Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ

Bài viết tập trung làm rõ quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ từ góc nhìn chiến lược phải phục vụ lợi ích quốc gia trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến chuyển mới. Trong đó, một trong những xu hướng mới là việc hình thành "quan hệ đối tác chiến lược" thay thế cho các liên minh quân sự giữa các quốc gia.

01:41 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ

TS Lê Thị Thu Hồng *
ThS Huỳnh Ngọc An**

         

TÓM TẮT

Từ góc nhìn chiến lược, quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ phải phục vụ lợi ích quốc gia trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến chuyển mới.

Phần một bài viết trình bày các lý thuyết quan hệ quốc tế cơ bản: thuyết hiện thực, thuyết thể chế tự do, thuyết kiến tạo, thuyết chính trị thực tiễn áp dụng trong bối cảnh của các nước thuộc thế giới thứ ba. Ứng với mỗi loại lý thuyết lại có một số mô hình hợp tác, như liên minh, cộng đồng an ninh, tổ chức an ninh chung, cộng đồng an ninh sơ khai, hài hòa quyền lực,… Đối tác chiến lược là một loại mô hình hợp tác trong quan hệ quốc tế, chỉ mối quan hệ hợp tác quan trọng (không nhất thiết chỉ tập trung trong lĩnh vực an ninh - quân sự), vừa có tính hướng vào những mục tiêu cụ thể vừa có hàm ý về mong muốn quan hệ lâu dài.

Phần hai phân tích quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ qua các thời kỳ và trên các bình diện như: kinh tế - thương mại, an ninh, quốc phòng, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo…

Từ khóa: Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Đối tác chiến lược.

Địa chỉ lưu trữ tài liệu toàn văn: Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 135, Nguyễn Phong Sắc, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0912139908. Email: indiancentrevietnam@gmail.com


* Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

** Đại học An Giang.

Nguồn:

Cùng chuyên mục