Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Quan hệ hợp tác quốc phòng và đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam (Phần 2)

Quan hệ hợp tác quốc phòng và đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam (Phần 2)

Mặc dù Ấn Độ có nhiều mối quan hệ xã hội, kinh tế và chiến lược với hầu hết các nước Đông Nam Á nhưng Việt Nam vẫn là đối tác quan trọng nhất xét về lợi ích an ninh của Ấn Độ. Với bối cảnh chiến lược đang thay đổi nhanh chóng trong khu vực cùng với những thách thức ngày càng gia tăng mà Việt Nam phải đối mặt, Ấn Độ có thể đóng một vai trò lớn hơn trong việc củng cố vị trí chiến lược khu vực thông qua tiếp cận gần hơn với Việt Nam trong lĩnh vực chiến lược và quốc phòng.

01:33 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

QUAN HỆ HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VÀ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC GIỮA ẤN ĐỘ VÀ VIỆT NAM

TS Dhrubajyoti Bhattacharjee*

Xung đột ngày càng gia tăng ở Biển Đông đã diễn ra trong vài thập kỷ, và đã trở nên nóng bỏng hơn trong suốt mấy năm qua. Hà Nội đã có một cuộc chiến chớp nhoáng với Bắc Kinh năm 1979 và đã tăng tính cảnh giác với sức mạnh về kinh tế và quân sự của nước láng giềng phía bắc này. Hai nước lại có cuộc va chạm trên biển năm 1988 khi Trung Quốc chiếm đảo đầu tiên trên quần đảo Trường Sa trên Biển Đông – một sự rút lui vẫn được cảm nhận sâu sắc ở Hà Nội. Trung Quốc cũng chiếm toàn quyền kiểm soát một quần đảo khác ở Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, sau một cuộc chiến hải quân với quân miền Nam Việt Nam năm 1974, mà giờ đây chính quyền Hà Nội đã phản đối lại điều đó tại nhiều diễn đàn khu vực và quốc tế. Mới gần đây việc Trung Quốc lắp đặt giàn khoan dầu trong vùng lãnh hải tranh chấp trong vòng 10 tuần giữa năm 2014 đã dấy lên phong trào phản đối Trung Quốc trên toàn Việt Nam.[1] Trong số những cuộc phản đối lớn nhất bao gồm sự cảnh giác với các loại hàng hóa Trung Quốc tại các chợ trong nước và không gian chung của cộng đồng, nơi mà họ tìm kiếm đồng minh để đối trọng với sự xâm nhập mạnh mẽ như vậy.

Theo nguyên Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Khoan, “Chúng tôi biết rằng đất nước Việt Nam chúng tôi, so với Trung Quốc, là một nước nhỏ… Mặc dù Trung Quốc nói rằng hai nước hữu hảo, nhưng họ đã xâm chiếm lãnh thổ của chúng tôi. Cuối cùng, Trung Quốc phải tôn trọng đất nước và chủ quyền của Việt Nam. Nếu không Việt Nam sẽ ‘ác cảm’ với Trung Quốc.”[2].

Bảng 1: Ấn Độ và quá trình hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam

Nguồn: Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Việt Nam cũng đã quan tâm tới việc hiện đại hóa quân đội trong suốt 5 năm vừa qua. Biểu đồ trên mô tả tầm quan trọng đã được quốc gia này giành cho quá trình hiện đại hóa quốc phòng. Tờ Kommersant, một tờ báo độc lập của Nga, đã viết rằng Hà Nội đang muốn mua tới 12 máy bay chiến đấu Su-35 để bổ sung cho phi đội máy bay chiến đấu phản lực Su-30MK2 hiện có, cùng với Indonesia và Pakistan.[1] Indonesia muốn mua 10 chiếc Su-35. Việt Nam cũng đang hợp tác với Ấn Độ để xây một trạm truyền dẫn dữ liệu vệ tinh cùng vận hành. Tờ Asahi Shimbun viết rằng các quan chức của Bộ Quốc phòng Việt Nam đang sử dụng trạm này như là một phần của kế hoạch lớn hơn nhằm “củng cố năng lực thu thập tình báo ở Biển Đông.”[2]

Trong những năm qua, Việt Nam đã mua hai chiếc tàu ngầm lớp Varshavyanka, 2 tàu ngầm lớp Yugo, 2 tàu khu trục, 6 tàu hộ tống, 8 tàu hộ tống loại Tarantul, 54 tàu tuần tra và chiến đấu trên biển, 6 tàu đổ bộ, 20 xuồng đổ bộ, 13 tàu thủy lôi và chống mìn, 29 máy móc vận chuyển và hỗ trợ cùng với rất nhiều các loại công nghệ và trang bị khí tài hải quân khác.[3] Chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng quốc phòng Manohar Parrikar tới Việt Nam tháng 6 năm 2016 gặp mặt Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch để thảo luận về các sáng kiến mới trong lĩnh vực quân sự, củng cố mối liên kết giữa hai quốc gia. Cùng với các cuộc trao đổi khác, cả hai Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thảo luận nhu cầu chia sẻ thông tin vận chuyển đã được xác nhận để tiến hành trao đổi dữ liệu trong lĩnh vực hàng hải. Cả hai nước cũng tập trung vào việc cải thiện hợp tác về thủy văn. Các khu vực được xác định để cùng nhau thực hiện là nâng cấp hệ thống đã có của Liên Xô, nâng cấp Hệ thống kiểm soát tên lửa và cảm nhiệt cho các loại xe tăng BMP, T 54 và T 55, nâng cấp máy bay trực thăng MI17/Mi8, chương trình xây dựng tàu, hệ thống tên lửa từ Ấn Độ và phần mềm xác định sóng vô tuyến cho Việt Nam.[4]

Điểm nổi bật của cuộc gặp mặt là việc trao đổi văn kiện đấu thầu của Bộ đội biên phòng Việt Nam cho công ty cổ phần Larson & Tourbo. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói rằng ông mong ước khu vực tư nhân Ấn Độ dẫn đầu sáng kiến và thăm dò cũng như tham gia chủ động trong quá trình hiện đại hóa lực lượng quốc phòng của Việt Nam. Điều này không chỉ củng cố quan hệ ngoại giao và quân sự giữa hai nước mà còn mở ra cánh cửa cho hoạt động xuất khẩu chiến lược[5].

Tàu tuần tra kết hợp chống hải tặc của Ấn Độ giúp chống đỡ các tuyến thông thương trên biển (SLOCs) trong khi các bộ trưởng đến từ Ấn Độ và Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải, các tuyến đường thương mại hàng hải an toàn và hòa bình cũng như an ninh của các tài sản chiến lược trong khu vực.

Chiến lược của Việt Nam đã vươn ra ngoài kế hoạch đối phó với những sự bất ngờ. Các đơn vị chủ chốt đã bị đặt trong tình trạng “sẵn sàng tham chiến cao” – một cảnh báo để chống lại một cuộc tấn công bất ngờ - bao gồm Sư đoàn chủ lực 308, bảo vệ vùng biên giới phía bắc. Hà Nội cũng đã bắt đầu củng cố lực lượng hải quân với việc mua 6 tàu ngầm lớp Kilo hiện đại từ Nga, trong số đó một số chiếc đã được vận chuyển tới Việt Nam[6]. Như các nhà phân tích lưu ý, trong sự liên quan với cuộc khủng hoảng đang gia tăng ở Biển Đông, Hà Nội đang vươn tới một loạt các đối tác chiến lược. Nga và Ấn Độ là nguồn cung cấp chính các loại vũ khí và khí tài hiện đại, đào tạo và hợp tác tình báo. Hà Nội cũng đang xây dựng mối quan hệ bền chặt với các đồng minh như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Philippin cũng như Châu Âu và Israel[7]. (Xem tiếp phần 3)

* Nghiên cứu sinh tại Hội đồng Các vấn đề Thế giới của Ấn Độ (ICWA), New Delhi

[1] Diego, “Vietnam, Pakista n dan Aljazair Ikut Beli Su-35, Saudi Pilih S-400”, Jakarta Greater, April 1, 2016, http://jakartagreater.com/vietnam-2/; Chris Mirasola, “Water Wars: Fishermen Again Steer China into Hot Water”, Law Fare, April 1, 2016, https://www.lawfareblog.com/water-wars-fishermen-again-steer-china-hot-water

[2] Chris Mirasola, “Water Wars: Fishermen Again Steer China into Hot Water”, Law Fare, April 1, 2016, https://www.lawfareblog.com/water-wars-fishermen-again-steer-china-hot-water

[3] Carlyle Thayer, “Vietnam ’s Maritime forces”, Presentation to Conference on Recent Trends in the South China Sea and U.S. Policy, Center for Strategic and International Studies, Washington, D.C., July 10-11, 2014, http://www.iacspsea.com/wp-content/uploads/2013/09/Vietnams-Maritime-Forces-July-10-2014.pdf

[4] “Parrikar holds talks with Vietnamese President, Prime Minister and Defence minister”, The Indian Express, June 6, 2016, http://indianexpress.com/article/india/india-news-india/manohar-parrikar-vietnam-

president-prime-defence-minister-military-india-2838016/

[5] “Parrikar holds talks with Vietnamese President, Prime Minister and Defence minister”, The Indian Express, June 6, 2016, http://indianexpress.com/article/india/india-news-india/manohar-parrikar-vietnam-

president-prime-defence-minister-military-india-2838016/

[6] “Vietnam builds military muscle to face China “, The Economic Times, December 18, 2015,

http://economictimes.indiatimes.com/news/defence/vietnam-builds-military-muscle-to-face- china/articleshow/50230360.cms

[7] “Vietnam builds military muscle to face China “, The Economic Times, December 18, 2015, http://economictimes.indiatimes.com/news/defence/vietnam-builds-military-muscle-to-face- china/articleshow/50230360.cms


[1] “Vietnam builds military muscle to face China “, The Economic Times, December 18, 2015, http://economictimes.indiatimes.com/news/defence/vietnam-builds-military-muscle-to-face-china/articleshow/50230360.cms

[2] Erika Miranda, “Vietnamese Leader Shares Advice on Dealing with China”, Yibada News, May 23, 2016, http://en.yibada.com/articles/125563/20160523/vietnamese-leader-shares-advice-on-dealing-with-china.htm

Nguồn:

Cùng chuyên mục