Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Phong trào công nhân ở Ấn Độ (14-4-1928)

Phong trào công nhân ở Ấn Độ (14-4-1928)

Bài viết được đăng trên Tập san Inprekorr, tiếng Pháp, số 37, ngày 14-4-1928, được đăng trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2 (1924-1930), NXB Chính trị quốc gia, 2000

01:19 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Theo những bản thống kê nǎm 1921, tại Ấn Độ, có 105.510.858 công nhân nam, nữ làm trong nông nghiệp, 346.349 người trong các mỏ, 16.728.373 trong công nghiệp, 5.819.375 trong thương mại. Theo Factory inspection report nǎm 1923, trong thời kỳ này, có 1.418.000 công nhân nữ, nam làm việc trong các nhà máy thực sự là nhà máy so với 1.270.000 người nǎm 1921. 

Phần đông những người vô sản nông nghiệp làm việc trong các đồn điền trồng cây công nghiệp (đồn điền cà phê, cao su và cây chàm: 382.300 công nhân; đồn điền chè: 695.100; đồn điền trồng bông: 2.875.122; những đồn điền khác trồng cây có sợi: 15.672.372). 

Lương rất thấp. Một công nhân có trình độ tay nghề trong ngành dệt lĩnh 29 rupi (bằng 250 phrǎng) mỗi tháng. Một nữ công nhân cũng làm việc như thế chỉ lĩnh một nửa số tiền này. Ngày làm việc rất dài. Những người thợ mỏ làm hơn 12 giờ mỗi ngày. 

Những điều kiện vệ sinh trong nhà máy cũng như trong nhà ở của công nhân thật tồi tệ. Người ta thường thấy sáu gia đình với tổng số 30 người sống chen chúc trong một nhà dành cho công nhân dài 5 mét và rộng 4 mét. 

Trong 130 triệu lao động có độ 3.500.000 người được tổ chức. Phần lớn các nghiệp đoàn (1) đều chịu ảnh hưởng chủ nghĩa cải lương của Công Đảng Anh. Đây là một số chứng cớ mới về ảnh hưởng tai hại đó: ở phiên họp hằng nǎm của Đại hội Nghiệp đoàn toàn ấn Độ, họp tại Capua, tháng 12-1927, vấn đề Đại hội này gia nhập Liên đoàn phản đế được ghi vào chương trình nghị sự. Thế mà một số lãnh tụ Công Đảng Anh, tham dự Đại hội này đã thành công trong việc để vấn đề đó "đến một ngày sau". Ông Iôsai, Chủ tịch Nghiệp đoàn Bombay từ chối giúp đỡ cuộc bãi công mới đây của thợ dệt, viện cớ là những công nhân này không thuộc vào nghiệp đoàn của ông ta và họ đã phát động cuộc bãi công mà không hỏi trước ý kiến của ông. 

Mặc dù có tình trạng vô tổ chức của thợ thuyền và thái độ hèn nhát của những người theo chủ nghĩa cải lương, sự nghèo khổ làm cho vô sản Ấn Độ cấp tiến hơn. Nǎm 1926 có 130 cuộc bãi công với 131.655 người tham gia. Nǎm 1927, có 128 cuộc bãi công với 186.811 người tham gia. Thế là nǎm 1927 có kém nǎm 1926 hai cuộc tham gia, nhưng số người bãi công cao hơn nhiều (hơn 55.156 người) và số ngày bỏ việc nǎm 1927 tǎng gấp đôi nǎm 1926. 

Nǎm 1928 bắt đầu bằng dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ của phong trào công nhân. Không kể những cuộc bãi công chính trị chống Uỷ ban Ximông, số cuộc đấu tranh mang tính chất thuần tuý kinh tế diễn ra trong sáu tuần lễ đầu của nǎm đó như sau: ngày l0 tháng 1, bãi công của 22.000 thợ dệt ở Bombay. Ngày 22 tháng 1, bãi công của 400 thợ thuyền đường xe hoả tại Nắcpua; 21 tháng 1, thợ luyện kim ở Chalima bãi công đòi tǎng lương; 31 tháng l, 700 công nhân xe lửa Cancutta cũng bãi công đòi tǎng lương. Ngày 2 tháng 2, bãi công của lái xe tắc xi tại Rangun chống một thứ thuế mới do thống đốc Anh đặt ra; 11 tháng 2, bãi công của 2.500 công nhân khuân vác ở Rangun; 16 tháng 2, bãi công của 8.000 thợ nhà máy, Kôhinpua ở Bombay; 17 tháng 2, bãi công của 1.700 công nhân nhà máy Đarivan. 

Dưới đây là mấy đặc điểm rất thú vị về bãi công của thợ thuyền ngành dệt ở Bombay: Phòng thuế chủ trương rằng cải thiện đời sống của công nhân là điều kiện nhất thiết phải có để tǎng cường sản xuất. Chủ trương đó không phải vì một mục đích nhân đạo mà vì Phòng thuế muốn bằng cách này làm tê liệt sức cạnh tranh của những nhà kỹ nghệ Bombay, đem lợi lại cho các nhà kỹ nghệ Mansettơ. Về phía họ, các nghiệp chủ muốn làm cho công nhân tưởng rằng vì lòng ái quốc mà họ muốn tǎng sức sản xuất trong nước để có thể đánh bại được hàng hoá của Anh và, do đó, các công nhân cũng phải tỏ ra rằng mình yêu nước và đáng lẽ hưởng 58 rupi mỗi tháng như họ yêu sách thì chỉ nhận 42 rupi. 

Cũng như các đảng viên Công đảng Anh, những đảng viên Công đảng Ấn Độ phản bội những người bãi công và rao giảng về "hoà bình công nghiệp". Nhưng công nhân bất cần cái "lòng ái quốc" vụ lợi của chủ cũng như họ bất cần cái "nền hoà bình" do những người cải lương nêu lên. Họ từ chối không ép mình dưới sự lý trí hoá, vì nó sẽ ném 15.000 người trong giới họ ra vỉa hè. Chỉ có Đảng công nông cương quyết ủng hộ những người bãi công và trong công cuộc tuyên truyền tổng bãi công, Đảng đó càng ngày càng được lòng công nhân, những người trông thấy ở Đảng phương tiện duy nhất thắng giới chủ. 

WANG

Tập san Inprekorr, tiếng Pháp, số 37, ngày 14-4-1928

Chú thích:

  1. Trong nguyên bản, viết tiếng Anh “Trade Union”.

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục