Sự phát triển, mục tiêu và lộ trình thực hiện chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Ấn Độ (Phần 8)
Wu Zhaoli*
1. Nhân tố Trung Quốc trong chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ
Trong báo cáo “Không liên kết 2.0: Chính sách ngoại giao và chiến lược thế kỷ XXI của Ấn Độ” mang đậm màu sắc chính trị được phát đi vào tháng 2 năm 2012 cho rằng, Trung Quốc vẫn là thách thức quan trọng đối với chính sách đối ngoại và an ninh của Ấn Độ trong tương lai có thể dự kiến. Với tư cách là một cường quốc quan trọng, Trung Quốc và Ấn Độ luôn có sự va chạm về không gian địa chính trị, khoảng cách thực lực giữa hai nước sẽ mở rộng cùng với sức tăng lên về kinh tế và năng lực quân sự của Trung Quốc, nên Ấn Độ phải tích cực phát triển mối quan hệ với các cường quốc chủ yếu về mặt ngoại giao để khiến Trung Quốc phải có thái độ kiềm chế trên phương diện chính sách đối với Ấn Độ[1]. Ở một mức độ nhất định, báo cáo này đã đại diện cho nhận thức của giới chiến lược Ấn Độ về sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chiến lược của Ấn Độ cũng như xu hướng chiến lược mà Ấn Độ phải ứng phó với ảnh hưởng của Trung Quốc. Hơn nữa, học giả Ấn Độ thường cho rằng: “Lòng tin của Trung Quốc ngày càng tăng lên ở khu vực châu Á - TBD” là nhân tố quan trọng trong việc làm sâu sắc hóa “Chính sách Hướng Đông”.
Giới chiến lược phương Tây cũng phổ biến cho rằng, chiến lược Châu Á -TBD của Ấn Độ có mang suy nghĩ về việc ứng phó với Trung Quốc. Học giả David Scot của Đại học Brunel, Anh cho rằng, việc Ấn Độ làm sâu sắc hóa Chính sách Hướng Đông rõ ràng nhằm cạnh tranh với Trung Quốc[2]. Học giả Danielle Rajendran chỉ ra, “Chính sách Hướng Đông” ra đời vào thập niên 90 của thế kỷ XX gồm có ba nhân tố thúc đẩy, và nhân tố Trung Quốc là một trong số đó, mục tiêu nhằm tránh rơi vào địa vị phụ thuộc về mặt kinh tế và chính trị ở khu vực Đông Nam Á[3]. David Brewster cũng chỉ ra rằng, sự tiếp xúc chiến lược giữa Ấn Độ và các đối tác châu Á - TBD đã phản ánh phương diện cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Học giả người Mỹ cho rằng, ứng phó với năng lực và sự tồn tại không ngừng tăng lên ở khu vực Ấn Độ Dương của Trung Quốc có thể là một nhân tố khác của việc thúc đẩy “Chính sách Hành động phía Đông”[4]. Thậm chí có học giả cho rằng, việc Trung Quốc cho ra đời đề xướng “Tái phục hồi con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” đã trở thành một nhân tố quan trọng của việc Ấn Độ nâng cấp “Chính sách Hướng Đông” lên thành “Chính sách Hành động phía Đông”, còn kế hoạch Mausam cũng chủ yếu là nhằm hồi ứng cho đề xướng con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc[5].
Nhìn từ nhận thức của giới chiến lược và người dân Ấn Độ về Trung Quốc, cũng như phân tích đánh giá của quốc tế về chiến lược đối ngoại Ấn Độ không khó để thấy rằng, nhân tố Trung Quốc đằng sau chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ - từ “Chính sách Hướng Đông” cho đến việc nâng cấp thành “Chính sách Hành động phía Đông” - là điều dễ nhận thấy.
2. Biện luận và nhận thức chủ lưu của Ấn Độ đối với chính sách Trung Quốc
Văn phòng Thủ tướng, Ủy ban An ninh quốc gia và Bộ Ngoại giao là ba bộ phận cốt yếu trong việc xây dựng chiến lược ngoại giao Ấn Độ, nhưng những thinktank của tầng lớp quyền lực trung gian có ảnh hưởng ngày càng tăng lên trong việc hình thành chiến lược ngoại giao Ấn Độ. Cùng với sự tăng lên về thực lực và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, giới chiến lược Ấn Độ tranh luận liên tục về chiến lược đối phó với Trung Quốc, quan điểm chủ lưu cơ bản thể hiện trên hai phương diện: Một là, ứng phó tích cực; hai là, cân bằng khéo léo. Thay đổi sự bị động về chiến lược đối phó Trung Quốc, chuyển sang đối phó một cách tích cực. Mặc dù một bộ phận học giả từ góc độ toàn cầu và chiến lược kêu gọi “sự kết hợp Ấn Trung” (Chindia)[6], Chính phủ Modi cũng dùng cụm từ “Từ inch đến dặm” (Inch toward Miles)[7] để miêu tả quan hệ song phương, nhưng giới chiến lược Ấn Độ vẫn luôn có một nhận thức mang tính khuynh hướng, tức Ấn Độ luôn có chính sách ngoại giao hồi ứng một cách bị động đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc từ thế kỷ XX đến nay, chính sách Trung Quốc của Chính phủ Liên minh Đoàn kết tiến bộ (2004-2014) cũng chịu sự chất vấn của giới học thuật Ấn Độ. Học giả Subhash Kapila phê bình chính sách Trung Quốc của Chính phủ Liên minh Đoàn kết tiến bộ đã thất bại, và cho rằng, chính sách Trung Quốc của Modi năm 2015 sẽ tái hiện “Hội chứng Nehru”[8]. Học giả Harsh V. Pant cũng cho rằng, ứng phó của Ấn Độ đối với hành vi của Trung Quốc đối với Ấn Độ và khu vực xung quanh càng tích cực hơn[9]. Hành động ứng phó tích cực cũng báo hiệu sự tiếp xúc với Trung Quốc. Có học giả chỉ ra rằng, mặc dù thiếu góc nhìn về văn hóa và chiến lược dài hạn, nhưng chính sách Trung Quốc của Ấn Độ vẫn tiếp tục với mục tiêu tiếp xúc Trung Quốc[10].
Theo đuổi sự cân bằng một cách khéo léo, chiến lược né tránh quyết định hoàn cảnh khó khăn. Văn hóa chiến lược của Ấn Độ mang đặc tính nhị nguyên, điều này đã quyết định việc Ấn Độ theo đuổi xu hướng chiến lược bao gồm cả phong ngự lẫn tấn công ở một chừng mực nhất định. Trong báo cáo “Không liên kết 2.0” cho rằng, chiến lược Trung Quốc của Ấn Độ phải duy trì sự cân bằng thận trọng, tức sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị, cân bằng giữa song phương và khu vực. Dựa trên tính bất đối xứng về thực lực và ảnh hưởng trước mắt và tương lai giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Ấn Độ phải nắm bắt tốt sự cân bằng này[11]. Cựu cố ấn an ninh quốc gia M.K. Narayanan chỉ ra rằng, vì Trung Quốc sử dụng phương thức rất đơn giản để biểu hiện hiện thực cực kỳ phức tạp, nên Ấn Độ phải tránh rơi vào bẫy đưa ra quyết định về vấn đề chiến lược[12]. Học giả Ấn Độ, Brahma Chellaney cũng cho ràng, sự lựa chọn của Ấn Độ khoong chỉ có sự mềm mỏng hoặc mạo hiểm chiến tranh, mà Ấn Độ có rất nhiều lựa chọn giữa hai sự cực đoạn đó, Chính phủ Modi phải xây dựng một chiến lược ứng phó tự tin, vừa không quá thận trọng cũng không yếu đuối với chủ nghĩa tiệm cận mang tính sáng tạo vượt qua góc nhìn cực đoan[13]. Đồng thời, có chiến lược gia kiến nghị Chính phủ Modi nên đặt trọng điểm vào bình diện chiến lược trong quan hệ Ấn – Trung, đồng thời giảm bớt sự chú ý đến quan hệ thương mại, “Chính sách Hành động phía Đông” phải bao hàm cả nội dung quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc[14].
Chiến lược Châu Á – TBD của Ấn Độ, đặc biệt là “Chính sách Hành động phía Đông” đã mang lại thời cơ hội cho sự tác động lẫn nhau giữa hai nước Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng “tiếp xúc mang sự phòng ngừa” vẫn là nét đặc trưng rõ ràng của Chính sách Trung Quốc của Ấn Độ. Nói một cách khách quan, Chính sách Trung Quốc của Ấn Độ dưới sự chỉ đạo của lợi ích quốc gia rõ ràng – “hợp tác về kinh tế, cân bằng về chiến lược” – là một sự lựa chọn tất yếu. (Xem tiếp phần 9)
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
[1] Sunil Khilnani et al, "Nonalignment 2.0: A Foreign and Strategic Policy for India in the Twenty - first Century"
[2] David Scott, "Strategic Imperatives of India as an Emerging Player in Pacific Asia," International Studies, Vol.44, No.2, 2007, p.123
[3] Danielle Rajendram, "India's New Asia - Pacific Strategy: Modi Acts East".
[4] Scott Cheney - Peters, "India's Maritime Acts in the East," June 18, 2015.
[5] Saurav Jha, "Energy, Defense Deals Highlight Vietnam's Role in India's 'Act East' Policy," World Politics Review, Sep. 25, 2014.
[6] Mehraj Uddin Gojree, "Foreign Policy of India towards China: Principles and Perspectives," International Research Journal of Social Sciences, Vol.3, No.9, Sep. 2014, p.57-58.
[7] "Xi's Visit a Defining Moment in India - China Ties," The Hindu, Sep.17, 2014.
[8] Subhash Kapila, "India's Foreign Policy 2004 -2014 Dismally Failed: Challenges ahead," SAAG Paper, No. 5973.
[9] Harsh V. Pant, "India's Response to a Rising China," August 2011.
[10] D. S. Rajan, "India should Carefully Weigh China's Strategic Intentions," SAAG Paper, No. 5754.
[11] Sunil Khilnani et al, "Nonalignment 2.0: A Foreign and Strategic Policy for India in the Twenty - first Century"
[12] M.K. Narayanan, "To China with a Clear Strategy," The Hindu, May 12.2015.
[13] Brahma Chellaney, "Dragon's Game: India Needs to Reformulate its China Policy," Hindustan Times, April 24, 2015.
[14] M.K. Narayanan, "The Chinese Fault Line in Foreign Policy," The Hindu, May 29, 2015.
* Viện Nghiên cứu Nam Á và Chiến lược Toàn cầu, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024