Sự phát triển, mục tiêu và lộ trình thực hiện chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Ấn Độ (Phần 3)
Wu Zhaoli*
4. Chính sách Hành động phía Đông: chuyển biến từ “nhìn” sang “làm”
Từ “Chính sách Hướng Đông” nâng cấp thành “Chính sách Hành động phía Đông” là sự phát riển mới rõ rệt nhất của chiến lược Châu Á -TBD của Ấn Độ. Tháng 8 năm 2014, Ngoại trưởng Ấn Độ trong thời gian viếng thăm Việt Nam, trong Hội nghị với đoàn ngoại giao Ấn Độ đã phát biểu, không chỉ “nhìn về phía Đông” mà phải “Hành động phía Đông”, điều này biểu thị Chính phủ Modi sẽ thực thi “Hành động phía Đông”[1]. Trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ 12 được tổ chức vào tháng 11.2014, Thủ tướng Modi đã bày tỏ rõ ràng rằng “Chính sách Hướng Đông” đã trở thành “Chính sách Hành động phía Đông”[2]. Tháng 12.2014, Ngoại trưởng Ấn Độ trong buổi trả lời tại Hạ viện (Lok Sabha) đã chỉ ra, vài tháng gần đây Ấn Độ đã nhấn mạnh “Chính sách Hành động phía Đông” theo cách thức thiết thực hơn.
Mặc dù Chính phủ Ấn Độ cho ra đời “Chính sách Hướng Đông” từ năm 1991, nhưng giới chiến lược Ấn Độ cho rằng, Ấn Độ luôn chưa từng thực thi chính sách này bằng một kế hoạch và phương thức kết cấu tỉ mỉ, năm 1994, nước này đề xuất “Chính sách Hướng Đông” cũng chỉ là sự trình bày mở rộng về ham muốn và lý do trong việc kết nối với các nước phía Đông[3], hơn nữa “Chính sách Hướng Đông” 2.0 cũng chưa hoàn toàn phát huy kết tiềm lực của mối quan hệ với các nước châu Á -TBD. Vì thế, vào năm 2010, Ấn Độ từng ấp ủ cho ra đời “Chính sách Hướng Đông” 3.0 thông qua sự mở rộng và sâu sắc hóa mối quan hệ chiến lược và kinh tế với khu vực này nhằm thực hiện nguyện vọng phát huy tác dụng chiến lược to lớn hơn[4], thậm chí giới chức Ấn Độ xem năm 2012 là khởi đầu của “Chính sách Hướng Đông tăng cường” (Enhanced LEP)[5]. Tuy nhiên, Chính phủ Liên minh đoàn kết toàn bộ do Thủ tướng Singh lãnh đạo trong nhiệm kỳ thứ hai đã chịu ảnh hưởng của một loạt các nhân tố trong nước, chiến lược đối ngoại thiếu mục tiêu cốt lõi và bức tranh tương lai rõ ràng, dẫn đến sự hỗn loạn về chính sách đối ngoại, việc chấp hành chính sách bị động, thận trọng và không liên tục[6]. Sau khi Chính phủ Modi lên nắm quyền, Ấn Độ xem khu vực châu Á -TBD là trụ cột quan trọng để đạt được nguồn vốn, kỹ thuật, nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, kỹ năng, môi trường an ninh, hòa bình và hệ thống thương mại toàn cầu ổn định , “Chính sách Hành động phía Đông” sau khi được nâng cấp chính là sự tiếp sức mới và ước vọng mới cho chiến lược Châu Á -TBD của Ấn Độ.
“Chính sách Hành động phía Đông” đầu tiên là sự biểu hiện về sự mở rộng liên tục phạm vi khu vực bao trùm, khởi điểm bắt đầu từ Myanmar dịch chuyển sang phía Bangladesh ở phía Tây[7], đưa Mông Cổ định vị là một bộ phận không thể thiếu của “Chính sách Hành động phía Đông”; hai là, quyết tâm thúc đẩy chính sách của Chính phủ Modi lớn hơn chính phủ tiền nhiệm, cảm giác gấp rút trong việc thực thi chính sách cũng được nâng lên chưa từng có; ba là, Chính phủ Modi xem văn hóa, kết nối và thương mại (Culture, Connection, Commerce), còn gọi là 3C chính là điểm tựa chủ yếu của chính sách này; cuối cùng, đưa ra khái niệm “trụ cột” một cách rõ ràng, trong đó định vị Singapore và Việt Nam thuộc ASEAN ở vị trí trụ cột then chốt của chính sách này, xem Hàn Quốc ở Đông Á và Thái Lan thuộc ASEAN là trụ cột quan trọng. Ngoài ra, Mỹ, Nhật Bản và bộ phận các quốc gia ASEAN rõ ràng ủng hộ Ấn Độ thực thi chính sách này, hơn nữa giữa “Chính sách Hành động phía Đông” và chiến lược “Tái cân bằng châu Á - TBD” của Mỹ có sự phù hợp nhất định.
II. Khởi điểm logic, sức mạnh thúc đẩy và định vị mục tiêu của Chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ
Sự hình thành, phát triển và sâu sắc hóa của Chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ bắt nguồn từ nghiên cứu đánh giá về hiện trạng và xu thế của khu vực và bản thân nước này, chịu sự thúc đẩy của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài trên các phương diện như sự phát triển kinh tế và cân bằng sức mạnh trong khu vực, mang sự định vị chiến lược đa tầng nhằm thúc đẩy “lợi ích quốc gia rõ ràng”.
1. Khởi điểm logic của chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ
Khởi điểm logic của sự điều chỉnh và sâu sắc hoắc chiến lược Châu Á -TBD của Ấn Độ bắt nguồn từ sự phán đoán của giới chiến lược nước này về hiện trạng phát triển của bản thân Ấn Độ, tình thế khu vực châu Á - TBD và xu thế phát triển của “khu vực Ấn Độ - TBD” rộng lớn hơn. Chính dựa trên sự đánh giá về hoàn cảnh phát triển của bản thân cũng như tình hình và cục diện quyền lực khu vực châu Á - TBD, nên Ấn Độ đã xem khu vực này là hướng ưu tiên của chiến lược đối ngoại. Trong bối cảnh đó, châu Á - TBD trở thành vũ đài quan trọng của chính sách đối ngoại Ấn Độ, Chiến lược Châu Á - TBD của nước này cũng dần trở nên rõ ràng.
Đầu tiên là, sự nhận thức của Ấn Độ đối với cơ hội phát triển và môi trường phát triển. Giới chiến lược Ấn Độ cho rằng, nước này đang ở vào thời kỳ lịch sử then chốt, trải qua sự phát triển kinh tế xã hội trong 20 năm đã mang lại cho Ấn Độ cơ hội phồn vinh và công bằng xã hội, mặc dù đối mặt với thách thức to lớn, nhưng nước này đồng thời cũng đang ở vào hoàn cảnh phát triển có lợi. Tuy nhiên, cửa sổ cơ hội để Ấn Độ trở thành quốc gia phồn vinh vẫn còn tương đối hẹp, nếu bỏ qua môi trường phát triển có lợi này thì sẽ không còn cơ hội sửa sai[8].
Tiếp theo là, sự phán đoán đối với cục diện của khu vực châu Á - TBD. Đối với hiện trạng và xu thế phát triển tương lai của cục diện quyền lực khu vực này, Ấn Độ cho rằng: Châu Á có thể trở thành khu vực của sáng kiến chế độ mới; tranh chấp về lãnh thổ lãnh hải có thể khiến châu Á trở thành vũ đài đối kháng chiến lược; châu Á có khả năng trở thành trung tâm của sự cạnh tranh giữa các cường quốc; châu Á có thể bùng phát sự cạnh tranh biển cao độ; văn hóa mang tính đa dạng và mô hình phát triển có khả năng khiến châu Á trở thành chiến trường cạnh tranh ý thức hệ. Hơn nữa, do sự phát triển về thực lực của Ấn Độ và Trung Quốc tạo nên ảnh hưởng đối với cục diện quyền lực khu vực này, Ấn Độ cho rằng nước Mỹ vẫn là sức mạnh quan trọng nhất của cục diện quyền lực khu vực châu Á - TBD, sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc không thể vượt qua Mỹ trong thời gian ngắn, khoảng cách sức mạnh cứng của Ấn Độ và Trung Quốc rất có thể tiếp tục nới rộng, Ấn Độ trong ngắn hạn khó có thể đuổi kịp Trung Quốc[9].
Cuối cùng là, sự phán đoán về xu thế dung hợp nhanh chóng của hai khu vực châu Á - TBD và Ấn Độ Dương. Ấn Độ không phải là thành viên chính thức của khu vực châu Á - TBD, khu vực châu Á - TBD truyền thống cũng không bao gồm tiểu lục địa Nam Á của khu vực Ấn Độ Dương. Nhưng cùng với sự di chuyển trọng tâm về phía Đông của địa chính trị, cùng với sự phát triển về sức ảnh hưởng khu vực và toàn cầu của Ấn Độ, mối liên hệ giữa Ấn Độ và khu vực Thái Bình Dương ngày càng tăng cường. Ngoài ra, nhìn từ thực trạng và xu thế phát triển kinh tế của địa chính trị, giữa hai khu vực châu Á - TBD truyền thống và khu vực Ấn Độ Dương dung hợp một cách nhanh chóng, hoạt động kinh doanh và đầu tư của các nước trong khu vực đã khiến cho hai khu vực địa lý khác biệt nhau ngày càng xuất hiện những đặc trưng đầu tiên về sự nhất thể hóa kinh tế khu vực. (Xem tiếp phần 4)
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
[1] "Sushma Swaraj Chairs Brainstorming Session with Indian Envoys in Vietnam," Deccan Chronicle, August 26, 2014; http://www.deccanchronicle.com/140826/world-asia/article/sushma-swaraj-chairs-brainstorming-session-indian-envoys-vietnam
[2] "Look East" policy now Turned into "Act East" policy: Modi, The Hindu, November 13, 2014. http://www.thehindu.com/news/national/look-east-policy-now-turned-into-act-east-policy-modi/article6595186.ece
[3] S.D. Muni, “India's 'Look East' Policy: The Strategic Dimension
[4] Rahul Mishra, "India's 'Act East' Policy: A Perspective", http://www.vifindia.org/article/2014/november/20/india-s-act-east-policy-a-perspective
[5] "Without a Strategic Compass: How UPA 2's Foreign Policy has been Incoherent," The New Indian Express, April 2, 2014. http://indianexpress.com/article/opinion/columns/without-a-strategic-compass/
[6] "Act East Policy Starts with Bangladesh: PM Modi," December 19, 2014, http://zeenews.india.com/news/india/act-east-policy-starts-with-bangladesh-pm-modi_1517376.html
[7] "Mogolia Integral Part of India's Act East Policy: PM Modi," The New Indian Express, May 17, 2015, http://www.newindianexpress.com/nation/Mongolia-Integral-Part-of-Indias-Act-East-Policy-PM-Modi/2015/05/17/article2818984.ece
[8] Sunil Khilnani et al, "Nonalignment 2.0: A Foreign and Strategic Policy for India in the Twenty - first Century"
[9] Xem 21
* Viện Nghiên cứu Nam Á và Chiến lược Toàn cầu, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục