Tác động của giáo dục trong xã hội đến Văn hóa chính trị Ấn Độ
Bản chất của văn hóa chính trị Ấn Độ đã được định hình bởi lịch sử, xã hội, kinh tế, tôn giáo và nhiều truyền thống khác trong xã hội. Văn hóa chính trị Ấn Độ đang trong giai đoạn chuyển tiếp tức là giai đoạn hình thành và vẫn tiếp tục phát triển những nét mới. Nền chính trị Ấn Độ đã thay đổi rất nhiều nếu so sánh từ giai đoạn trước độc lập đến sau độc lập. Xã hội có giáo dục thời kỳ trước độc lập quá thiếu hiểu biết về văn hóa chính trị Ấn Độ nên văn hóa chính trị Ấn Độ thời đó rất đơn giản và dễ quản lý các chức vụ lãnh đạo, thực trạng này vẫn tồn tại cho đến 25 năm sau ngày độc lập.
Văn hóa chính trị Ấn Độ đã trải qua nhiều thay đổi từ thời kỳ trước khi độc lập đến thời điểm hiện đại. Ấn Độ giành độc lập sau một cuộc đấu tranh lâu dài và với vô số di sản vật thể và phi vật thể đã ảnh hưởng đến quá trình hậu độc lập theo nhiều cách phức tạp. Xã hội Ấn Độ vào cuối thế kỷ 18 về cơ bản là một xã hội phong kiến[1] và người dân thiếu kiến thức. Tầng lớp cao gồm một nhóm nhỏ những người khá giả bao gồm các lãnh chúa phong kiến và những người phụ thuộc, những người ủng hộ, những người canh tác trên những vùng đất rộng lớn, thương nhân, thương gia và những người cho vay lấy lãi. Phần lớn dân số là những người có hoàn cảnh khó khăn và nghèo đói.
Văn hóa chính trị của một xã hội là thành phần quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc hình thành dư luận xã hội. Văn hóa chính trị là những chuẩn mực, giá trị và niềm tin có nguồn gốc sâu xa trong xã hội có quyền lực chính trị, có tính hợp pháp và đóng vai trò lớn trong việc xác định mối quan hệ của công dân với hệ thống chính trị.[2]
Bản thân nền tảng kinh tế - xã hội của xã hội được phản ánh trong chính sách giáo dục. Và lúc bấy giờ nền kinh tế xã hội của người dân Ấn Độ quá xuống cấp. Các triều đình phong kiến thời đó không nhận bất kỳ trách nhiệm nào đối với việc giáo dục con người và tất cả nỗ lực giáo dục của họ chỉ giới hạn ở việc cung cấp một số hỗ trợ tài chính cho những người có học và các tổ chức học tập cao hơn chủ yếu dựa trên lý do tôn giáo.[3] Xã hội có giáo dục phải có lực lượng lao động có trình độ cao, và buộc người dân phải học cách vận hành với lượng thông tin và kiến thức lớn. Từ đó, họ có thể can thiệp vào văn hóa chính trị với tư duy mới.
Văn hóa chính trị Ấn Độ trong xã hội tri thức
Vai trò của giáo dục trong việc hỗ trợ sự phát triển của những công dân tích cực cho một xã hội dân chủ không phải là mới, tuy nhiên rõ ràng là đã có sự tập trung ngày càng nhiều vào vai trò này của giáo dục tại Ấn Độ và quốc tế trong thập kỷ qua. Những mối quan tâm như vậy có xu hướng phát sinh từ số lượng nhiều yếu tố như toàn cầu hóa ngày càng tăng trong đời sống văn hóa, kinh tế và chính trị, dân số ngày càng đa dạng làm nảy sinh câu hỏi và thay đổi các quan niệm từng thống trị trước đây về những gì cấu thành nên “bản sắc dân tộc”, và sự gia tăng chủ nghĩa cá nhân trong xã hội, được thể hiện qua sự thờ ơ của những người trẻ tuổi trong xã hội trong mối quan hệ với đời sống xã hội và chính trị và sự suy giảm vốn xã hội.[4]
Văn hóa chính trị của người dân Ấn Độ mang lại cho họ định hướng về chính thể của họ và các quá trình của nó. Một cách để tìm hiểu về niềm tin chính trị là quan sát cách thức vận hành của cấu trúc chính trị. Những niềm tin này ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi cách thức vận hành của các cấu trúc và có một vòng tròn chặt chẽ về mối quan hệ giữa văn hóa và cấu trúc của nó. Do đó, văn hóa chính trị là biểu hiện dưới dạng tổng hợp của các khía cạnh tâm lý và chủ quan của chính trị. Văn hóa chính trị là sản phẩm của cả lịch sử tập thể của hệ thống chính trị và lịch sử cuộc đời của các thành viên trong hệ thống. Tóm lại, văn hóa chính trị là hệ thống chính trị mà văn hóa của nó có ảnh hưởng đối với hệ thống xã hội.
Những người trong xã hội có giáo dục đều có chung bản chất con người như động lực cảm xúc, năng lực trí tuệ và quan điểm đạo đức. Bản chất chung của con người thể hiện dưới dạng những giá trị, niềm tin và thái độ tình cảm nhất định được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dù ít hay nhiều, và chúng tạo thành văn hóa chung của xã hội đó.[5] Các mối quan hệ xã hội là chủ thể của một quá trình biến đổi không ngừng, của sự lớn lên và suy tàn của sự dung hợp và chia cắt. Vì chúng đều là những biểu hiện của bản chất con người, nên các mối quan hệ xã hội hiện tại được có nguồn gốc xuất phát từ quá khứ và những mối quan hệ của quá khứ tồn tại, nếu chỉ là di sản trong hiện tại.
Xã hội chính trị ở Ấn Độ
Giáo dục, truyền thông, gia đình v.v... đã nâng dư luận xã hội xác thực hơn và cũng là xã hội hóa chính trị. Mọi người có được văn hóa chính trị thông qua một quá trình được gọi là xã hội hóa chính trị. Mặc dù phần lớn xã hội hóa chính trị xảy ra trong thời thơ ấu, con người ở tuổi trưởng thành vẫn tiếp tục được xã hội hóa. Xã hội hóa chính trị diễn ra theo nhiều cách ở Ấn Độ:[6]
· Gia đình: Trẻ nhỏ thường dành nhiều thời gian cho gia đình hơn bất kỳ ai khác và do đó có xu hướng tiếp thu những thói quen, niềm tin, hành vi và thái độ của gia đình. Vì lý do này, gia đình có xu hướng trở thành nguồn xã hội hóa chính trị quan trọng nhất. Các gia đình chủ yếu truyền bá văn hóa chính trị một cách vô tình bằng cách làm gương cho con cái. Rất thường xuyên, mọi người có niềm tin chính trị tương tự như niềm tin của cha mẹ họ.
· Trường học: Hầu hết trẻ em tìm hiểu về đất nước tại trường học, thông qua chương trình giáo dục công dân. Chương trình giảng dạy này đào tạo những người trẻ tuổi trở thành những công dân tốt, thông qua bài học lịch sử, tìm hiểu chính phủ và nghiên cứu xã hội. Mặc dù những bài học này thường là cơ bản, nhưng nhiều ý tưởng và giá trị chính của xã hội Ấn Độ được truyền đạt thông qua giáo dục ở trường.
· Tương tác xã hội: Tương tác xã hội có thể được định nghĩa là bất kỳ mối quan hệ nào giữa con người và các nhóm và làm thay đổi hành vi của những người trong nhóm. Cần có sự tương tác xã hội của đứa trẻ trước khi nó có thể tiếp thu văn hóa của xã hội mình. Do đó, sự tương tác trong xã hội này là một phần của giáo dục trẻ em và kiến thức chung khác về văn hóa chính trị, với điều kiện là loại tương tác này mang lại những thay đổi tích cực trong hành vi của trẻ đối với chính trị.
· Tình trạng thiểu số: Các thành viên của một nhóm thiểu số đôi khi cảm thấy như người ngoài cuộc, và cảm giác bị cô lập và xa lánh này ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với xã hội và chính phủ. Điều này đặc biệt đúng khi nhóm thiểu số được đối xử tốt hơn hoặc tệ hơn những nhóm khác trong xã hội.
· Phương tiện truyền thông: Sức mạnh của phương tiện truyền thông ở bất kỳ quốc gia nào đang gia tăng với sự lan rộng của mạng tin tức truyền hình cáp 24 giờ, đài phát thanh, Internet và sự hiện diện dường như ở khắp mọi nơi của các thiết bị âm thanh và video cá nhân, vì vậy ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đối với xã hội hóa chính trị không còn bó hẹp trong giới trẻ.
Năm loại hình này đã nâng cao trình độ tư duy của người dân trong xã hội Ấn Độ, những người có thể nhận thức được họ về văn hóa chính trị ở Ấn Độ. Một sự kiện chính trị lớn có thể định hình thái độ của cả một thế hệ đối với quốc gia và chính phủ. Trong tất cả các loại hình trên, chính phủ đóng vai trò quan trọng.
Chính phủ đóng một vai trò trong xã hội hóa chính trị theo nhiều cách khác nhau. Chính phủ xác định các chính sách và chương trình giảng dạy, bao gồm cả những gì học sinh có thể đọc, trong các trường công lập. Chính phủ cũng điều chỉnh các phương tiện truyền thông, những gì chúng ta thấy và nghe. Ví dụ: ở Mỹ, các chương trình truyền hình phát sóng không được chứa ảnh khỏa thân hoặc ngôn từ tục tĩu và chính phủ cũng quy định một lượng chương trình “thân thiện với gia đình” nhất định mỗi tuần. Những lựa chọn này có tác động tinh tế đến người xem: Chúng tôi biết rằng ngôn ngữ xấu là không phù hợp và gia đình là một phần thiết yếu của cuộc sống Mỹ và do đó là văn hóa chính trị Mỹ. Nền cộng hòa tốt đẹp muốn thành công thì công dân phải được giáo dục từ nhỏ vì trên mười tuổi thì thái độ của họ đã được định hình và khó có thể thay đổi.
Kết luận
Có thể kết luận rằng từ trước độc lập đến sau độc lập, giáo dục đã đóng vai trò đa dạng đối với văn hóa chính trị Ấn Độ. Giáo dục đã làm thay đổi suy nghĩ của người dân Ấn Độ, có thể thấy rằng trong quá khứ, người dân còn thiếu hiểu biết về chính trị Ấn Độ. Văn hóa chính trị ngày nay của Ấn Độ đã thay đổi do con người có giáo dục hơn, hay nói cách khác là do xã hội có giáo dục hơn.
Tài liệu tham khảo
[1] 1. Firoj High Sarwar, August 2012, Imperial Domination and Social Reforms in India, 1773-1857”, tr.1-12
[2] The Relationship Between Political Culture and Public Opinion, 2014, Available at: http://study.com/academy/lesson/the-relationship-between-political-culture-and-publicopinion.html
[3] D.N. Thakur (2007). “Higher Education and Employment (2nd Edition)”, Available at: https://books.google.co.in/books?isbn=8176294918
[4] Roland Tormey (2006). “Social And Political Education In Senior Cycle”, Available at: http://ncca.ie/en/Publications/Reports/Social_and_political_education_in_senior_cycle_a _background_paper.pdf
[5] Georg Pfeffer, Deepak Kumar Behera (1997). “Contemporary Society: Tribal Studies – Vol 7”, Available at: https://books.google.co.in/books?isbn=8180695344
[6] Chapter 6- Political Socialization, 2012, Available at: http://2012books.lardbucket.org/books/21st-century-american-government-andpolitics/s10-02-political-socialization.html
Tác giả: Girish Yadav và Tiến sĩ Sunil Kumar Jangir, Khoa khoa học chính trị, Đại họcOPJS University (Churu), Rajasthan, Ấn Độ
Nguồn:
http://www.casirj.com/- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục