghiệm Phòng nghiên cứu Chính sách và pháp luật, Viện Nghiên cứu Nam Á, Viện Khoa học xã hội Vân Nam, Trung Quốc

[1]Mu Yongpeng, Tam giác quan hệ Trung Mỹ Ấn – Một hệ thống cân bằng động đang

Bình luận của bạn

Nguồn:

Cùng chuyên mục