Sự phát triển, mục tiêu và lộ trình thực hiện chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Ấn Độ (Phần 2)
Wu Zhaoli*
2. Sự hồi quy lý tính sau Chiến tranh Lạnh: Tăng cường quan hệ kinh tế với Đông Nam Á, thoát khỏi vòng đối kháng ở Nam Á
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô giải thể và nước Nga điều chỉnh chiến lược đối ngoại khiến Ấn Độ không còn “đồng minh truyền thống” và cũng không có “đối tác kiểu mới” trên trường quốc tế, cộng thêm sự khó khăn trong việc phát triển kinh tế trong nước, đối mặt cục diện quốc tế xoay chuyển sâu sắc, Ấn Độ bắt đầu điều chỉnh chiến lược đối ngoại. Năm 1991, Chính phủ Rao lần đầu tiên đề xuất “chuyển hướng chú ý sang phía Đông”, năm 1994 chính thức đề xuất “Chính sách Hướng Đông” hướng về phía Đông Nam Á, năm 1995 Bộ Ngoại giao Ấn Độ lần đầu tiên đề xuất Chiến lược Hướng Đông. Đây chính là khởi điểm của “Chiến lược Hướng Đông” của Ấn Độ, và cũng là trọng tâm điều chỉnh của Chiến lược Châu Á - TBD.
Ấn Độ đưa ra Chính sách Hướng Đông bắt nguồn từ bốn nhân tố: Một là, Liên Xô giải thể khiến trụ cột về chiến lược và kinh tế của nước này sụp đổ, cục diện lưỡng cực bị phá vỡ khiến lập trường không liên kết mất đi tính tương quan; hai là, tránh việc Ấn Độ rơi vào rơi vào địa vị phụ thuộc vì Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng đối với Đông Nam Á; ba là, nguyện vọng phát triển và ổn định khu vực Đông Bắc yếu đuối và bất ổn; bốn là, khu vực Đông Nam Á năng động về mặt kinh tế đầy sức hút đối với việc Ấn Độ hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu[1]. Thời kỳ này, chiến lược quốc gia Ấn Độ có xuất phát điểm là cải cách kinh tế trong nước và xây dựng nền móng địa vị cường quốc, về đối ngoại chú trọng đến khu vực Đông Nam Á và mở rộng ngoại gia cường quốc toàn diện, từ đó tăng cường liên kết kinh tế với khu vực này, đây trở thành nét đặc trưng rõ ràng của Chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ thời kỳ này.
Mặc dù Chính sách Hướng Đông lấy liên kết về kinh tế với các quốc gia Đông Nam Á làm điểm đột phá là sự hồi quy lý tính của chiến lược Châu Á -TBD của Ấn Độ, đồng thời so với thời kỳ đầu mới giành độc lập, tầm nhìn châu Á - TBD của Ấn Độ bắt đầu thu hẹp, nhưng Chính sách Hướng Đông cũng không phải là toàn bộ nội dung của Chiến lược Châu Á - TBD. Thời kỳ này, chiến lược Châu Á -TBD của Ấn Độ còn bao gồm việc xây dựng mối quan hệ cường quốc tích cực một cách thận trọng nhằm mở rộng không gian chiến lược ở khu vực châu Á -TBD, trong đó bao gồm: Một là, tái xây dựng mối quan hệ với Liên Bang Nga, mượn lực từ nền tảng đồng minh truyền thống để triển khai quan hệ đối tác kiểu mới “tầm quan trọng địa chính trị”[2], đồng thời ký kết Hiệp ước Quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2000; hai là, tìm hiểu và điều chỉnh lòng tin chiến lược với nước Mỹ, năm 1994 trong “Tuyên bố chung” tuyên bố phải “xây dựng một mối quan hệ đối tác kiểu mới, năm 1995 ký kết “Hiệp định Hợp tác quốc phòng Mỹ Ấn” nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quân sự song phương, năm 2000 ra tuyên bố chung “Quan hệ Ấn Mỹ: Triển vọng thế kỷ 21”, trong đó chỉ rõ hai nước “tập trung xây dựng một mối quan hệ kiểu mới mật thiết hơn”[3]; ba là, cải thiện quan hệ với Trung Quốc, tháng 12 năm 1988, Ấn Độ quyết định thành lập tổ công tác liên hợp cấp Thứ trưởng về vấn đề biên giới với Trung Quốc, đồng ý tìm kiếm cách thức giải quyết vấn đề biên giới và tích cực phát triển quan hệ trên các phương diện khác, lần lượt vào các năm 1993 và 1996, nước này đã ký kết “Hiệp định Về duy trì hòa bình và ổn định dọc đường kiểm soát thực tế” và “Hiệp định Về các biện pháp xây dựng lòng tin trong lĩnh vực quân sự”, và vào năm 2003, nước này đồng ý xây dựng cơ chế đại diện đặc biệt về vấn đề Ấn - Trung với Trung Quốc[4].
Đồng thời, Ấn Độ rất hy vọng làm dịu sự đối địch ở khu vực Nam Á nhằm thoát khỏi sự trói buộc của lý tưởng cường quốc và thực tiễn, điều chỉnh một cách thích hợp chính sách bá quyền cứng nhắc đối với các quốc gia Nam Á mà lâu nay nước này theo đuổi, năm 1996, Ấn Độ cho ra đời “chủ nghĩa Gujral” với nét đặc trưng “hy sinh lợi ích trung hạn để đổi lấy lợi ích dài hạn” và “không theo đuổi quan điểm cùng có lợi, mà ra sức cho giúp đỡ” đối với các quốc gia Nam Á[5], trong đó, tiêu chuẩn bước vào thị trường Ấn Độ được nới lỏng với các quốc gia láng giềng. Trong thực tế, mục tiêu của chủ nghĩa Gujral chính nhằm đặt nền tảng cho hành động hướng về phía Đông, tìm kiếm sự công nhận thân phận châu Á -TBD và mở rộng hợp tác ở khu vực này của Ấn Độ.
Nói chung, từ sau Chiến tranh Lạnh đến thập niên đầu tiên đầu thế kỷ XXI, chiến lược Châu Á -TBD của Ấn Độ đã trải qua sự chuyển biến từ lý tưởng đến hiện thực, từ theo đuổi ảnh hưởng chính trị cường quốc đến ưu tiên phát triển kinh tế quốc nội, từ khái niệm châu Á - TBD rộng lớn đến việc tái định vị khu vực đột phá Đông Nam Á. Mặc dù như thế, lý tưởng theo đuổi địa vị cường quốc của Ấn Độ không hề thay đổi, chỉ là con đường thực hiện trở nên hiện thực và thao tác cụ thể hơn mà thôi.
3. “Chính sách Hướng Đông 2.0”: hòa nhập toàn diện vào khu vực châu Á - TBD
Từ sau khi bước vào thế kỷ XXI đến nay, cùng với diễn biến của khu vực châu Á -TBD, cũng như sự nâng cao rõ ràng về sức mạnh tổng hợp của Ấn Độ, chiến lược Châu Á -TBD của nước này bước sâu vào thời kỳ mở rộng. Trong thời kỳ này, đặc điểm nổi bật của chiến lược Châu Á -TBD của Ấn Độ chính là tìm cách hòa nhập toàn diện vào khu vực châu Á -TBD, mục tiêu nhằm thông qua việc phát triển các liên kết về chính trị, kinh tế, an ninh và văn hóa với các quốc gia trong khu vực, nhằm bảo vệ và mở rộng lợi ích chiến lược và không gian chiến lược của nước này tại khu vực châu Á - TBD. Năm 2003 là khởi điểm của giai đoạn hai của Chính sách Hướng Đông, đặc trưng quan trọng của giai đoạn mới này chính là sự kéo dài từ Australia đến khu vực Đông Á về phạm vi khu vực của cái gọi là “hướng Đông”, các chủ đề chính sách bao phủ trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, an ninh và an ninh phi truyền thống.[6]
Phạm vi phát xạ của “Chính sách Hướng Đông” phiên bản 2.0 đã mở rộng từ các quốc gia Đông Nam Á mở rộng sang các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản ở Đông Á và Australia, New Zealand ở khu vực Nam Thái Bình Dương, thể hiện tình hình mới từ từ chính sách đến chiến lược, từ trên bờ đến trên biển, từ kinh tế đến an ninh, từ Đông Nam Á đến Đông Bắc Á và Nam Thái Bình Dương. Có học giả Ấn Độ cho rằng, giai đoạn thứ ba của “Chính sách Hướng Đông” có ba đặc trưng. Một là, nâng cao mức độ kết nối liên thông với Đông Nam Á, hai là, phá vỡ trở ngại chính trị tách biệt Đông Nam Á và Nam Á làm hạn chế nghiêm trọng sự lựa chọn chiến lược Ấn Độ; ba là, không xem nỗi sợ hãi Trung Quốc và trở thành tiền đồn hạn chế Trung Quốc trở thành sức mạnh thúc đẩy[7]. Trong thực tế, Ấn Độ cho ra đời “Chính sách Hướng Đông” 2.0 ngoại trừ việc tăng thêm tự tin trong giao lưu với Trung Quốc, sự phát triển quan hệ với nước Mỹ cũng là nhân tố tích cực quan trọng.
Trong thực tế, so với giai đoạn một xem trọng quan hệ đầu tư thương mại hơn hợp tác an ninh, giai đoạn hai chính sách này đã xuất hiện cục diện xem trọng cả đầu tư thương mại và hợp tác an ninh. “Chính sách Hướng Đông” 2.0 đã có nhiều xu thế mới trên các lĩnh vực hướng chiến lược, phạm vi địa chính trị, mục đích nhằm thông qua sự phát triển rộng rãi về hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh với các khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Nam Thái Bình Dương, thúc đẩy hơn nữa mở rộng không gian chiến lược, thúc đẩy tiến trình hòa nhập vào hợp tác khu vực Thái Bình Dương một cách toàn diện. (Xem tiếp phần 3)
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
[1] Danielle Rajendram, India’s new Asia-Pacific strategy: Modi acts East, 2014.
[2] Muchkund Dubey, India's foreign policy coping with the changing world, 2013, p.174.
[3] Wu Zhaoli, Nghiên cứu quan hệ đối tác toàn cầu Ấn Mỹ, Bắc Kinh: NXB Thời sự, 2015, p35-37.
[4] Tuyên bố chung hai nước Trung - Ấn, ngày 22.11.2006.
[5] http://www.stimson.org/research-pages/the-gujral-doctrine/
[6] Ministry of External Affairs, Government of India, "Speech by External Affairs Minister Shri Yashwant Sinha at Harvard University“, September 29, 2003.
[7] C. Raja Mohan, "Look East Policy: Phase Two," The Hindu, October 9, 2003. http://www.thehindu.com/2003/10/09/stories/2003100901571000.htm
* Viện Nghiên cứu Nam Á và Chiến lược Toàn cầu, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục