Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Sự phát triển, mục tiêu và lộ trình thực hiện chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Ấn Độ (Phần 9)

Sự phát triển, mục tiêu và lộ trình thực hiện chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Ấn Độ (Phần 9)

05:55 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 8)

Wu Zhaoli​*

3. Tác động qua lại giữa Ấn Độ và Trung Quốc dưới khuôn khổ “nguyên tắc lợi ích quốc gia rõ ràng”

Chính phủ Modi tiến thêm một bước trong việc xác lập nguyên tắc chiến lược đối ngoại quốc gia dưới sự chỉ đạo của lợi ích quốc gia rõ ràng. “Lợi ích quốc gia rõ ràng” được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2006 dưới thời Thủ tướng Singh trong cuộc tranh luận ở Hạ viện (Lok Sabha) về thỏa thuận hạt nhân Ấn Mỹ[1]. Trong hội nghị lưỡng viện vào háng 6 năm 2014, Tổng thống Ấn Độ Mukherjee đã nhắc lại sự kết hợp giữa sức mạnh giá trị quan Ấn Độ và chủ nghĩa thực dụng trong tiếp cận quốc tế dựa trên nền tảng lợi ích quốc gia rõ ràng[2]. Hiện nay, nguyên tắc này càng được Chính phủ Modi xác định rõ hơn với tư cách là nguyên tắc cốt lõi của chính sách đối ngoại, hơn nữa nhân tố chủ nghĩa hiện thực mới đã đi sâu vào trong tư duy của Chính phủ Modi về hình thế chiến lược tổng thể của Ấn Độ[3]. Chủ nghĩa hiện thực này càng được thể hiện rõ ràng hơn trong chính scash của Ấn Độ đối với Trung Quốc.

Mặc dù cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ, Shivshankar Menon từng chỉ ra rằng, quan hệ Ấn Trung có tính nhị nguyên[4], và sự sâu sắc hóa về hợp tác kinh tế chưa hẳn làm xoa dịu căng thẳng về chiến lược, nhưng Chính phủ Modi không hề muốn kế thừa truyền thống từ chối hợp tác kinh tế với Trung Quốc vì lý do an ninh của Chính phủ Liên minh đoàn kết tiến bộ (UPA), mà có xu hướng thực thi chính sách tăng cường hợp tác kinh tế để thu hẹp khoảng cách chiến lược với Trung Quốc.

Ấn Độ và Trung Quốc đã thiết lập cơ chế đối thoại đa kênh, đa bình diện, trong đó chủ yếu bao gồm đối thoại kinh tế chiến lược, đối thoại về quốc phòng và an ninh, cũng như các hội nghi liên quan đến các vấn đề bên lề. Từ sau khi Thủ tướng Modi lên nắm quyền, các cơ chế đối thoại song phương được lần lượt mở ra, nhấn mạnh đến việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược xuất phát từ lợi ích lâu dài và cục diện quan hệ hai nước. Chính phủ Modi đặt trọng tâm quan hệ kinh tế thương mại ở khu vực châu Á, đồng thời nhìn thấy rõ được tương lai của nền kinh tế Ấn Độ là ở châu Á. Mặc dù Ấn Độ chưa tỏ thái độ rõ ràng về kế hoạch “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, nhưng nước này đã bằng lòng thúc đẩy việc Trung Quốc xây dựng khu công nghiệp tại Ấn Độ, hy vọng Trung Quốc đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ; Ấn Độ cũng bắt đầu có hồi ứng tích cực về hợp tác khu vực Bangladesh - Ấn Độ - Trung Quốc – Myanmar có lợi cho việc thúc đẩy khu vực Đông Bắc Ấn Độ phát triển, đồng thời trở thành cổ đông sáng lập lớn thứ hai của  Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).

Về mặt chiến lược, Ấn Độ đồng thời cũng tập trung cân bằng sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực và toàn cầu. Đầu tiên là, ở bình diện khu vực Nam Á, Ấn Độ phát huy vai trò chủ đạo trong khối Liên minh Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Thủ tướng Modi ra sức mời lãnh đạo các nước Nam Á đến tham gia lễ nhậm chức Thủ tướng đã chứng tỏ điểm này. Hai là, Thủ tướng Modi sau khi mới lên nắm quyền đã đến thăm hai nước láng giềng là Buhtan và Nepal với hy vọng tăng cường ảnh hưởng truyền thống với những quốc gia này. Ba là, ở tầng diện liên khu vực, Ấn Độ đã sâu sắc hóa sự hợp tác chiến lược với các quốc gia Mỹ, Nhật, ASEAN, Hàn Quốc và Mông Cổ, từ đó tạo môi trường chiến lược có lợi cho sự phát triển.

V. Kết luận

Chiến lược Châu Á – TBD của Ấn Độ, về thực tế là tư tưởng chiến lược đối ngoại – tổng hợp chủ nghĩa Nehru, chủ nghĩa tân tự do và chủ nghĩa siêu hiện thực – làm khởi điểm logic cho sự thực thi và mở rộng “Chính sách Hướng Đông”, hướng đến địa vị cường quốc và thực hiện chiến lược của lý tưởng cường quốc với việc thực hiện các mục tiêu như phát triển kinh tế, cân bằng quyền lực, mở rộng không gian chiến lược và tầm ảnh hưởng của sức mạnh mềm làm dẫn hướng. Thông qua việc thực thi và sâu sắc hóa chiến lược Châu Á – TBD, Ấn Độ đã tăng cường liên kết thương mại với các quốc gia ở khu vực châu Á – TBD, đặt nền móng cho việc cải cách xã hội kinh tế trong nước, mơ rộng tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á – TBD, điều này ở một mức độ nhất định đã làm thay đổi kết cấu quyền lực khu vực này, tạo nên môi trường thuận lợi để Ấn Độ trỗi dậy trở thành cường quốc toàn cầu. Chiến lược Châu Á – TBD của Ấn Độ đang đối mặt với một cơ hội vô cùng to lớn.

Một là, nền tảng thực thi chiến lược đối ngoại của Chính phủ Ấn Độ được cải thiện, Đảng BJP chiếm đa số ghế trong quốc hội, nhân dân Ấn Độ có khát vọng về phát triển kinh tế và tăng cường liên kết kinh tế đối ngoại, ảnh hưởng của đảng đối lập giảm sút, điều này đã mang lại cơ hội to lớn cho việc thực thi chiến lược đối ngoại của Chính phủ Modi. Hai là, môi trường bên ngoài thuận lợi hơn. Mỹ, ASEAN, Nhật Bản và Australia đều hy vọng Ấn Độ đóng vai trò quan trọng hơn ở khu vực châu Á – TBD, đặc biệt trong Tuyên bố chung Ấn – Mỹ vào tháng 9 năm 2014, lần đầu tiên “Chính sách Hành động phía Đông” và Chiến lược Tái cân bằng của Mỹ được kết nối cùng nhau[5]. Các quốc gia như Nhật Bản có sự tích cực và ủng hộ tài chính đối với chiến dịch “Make in India” do Ấn Độ phát động, hợp tác về an ninh và quốc phòng từng bước sâu sắc hóa, nhưng điều này đều mang lại môi trường bên ngoài khó có được cho Ấn Độ.

Chiến lược Châu Á – TBD của ẤN Độ cũng đối mặt với nhiều thách thức. Mặc dù có học giả cho rằng, “Chính sách Hướng Đông” với tư cách là tải thể quan trọng của Chiến lược Châu Á – TBD đối mặt với thách thức trên ba phương diện, bao gồm sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự phát triển của động thái tam giác Mỹ - Trung - Ấn và năng lực cũng như động cơ quyết sách chính sách của Ấn Độ, hơn nữa phương thức xử lý những thách thức này sẽ quyết định hướng đi của “Chính sách Hướng Đông”[6], nhưng trên thực tế, thách thức chủ yếu của Chiến lược Châu Á – TBD của Ấn Độ chính là bản thân năng lực, chính trị và ý nguyện ngoại giao, cũng như kỹ xảo thực hiện chiến lược của Ấn Độ.

Một là, sức mạnh cứng của Ấn Độ vẫn chưa đủ, ở một mức độ nhất định đã làm hạn chế năng lực và quyết tâm trong việc phát huy vai trò cân bằng của Ấn Độ, thậm chí có học giả cho rằng, Ấn Độ thiếu đi nguồn vật chất và chính trị để xây dựng và hoàn thành chính sách đối ngoại một cách độc lập[7], vì thế, trong tương lai, vai trò “người cân bằng khu vực” mà Ấn Độ đang tạo dựng có thể phát huy vai trò như dự kiến hay không sẽ quyết định bởi việc nâng cao thực lực quốc gia và sự phát triển kinh tế trong tương lai của Ấn Độ.

Hai là, chiến lược Châu Á – TBD của Ấn Độ từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay đã đạt được thành tựu rõ rệt, nhưng khoảng cách giữa tiềm lực và hiện thực của chiến lược này luôn được mở rộng, khu vực ASEAN cũng tồn tại khoảng cách về kỳ vọng vai trò và ý nguyện chính trị của Ấn Độ[8]. Chính phủ Ấn Độ có thể chuyển những ngôn từ chiến lược và ngoại giao đẹp đẽ thành hành động thực tế hay không cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến lược châu Á – TBD của Ấn Độ ở chừng mực nhất định. Đồng thời, nhân tố Trung Quốc hoặc ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc chỉ là một trong nhiều mục tiêu của chiến lược Châu Á – TBD của Ấn Độ đang chèn ép không gian chiến lược của Ấn Độ, nhưng Ấn Độ có ý muốn chính trị và dũng khí ngoại giao để nắm bắt cơ hội về đề xuất “Một vành đai, một con đường” do Trung Quốc đề xướng hay không. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của chiến lược này của Ấn Độ[9].

Ba là, mặc dù có học giả đánh giá rằng, trong thế giới mà sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, cạnh tranh chính trị và liên minh chiến lược không ngừng phát triển, biến đổi, việc theo đuổi sự tự chủ về chiến lược đã không còn hợp thời, nhưng sự quan tâm chủ yếu về chính sách ngoại giao của Ấn Độ phải rời xa việc “khắc chế” hoặc “cân bằng” Trung Quốc, mà quan trọng hơn là phát huy tầm ảnh hưởng ngoại giao với tư cách là chính sách đối ngoại phi cân bằng và khắc chế[10].

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ


[1] Prime Minister's Office, "PM's Reply in the Lok Sabha to the Debate on Civil Nuclear Energy Cooperation with the United States," March 11, 2006.

[2] "Address by the President of India Shri Pranab Mukherjee to Parliament"

[3] Stephen Cohen and Michael O'Hanlon, "A New Moment in India - US Defence Ties," Indian Strategic Studies, Jan. 24, 2015.

[4] Bruces Jones, “Non Aligned or Natural Allies: Modi and the Challenge of Great Power Relations”.

[5] The White House, "U.S - India Joint Statement," September 30, 2014.

[6] S. D. Muni, "India's Look East Policy: The Strategic Dimension".

[7] Ashley J. Tellis, "Can India Revive Nonalignment?" Yale Global, August 28, 2012.

[8] C. Raja Mohan, "Not so Easy to Act East," The Indian Express, Nov. 22, 2014.

[9] Ashley J. Tellis, "Can India Revive Nonalignment?"

[10] Medha Bisht, "India and the Asia - Pacific Chessboard".

* Viện Nghiên cứu Nam Á và Chiến lược Toàn cầu, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.​

Nguồn:

Cùng chuyên mục