Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Sự phát triển, mục tiêu và lộ trình thực hiện chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Ấn Độ (Phần 1)

Sự phát triển, mục tiêu và lộ trình thực hiện chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Ấn Độ (Phần 1)

05:30 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Wu Zhaoli*

Chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương (TBD)  với tư cách là bộ phận hợp thành quan trọng của chiến lược cường quốc của Ấn Độ đã trải qua sự phát triển và sâu sắc hóa trong vài thập kỷ và thu được hiệu quả rõ rệt. Ấn Độ đã hòa nhập vào khu vực châu Á - TBD một cách toàn diện, hiện nay đã trở thành chủ thể hành vi quan trọng của khu vực này, đồng thời có ảnh hưởng nhất định đối với cụ diện thế lực châu Á - TBD. Sau khi Chính phủ Modi lên nắm quyền, chính sách Hướng Đông đã nâng cấp thành chính sách Hành động Phía Đông, Chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ bước vào giai đoạn mới. Khởi điểm logic của sự hình thành và sâu sắc hóa chiến lược này bắt nguồn từ yêu cầu phát triển tự thân, hiện trạng hợp tác khu vực Nam Á, cũng như sự đánh giá về xu thế phát triển khu vực châu Á - TBD, đồng thời cũng chịu sự thôi thúc của những nhân tố quan trọng bên trong và bên ngoài. Chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ là bản thiết kế chiến lược mang tính tổng hợp của nhiều mục tiêu như phát triển kinh tế, ảnh hưởng chính trị, hợp tác an ninh và truyền bá văn hóa…, thực hiện sự phát triển tự thân và tăng thêm các lựa chọn về chiến lược ngoại giao chính là mục tiêu cốt lõi của chiến lược này. Dưới sự chỉ đạo của nguyên tắc “lợi ích quốc gia văn minh”, suy nghĩ tổng thể để thực hiện chiến lược này của Ấn Độ mang màu sắc thực dụng, các con đường lựa chọn cũng rất đa dạng. Chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ có sự tồn tại của nhân tố Trung Quốc, nhưng việc thực thi chiến lược cũng đã cung cấp cơ hội cho việc phát triển quan hệ Ấn - Trung. Chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ ở vào thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức thực hiện.

Bất luận về lịch sử, địa lý hay tầng thứ văn hóa, khu vực Nam Á lâu nay vẫn là một đơn vị địa chính trị tương đối độc lập, trong thế kỷ XX, mối liên hệ giữa Ấn Độ và khu vực châu Á - TBD về phương diện chính trị, kinh tế và liên kết chiến lược cực kỳ hạn chế trong một thời gian tương đối dài. Ấn Độ không phải là một thành viên chính thức của khu vực châu Á - TBD, khu vực châu Á - TBD truyền thống cũng không bao gồm bán đảo Nam Á của khu vực Ấn Độ Dương. Thai nghén ban đầu, sự phát triển và sâu sắc hóa của Chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ có xuất phát điểm là khu vực Đông Nam Á sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, được thể hiện bằng sự xuất hiện, thực thi và diễn biến của “Chính sách Hướng Đông”. Cùng với sự thay đổi về địa chính trị, kinh tế và cục diện chiến lược khu vực châu Á - TBD, cũng như yêu cầu nâng cao thân phận và định vị tự thân ở Ấn Độ, nên Chiến lược Châu Á - TBD của nước này cũng từng bước được phát triển và sâu sắc hóa. Chiến lược Châu Á - TBD có sự chuyển biến từ mơ hồ sang rõ nét,  con đường tiến hành cũng từ đơn nhất sang đa dạng, triết lý cốt lõi của chiến lược này chính là “ sự khát khao địa vị cường quốc”. Trong quá trình thực hiện chiến lược Châu Á- TBD, “Chính sách Hướng Đông” chỉ là một công cụ chính sách để thực thi chiến lược, nhưng yêu cầu chiến lược không chỉ đơn thuần giới hạn trong mục tiêu “Chính sách Hướng Đông”. Khách quan mà nói, sự theo đuổi và nâng cấp của mục tiêu mang tính giai đoạn đối với “Chính sách Hướng Đông”, trở thành việc thúc đẩy sự định vị của Chiến lược Châu Á - TBD từ mơ hồ sáng rõ nét và con đường thực thi từ đơn nhất sang đa dạng.  Từ sau năm 2014, Chính phủ Modi đã nâng cấp từ “Chính sách Hướng Đông” sang “Hành động phía Đông”, đánh dấu việc Chiến lược Châu Á - TBD đã có sự phát triển mới về mục tiêu theo đuổi và con đường thực hiện. Bài viết tiến hành phân tích sức mạnh thôi thúc và định vị mục tiêu của sự sâu sắc Chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ trên nền tảng mạch nguồn phát triển của chiến lược này, nghiên cứu sự lựa chọn con đường của Chiến lược Châu Á - TBD, làm rõ nhân tố Trung Quốc đằng sau chiến lược này của Ấn Độ, đồng thời đánh giá một cách khách quan về những thách thức và hiệu quả của chiến lược Châu Á -TBD của Ấn Độ.

I. Mạch nguồn phát triển của Chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ

Từ sau khi giành được độc lập cho đến khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Ấn Độ về cơ bản tách rời với Đông Nam Á và xa rời Đông Á, Chiến lược Châu Á - TBD của nước này về ý nghĩa thật sự manh nha từ sự xuất hiện của Chính sách Hướng Đông vào thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sự phát triển và sâu sắc hóa Chính sách Hướng Đông, Chiến lược Châu Á - TBD của nước này cũng không ngừng được hoàn thiện. Sau khi Chính phủ Modi lên nắm quyền, mục tiêu của chiến lược này càng trở nên rõ ràng và con đường thực hiện cũng có xu hướng đa dạng hóa.

1. Chủ nghĩa hiện thực lý tưởng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh: Với tư cách là sức mạnh trung gian trở thành trung tâm của châu Á

Từ sau khi giành độc lập, lý tưởng trở thành một cường quốc sống động luôn là nền tảng trong việc xây dựng chiến lược ngoại giao của Ấn Độ, hơn nữa châu Á và Thái Bình Dương lại chiếm địa vị quan trọng trong kế hoạch chiến lược đối ngoại của nước này. Trước khi độc lập, ý tưởng về một nhà nước Liên bang châu Á gồm Ấn Độ và Trung Quốc [1], đến sau khi giành độc lập, nước này vẫn tích cực đề xướng và tham gia vào “Hội nghị Quan hệ châu Á (Asian Relations Conference), “Kế hoạch Colombo” (Colombo Plan), “Hội nghị Bandung” (Bandung Conference) và “Phong trào Không liên kết”…, châu Á và Thái Bình Dương luôn là trọng tâm của chiến lược đối ngoại Ấn Độ.

Thời kỳ đầu mới giành độc lập, chiến lược Châu Á của Ấn Độ phân thành hai tầng: Một là, phát huy nét đặc sắc, thậm chí là vai trò trung tâm duy nhất của khu vực Nam Á làm nền tảng chiến lược đối ngoại; hai là, theo đuổi hướng phát triển trở thành cường quốc hàng đầu châu Á và thế giới, trở thành trung tâm của châu Á đồng thời quyết định tương lai châu Á. Có học giả cho rằng, chiến lược Châu Á của nước này vào thời kỳ đầu độc lập mang đặc trưng theo đuổi “khôi phục châu Á” và “xóa bỏ thực dân hóa”, nhưng màu sắc tình cảm và ý thức tương đối đậm nét[2]. Trong thực tế, với khởi điểm là việc xưng bá ở Nam Á, theo đuổi trở thành quốc gia có đị vị chủ đạo và tầm ảnh hưởng ở châu Á về mặt chính trị chính là nội dung chủ yếu của chiến lược Nam Á này.

Để thực hiện chiến lược Châu - TBD, biểu hiện chiến lược đối ngoại của Ấn Độ trong thời kỳ này có ba đặc trưng sau: Một là, thúc đẩy bá quyền khu vực Nam Á; hai là, xem trọng sự phát triển quan hệ với các nước thế giới thứ ba, bao gồm Trung QUốc; ba là, tìm cách duy trì khoảng cách ngoại giao với hai siêu cường Mỹ và Liên Xô, theo đuổi chính sách đối ngoại không liên kết. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của các nhân tố như thực lực yếu, sự đối đầu Ấn Độ - Pakistan, xung đột Ấn - Trung, cũng như cục diện lưỡng cực thời kỳ Chiến tranh Lạnh và các nhân tố khu vực, bất luận là ở bình diện Nam Á hay Đông Á[3], Ấn Độ đều chịu sự chế ước khi thực hiện Chiến lược Châu Á - TBD. Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa lý tưởng của Chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ mang đậm màu sắc chủ nghĩa lý tưởng, đồng thời bị gò bó bởi nhiều nhân tố, nên sức ảnh hưởng của nước này ở châu Á thấp hơn kỳ vọng. Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào thập niên 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ dần bị địa chính trị hóa khu vực Châu Á - TBD đã chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang Tây Á[4], mặc dù vào thập niên 60 đã xuất hiện lời kêu gọi “Ấn Độ phải nhìn sang hướng Đông”, nhưng từ cuối thập niên 70 đến đầu thập niên 80 Ấn Độ mới tăng dần sự chú ý đến Đông Nam Á. Nói một cách khách quan, trong khoảng thời gian 40 năm từ thập niên 50 đến thập niên 80, về cơ bản, Ấn Độ tách rời khỏi Đông Nam Á (ngoại trừ Việt Nam) và xa rời Đông Á[5]. (Xem tiếp phần 2)

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ


* Viện Nghiên cứu Nam Á và Chiến lược Toàn cầu, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.

[1] Jawaharlal Nehru, The Unity of India: Collected Writings, 1937-1940, (London: Lindsay Drummond, 1941), p.327

[2] S.D. Muni, “India's 'Look East' Policy: The Strategic Dimension,” ISAS Working Paper. No. 121 (2011): 19

[3] S.D. Muni, “India's 'Look East' Policy: The Strategic Dimension,” ISAS Working Paper. No. 121 (2011)

[4] G. V. C. Naidu, "Whither the Look East PolicyIndia and Southeast Asia", Strategic Analysis, vol. 28, No. 2, April – June 2004, pp. 331-46.

[5] Archana Pandya and David M. Malone, 'India's Asia Policy: Late Look East', ISAS Special Report No. 02 (25 August 2010)

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục