Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Rồng và Voi: Đặc tính lưỡng cực của mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc

Rồng và Voi: Đặc tính lưỡng cực của mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc

05:04 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Shubh Soni*

Sự lưỡng phân (dichotomy) trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc - một mặt quân đội hai nước tham gia vào cuộc chiến kéo dài hai tháng, và mặt khác, hai bên đồng ý thay đổi các khía cạnh khác nhau trong quản trị toàn cầu - xuất phát từ nguyên tắc hai nước phải tiếp tục hợp tác kinh tế và xã hội, và lưu lại giải pháp về khác biệt song phương cho tương lai.

Năm 2018 đã chứng kiến mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc thể hiện xu hướng lưỡng cực nghiêm trọng. Bắt đầu với việc Trung Quốc từ chối ủng hộ Ấn Độ gia nhập Nhóm các nước cung cấp hạt nhân (NSG), điều này chứng tỏ tư cách thành viên NSG không phải là sự riêng tư giữa các quốc gia như một món quà chia tay - đề cập đến sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính quyền Obama đối với Ấn Độ.

Quyền phủ quyết của Trung Quốc đối với tư cách thành viên NSG của Ấn Độ kéo theo sau đó là việc Ấn Độ tẩy chay tham gia Hội nghị Thượng đỉnh khai mạc sáng kiến Vành đai, con đường (BRI), được tổ chức vào tháng 5/2018. Ngay cả khi 120 quốc gia, bao gồm 29 nhà lãnh đạo hàng đầu, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh này, nhưng Ấn Độ vẫn vắng mặt vì Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), thành phần cốt lõi của BRI, làm suy yếu chủ quyền của Ấn Độ.

Nói một cách đơn giản, con lắc đã đổi hướng khi Thủ tướng Ấn Độ Modi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 17 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Astana vào tháng 6/2018. Hội nghị Thượng đỉnh này đã đánh dấu sự gia nhập chính thức của Ấn Độ vào tổ chức này với tư cách là một thành viên chính thức, và cuộc gặp ngắn giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Modi được coi là một bước tiến tới việc loại bỏ sự thù địch những tháng trước do sự phản đối của Ấn Độ về NSG.

Hy vọng về mối quan hệ tốt đẹp hơn chỉ tồn tại trong thời gian ngắn bởi vì hai bên đã tham gia vào một cuộc đối đầu quân sự tại cao nguyên Doklam - ngã ba biên giới giữa Bhutan, Trung Quốc và Ấn Độ. Từ ngày 16/6 đến ngày 28/8/2018, quân đội của hai cường quốc hạt nhân, với dân số lớn nhất và lớn thứ hai thế giới, đã đối đầu tại Doklam - trong khi Trung Quốc duy trì việc xây dựng một con đường ở phía bên kia biên giới, Ấn Độ lập luận rằng, việc xây dựng con đường là một nỗ lực để thay đổi hiện trạng trên thực địa.

Cùng với việc ngày diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh BRICS đến gần hơn, cả hai bên đều phải chịu áp lực lớn, (đối với Trung Quốc lại càng áp lực, vì họ là chủ nhà và không thể để lặp lại như Hội nghị Thượng đỉnh BRI) và đã đạt được một nghị quyết để duy trì hiện trạng trước khi xảy ra cuộc đối đầu.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, hai nước đã tìm thấy nhiều điểm hội tụ khác nhau. Cùng với Brazil, Nga và Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc đã thực hiện một số bước đi quan trọng trong cải cách các sáng kiến và quy trình quản trị toàn cầu. Ví dụ, cả 5 quốc gia phản đối mạnh mẽ chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng trong thương mại thế giới và đã thực hiện các biện pháp cụ thể để cải thiện thương mại nội khối BRICS. Việc thúc đẩy Thị trường Trái phiếu tiền tệ nội khối BRICS (LCBM) và thành lập Quỹ Trái phiếu tiền tệ nội khối BRICS (LCBMF), cùng với việc thiết lập Mạng lưới Cảng điện tử (E-Port) BRICS và tiếp tục nhất thể hóa thị trường tài chính giữa 5 quốc gia, là những nhân tố thay đổi trò chơi tiềm năng (potential game-changers) trong hợp tác BRICS.

Sự lưỡng phân (dichotomy) trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc - một mặt, quân đội hai nước tham gia vào cuộc chiến kéo dài hai tháng, và mặt khác, hai bên đồng ý thay đổi các khía cạnh khác nhau trong quản trị toàn cầu - xuất phát từ nguyên tắc hai nước phải tiếp tục hợp tác kinh tế và xã hội, và lưu lại giải pháp về khác biệt song phương cho tương lai.

Kể từ chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi vào năm 1988, đây được coi là cách thức lý tưởng để xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa hai nước. Cả hai quốc gia đều cần có thị trường và người dân của nhau, cùng với môi trường chiến lược và an ninh ổn định, vì sự thịnh vượng kinh tế tương ứng của hai bên. Nguyên tắc này được thúc đẩy hơn nữa khi Ấn Độ và Trung Quốc quyết định họ có thể đóng góp cho nền quản trị toàn cầu, trong khi vẫn giữ sự khác biệt song phương.

Nếu có bất cứ điều gì, năm vừa qua (2018) đã chỉ ra rằng, lợi ích cận biên (marginal utility) trong hội nhập kinh tế và địa chính trị trong khi bỏ qua các tranh chấp song phương đang giảm dần. Bất kỳ nỗ lực chung nào trên mặt trận kinh tế hoặc trên trường quốc tế đều bị tổn hại nghiêm trọng bởi xung đột biên giới và các cuộc đối đầu quân sự. Động thái thay đổi này được khẳng định dựa trên thực tế kinh tế của hai nước - vào năm 1988, khi Rajiv Gandhi thực hiện chuyến thăm, nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ gần như ngang bằng; Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc ở mức 312 tỷ USD, trong khi Ấn Độ ở mức 292 tỷ USD. Hiện tại GDP Trung Quốc ở mức 11,2 nghìn tỷ USD, gần gấp 5 lần Ấn Độ.

Với mức 11,2 nghìn tỷ USD, Trung Quốc không còn ưu tiên hội nhập đơn thuần ở cấp độ kinh tế mà họ tìm cách trở thành người cầm trịch duy nhất của trật tự toàn cầu, và các quốc gia ở cả các nước phát triển và đang phát triển sẽ phải tuân theo vở kịch của Bắc Kinh. Mặt khác, Ấn Độ nhận ra rằng, với nền kinh tế 2,2 nghìn tỷ USD và dân số 1,2 tỷ người, họ cần hội nhập hơn nữa với nền kinh tế thế giới và phải xây dựng quan hệ đối tác kinh tế với tất cả các nước lớn. Ấn Độ cũng nhận ra rằng, họ không thể tự mình đặt ra luật chơi, hoặc bất kỳ quốc gia nào cố gắng làm như vậy sẽ phải nhận lấy sự chú ý.

Một điều rõ ràng là, trách nhiệm về việc đưa ra một nghị quyết về các tranh chấp nổi bật và đang chờ xử lý, và đưa mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc trở lại đúng hướng, nằm ở chỗ nước này có hy vọng trở thành siêu cường đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Khi nền kinh tế lớn hơn tìm cách củng cố sự thịnh vượng kinh tế của cả một thế hệ, Trung Quốc sẽ phải tìm cách khiến quốc gia khác cùng theo đuổi các mục tiêu chung. Cuộc tranh cãi không ngừng với Ấn Độ trong năm qua, từ NSG đến Doklam, đã làm sáng tỏ tham vọng của Trung Quốc và biến nó thành một nhân tố trong khu vực, đồng thời không thể giải quyết sự khác biệt với nước láng giềng Ấn Độ.

Mối quan hệ được xây dựng trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2017 đã tạo một nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác giữa hai nước, cần được nâng lên một tầm cao mới. Cả hai quốc gia sẽ không thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế mà không có nước kia. Điều này cũng đúng với mục tiêu của cả hai quốc gia trong tương lai. Ấn Độ với tư cách là nền kinh tế nhỏ hơn không thể đặt ra các điều khoản cam kết - mà chỉ có thể đưa ra các ưu tiên quốc gia. Khi đối mặt với xung đột, Ấn Độ chỉ có thể ngăn chặn và trì hoãn sự khẳng định của Trung Quốc. Trung Quốc với tư cách là người khổng lồ châu Á phải đến New Delhi và giải quyết các tranh chấp lâu dài, để đạt được một trật tự quốc tế và khu vực thịnh vượng hơn.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/expert-speak/dragon-elephant-india-china-relationship-displays-bipolar-traits/


* Giám đốc Chương trình quản trị toàn cầu, quỹ Các nhà quan sát ( Observer Research Foundation)

Nguồn:

Cùng chuyên mục