Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Sự va chạm của 3 khu vực địa lý đang tạo nên một trật tự thế giới mới

Sự va chạm của 3 khu vực địa lý đang tạo nên một trật tự thế giới mới

05:04 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Samir Saran[1]

Trong bảy thập kỷ đã qua, thế giới đã bị nhào nặn bởi mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, trong đó Mỹ và EU gánh vác các điều khoản về hòa bình, ổn định và thịnh vượng kinh tế.

Sự thành công của trật tự thế giới này đã tạo ra thách thức với chính sự tồn tại của nó. Những người hưởng lợi ở châu Á và các nơi khác ngày càng thách thức tính hiệu quả của các thỏa thuận này và hiệu lực của các quy tắc đã quản lý các vấn đề toàn cầu. Trong khi nhà sử học John Ikenberry mô tả trật tự thế giới tự do là mô hình quản trị kiểu “trục bánh xe và nan hoa” (hub and spoke), với trung tâm là phương Tây, thì rõ ràng, các vùng ngoại vi của hệ thống đang phát triển bánh xe và động cơ của riêng họ.

Thật vậy, sự trỗi dậy của châu Á nói chung đang vẽ lại bản đồ vật lý và tinh thần của thế giới. Các mối quan hệ xuyên quốc gia và các dòng tài chính, thương mại, công nghệ, thông tin, năng lượng và lao động mới đã tạo ra ba khu vực địa lý chiến lược mới, thoát khỏi cái bóng của trật tự xuyên Đại Tây Dương. Về cơ bản, chúng đại diện cho sự va chạm của các cấu trúc chính trị thô sơ - và việc quản lý của chúng đòi hỏi những ý tưởng mới, các thể chế linh hoạt và quan hệ đối tác lưu động.

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Va chạm đầu tiên đang diễn ra là liên minh của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nó được định nghĩa phổ biến là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đây là một cấu trúc được khuyến khích bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc nhưng được xác định theo các biện pháp bình đẳng bởi các chủ thể khu vực phản ứng với đề xuất của Bắc Kinh. Châu Á đại dương hiện lớn hơn Mỹ, ASEAN và Trung Quốc - trước đây được tổ chức theo cấu trúc châu Á - Thái Bình Dương. Biên giới của nó không giới hạn ở phía Đông của Ấn Độ Dương. Từ Nantucket đến Nairobi, các cuộc đối thoại về an ninh, phát triển và thương mại tại khu vực này sẽ bao gồm các tay chơi đến từ ba châu lục.

Lục địa Á - Âu

Va chạm thứ hai là sự kết hợp giữa châu Âu và châu Á thành một hệ thống chiến lược mạch lạc: Á Âu (Eurasia). Đây là một ý tưởng cũ, đã chìm vào trong lịch sử, nhưng nó có một từ vựng mới. Sự tương tác của các thị trường và cộng đồng từ các khu vực địa lý từng tách biệt này đang tạo ra một sự phụ thuộc lẫn nhau với kích thước siêu lục địa mới.

Tuy nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau này không phải là không có va chạm: cái bóng của Trung Quốc hiện ra lờ mờ trên khắp châu Âu và lời hứa của nó về việc củng cố sự thịnh vượng của cựu lục địa đã tỏ ra quá khó để cưỡng lại. Trong khi đó, Moscow đang thể hiện một nhiệt huyết mới để đòi lại địa vị vốn có khi người chơi Á - Âu nguyên mẫu (archetypical Eurasian player) và các thành viên của NATO tiếp tục tranh luận về vai trò tương lai trong khu vực. Khi các mảng kiến tạo địa chính trị này đụng độ và hợp nhất, rõ ràng, Đông và Tây sẽ thiết lập các điều khoản tham gia mới.

Bắc cực

Và cuối cùng, chúng ta có Bắc cực. Sinh ra như một hậu quả không lường trước của biến đổi khí hậu, lần đầu tiên, vùng địa lý này sẽ hợp nhất chính trị với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, ngay cả khi nó kích thích sự xung đột giữa các thỏa thuận đã tồn tại ở các khu vực này. Tuyến đường biển phía Bắc là một lý thuyết cuốn hút; sự nóng lên toàn cầu đang biến nó trở thành thực tế. Chẳng hạn, công ty vận tải toàn cầu Maersk đã hoàn thành chuyến đi đầu tiên với các tàu phá băng vào tháng 8/2018 (mặc dù công ty này bày tỏ sự hoài nghi về khả năng tồn tại của tuyến đường). Tuy nhiên, sự xuất hiện của vùng địa lý này sẽ không còn gây ra va chạm và cũng có thể tạo ra một sự phân phối mới về của cải và quyền lực trong khu vực.

Tuy hầu hết các chính phủ phương Tây hiện đang chia sẻ xung quanh sự kiện Maersk, thì Moscow và Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, năng lực hải quân và năng lực quân sự. Trên thực tế, đây là một phần trong tham vọng “con đường tơ lụa vùng địa cực” (Polar Silk Road), Bắc Kinh hiện đang tích cực khuyến khích các doanh nghiệp của mình sử dụng tuyến đường vận tải biển phía Bắc. Ngoài ra, việc kiểm soát thực tế đối với các tuyến vận chuyển trong khu vực hiện đang thuộc về Moscow, nơi nước này đã ra quyền cấp giấy phép vận chuyển - một điều mà các quan chức Mỹ đã tuyên bố có thể trái với Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc. Năm 1956, Anh đã gây chiến với Ai Cập để giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Suez; và nếu không có sự sắp xếp thích hợp cho việc quản trị Bắc Cực, thì lịch sử cũng có thể lặp lại ở một vài vĩ độ phía Bắc.

Sự va chạm của ba khu vực địa lý này sẽ định hình trật tự thế giới thế kỷ XXI. Tuy nhiên, quá trình này không có tương đồng lịch sử. Trật tự sau chiến tranh và các trật tự trước đó đều đời sau một cuộc cách mạng và hỗn loạn thảm khốc trong chính trị toàn cầu - và những cuộc xung đột trên quy mô lớn và tàn khốc.

Ngày nay, sự thay đổi này có thể sẽ diễn ra dần dần, phụ thuộc lẫn nhau và tiến hóa. Sẽ không có thời điểm xác định duy nhất khi một trật tự mới được sinh ra. Thay vào đó, chính trị toàn cầu sẽ vận hành với “50 sắc thái - màu xám” trong tương lai gần.

Khi ba khu vực địa lý này hình thành, thì sau đó là năm xu hướng đáng được chú ý sau:

1. Nguy cơ từ các cuộc chiến tranh lạnh riêng biệt liên khu vực. Không giống như thế kỷ XX, sự căng thẳng này sẽ không phải là lưỡng cực, và động lực, phương tiện và mục tiêu của mỗi bên tham gia cũng sẽ khác nhau. Cho dù đó là cuộc chiến tranh lạnh trên dãy núi Himalaya giữa Ấn Độ và Trung Quốc, cơn giá lạnh Bắc Cực giữa Moscow, châu Âu và Washington hay cuộc hỗn chiến Địa Trung Hải giữa EU và Trung Quốc, nhiều cường quốc sẽ gây ảnh hưởng đối với các khu vực địa lý nói trên và sẽ cạnh tranh tại giao điểm xã hội, thương mại và lĩnh vực quân sự.

2. Nhiều "liên minh tiện lợi” (coalitions of convenience) khác có khả năng xuất hiện trên các khu vực địa lý này. Trong một trật tự thế giới không chắc chắn và bất định, các mối quan hệ đối tác dựa trên vấn đề có thể đã vượt quá tầm ảnh hưởng đối với một số cuộc đối thoại. Trong ba thập kỷ tới, với sự giúp đỡ từ Iran và Trung Quốc, Nga đang dần tham gia vào cuộc chiến ở Afghanistan, trong khi Ấn Độ và Pháp đang hợp tác về an ninh và phát triển hàng hải. Trung Quốc đang hợp tác với Greenland - trong bối cảnh Đan Mạch đang rất đau đầu - để củng cố các yêu sách ở Bắc Cực. Những liên minh kiểu này sẽ có khả năng tăng lên gấp bội.

3. Khả năng về các cuộc đối thoại theo thể chế mới. Hiện tại, EU đang tuyên bố sẽ có mặt trong Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương và các quốc gia ASEAN đang thực hiện các thỏa thuận với Hội đồng Bắc Cực. Các quốc gia và tổ chức nói trên đang vượt qua các bản đồ tinh thần (mental maps) thế kỷ XX của họ để tìm kiếm các cơ hội chiến lược và thương mại mới. Chẳng hạn, không thể tưởng tượng được rằng, NATO và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), một ngày nào đó có thể đối thoại về an ninh và kết nối Á - Âu.

4. Việc mở ra Bắc Cực sẽ đánh giá khả năng của các cường quốc trong việc cung cấp an ninh như một thứ hàng hóa công ở các nơi khác trên thế giới. Nói cách khác, các con đường địa chiến lược như Kênh đào Suez và Eo biển Malacca có thể sắp hết hạn sử dụng, việc bắt buộc phải bảo đảm các tuyến đường biển ở Bắc Cực có thể khiến các tuyến đường trước đây sẵn sàng đứng lên bảo vệ quyền lực của chúng. Liệu các khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Âu-Á có thể trở thành không gian không kiểm soát - như Vịnh Aden - hay là các cường quốc khu vực sẽ xây dựng một trật tự của riêng họ?

5. Cuối cùng, ma trận thể chế cũng sẽ phát triển để đáp ứng với những thay đổi này. Rõ ràng là các thể chế quốc tế hiện tại không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các nước đang phát triển và các cường quốc khu vực mới nổi. Những tổ chức nào, sau đó, sẽ quan trọng đối với các khu vực địa lý này? Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ thay thế vai trò của Ngân hàng Thế giới ở châu Á hay các đề xuất đa phương mới sẽ xuất hiện từ các quốc gia như Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản? Liên hợp quốc sẽ là trung tâm của các cuộc đối thoại về hòa bình và an ninh, hay các tổ chức khu vực như SCO (có lẽ trong một vỏ bọc khác) và Hội đồng Bắc Cực sẽ củng cố các quy tắc riêng của họ?

Trong thế kỷ XX, các thể chế đa phương được coi là người hòa hoãn và quản lý xung đột. Sự khôn ngoan truyền thống đó có thể bị thay đổi, do các trung tâm quyền lực cạnh tranh, lần đầu tiên kể từ Hòa ước Westfalen, tạo ra các thỏa thuận thể chế riêng để gây ảnh hưởng. Do đó, một tổ chức như SCO, có thể tự đặt nó vào vị trí là người bảo vệ sự ổn định của Á - Âu, trái ngược với OSCE hoặc NATO, cho đến nay vẫn đóng vai trò này.

Cách thức các quốc gia vẽ nên thế giới là điều quan trọng; bản đồ tinh thần của họ chỉ ra các ưu tiên ngoại giao, quan hệ đối tác kinh tế và an ninh. Sự va chạm của các khu vực địa lý mới khiến các quốc gia mô phỏng lại thế giới quan của họ.

Trong thế kỷ XXI, Đông và Tây là kết cấu vô nghĩa. Điều quan trọng hơn là làm thế nào các tác nhân và các tổ chức giải quyết các mâu thuẫn chắc chắn sẽ phát sinh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Âu Á và Bắc Cực. Đây là khoảnh khắc kỳ lạ và hiếm hoi khi quản trị toàn cầu không chỉ là tổng hòa của các bộ phận hoặc cấu trúc khu vực riêng lẻ.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/research/the-collision-of-these-3-geographies-is-creating-a-new-world-order-45333/


[1] Chủ tịch quỹ Các nhà quan sát Ấn Độ (ORF), phụ trách diễn đàn Đối thoại Raisina.

Nguồn:

Cùng chuyên mục