Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tại sao Fumio Kishida lên làm thủ tướng Nhật Bản là tin tốt cho Ấn Độ

Tại sao Fumio Kishida lên làm thủ tướng Nhật Bản là tin tốt cho Ấn Độ

Các cuộc bỏ phiếu đã hoàn thành và sự chờ đợi đã kết thúc: Fumio Kishida sẽ lên làm Thủ tướng Nhật Bản. Chiến thắng của ông, chỉ một năm sau thất bại dưới tay Thủ tướng sắp mãn nhiệm Yoshihide Suga, đến vào thời điểm hỗn loạn và khủng hoảng. Kishida sẽ phải xử lý nhiều vấn đề ngay khi nhậm chức: đại dịch COVID-19 vẫn hoành hành, đòi hỏi của sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản, và đối phó với Trung Quốc đầy tham vọng đang gõ cửa Nhật Bản.

05:25 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Diễn biến trên chính trường Nhật Bản

Chỉ hơn một năm trước, ông Kishida khi đó là cựu Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Nhật Bản, nhận thấy mình đang ở phía bên kia của con dốc chính trị. Khi Shinzo Abe rời nhiệm sở, Kishida thay thế ông nhưng thua cánh tay phải của Abe là ông Yoshihide Suga, người được lên làm Thủ tướng. Nhiều nhà quan sát cảm thấy rằng, Kishida 62 tuổi, người đại diện cho Hiroshima tại Hạ viện, đã bỏ lỡ cơ hội. Tuy nhiên, ông Suga không chứng tỏ được sự thành thạo trong việc làm thủ tướng như khi ông từng làm cố vấn chính trị cho ông Shinzo Abe. Chính quyền của ông Suga bị cho là đã xử lý sai trong ứng phó với COVID-19 khi trì hoãn việc tiêm vắc xin và đề xuất các kế hoạch du lịch nửa chừng khi số ca vẫn gia tăng. Xếp hạng tín nhiệm trong nước của Suga đã giảm xuống và Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản ngày càng lo lắng về việc tìm người đại diện đảng cho cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra. Nhận thấy đây là cơ hội của mình, Fumio Kishida tuyên bố ứng cử vào vị trí lãnh đạo LDP và giúp đẩy nhanh quá trình loại ông Suga.

Tuy nhiên, để có được vị trí Thủ tướng, ông Kishida vẫn phải loại hàng loạt ứng viên cạnh tranh. Taro Kono, con trai của cựu Chánh văn phòng Chính phủ Yohei Kono, là cựu Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng, và là một trong những chính trị gia đang tại vị được yêu thích nhất ở Nhật Bản. Ông có danh tiếng là nhà cải cách tài ba, điều này nâng cao sự ủng hộ của ông trong cuộc cạnh tranh với các thành viên đảng LDP, những người muốn có cách tiếp cận táo bạo đối với các vấn đề kinh tế, chính trị trên phạm vi rộng của Nhật Bản. Tuy nhiên, khuynh hướng bất chấp đường lối của đảng đối với các vấn đề quan trọng như năng lượng hạt nhân (ông Kono phản đối điều đó), đã làm tổn hại đến cơ hội của ông so với các ứng viên khác. Tiếp theo là bà Sanae Takaichi, con cưng của cánh hữu Nhật Bản. Hơn bất kỳ ứng cử viên nào khác, Takaichi là ngôi sao đột phá của cuộc bầu cử lãnh đạo lần này, và giành được nhiều lời khen ngợi vì sự rành mạch và tự tin trong các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên. Bà Takaichi cũng nhận được sự ủng hộ của cựu thủ tướng Shino Abe, người tiếp tục kiểm soát phe bảo thủ trong đảng LDP.

Tuy nhiên, Kishida đã vượt qua các đối thủ. Ông có “bàn tay an toàn” và kinh nghiệm lâu năm trong chính phủ, làm yên lòng các thành viên cao cấp hơn của đảng. Trong chiến dịch tranh cử này, Kishida đã lột tả hình ảnh của mình như một con chim bồ câu đưa thư đối với Trung Quốc bằng cách bày tỏ “những lời cảnh báo sâu sắc” về các hành động của cường quốc Đông Á ở Biển Đông. Ông cũng tránh xa việc tán thành các quan điểm xã hội gây tranh cãi như hôn nhân đồng giới. Khi làm như vậy, Kishida ra tín hiệu rằng, ông sẵn sàng thỏa hiệp trong các vấn đề chính để phù hợp với phe bảo thủ của Nhật Bản. Abe và đảng của ông đã chú ý nghiêng về phía Kishida, giúp ông hạ gục Taro Kono một cách dễ dàng.

 

Hàm ý đối với Ấn Độ và thế giới

Đối với các đối tác khác của Ấn Độ và Nhật Bản trên toàn cầu, sự ổn định sẽ là yếu tố then chốt. Các nhà hoạch định chính sách ở khối các nước đang phát triển phương Nam chắc chắn sẽ dễ ngủ hơn một chút khi biết rằng Shinzo Abe đã quyết định trở lại chính trường, ngay cả khi ở một vai trò kém nổi bật hơn. Thủ tướng lâu năm là người ủng hộ chính cho mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Ấn Độ và Nhật Bản, vốn đã tăng tốc sau năm 2014. Abe đã là một diều hâu đáng chú ý đối với Trung Quốc trước khi việc đối phó với Trung Quốc trở thành xu hướng nổi bật, và tích cực thúc đẩy các nhà lãnh đạo thế giới thiết lập các sáng kiến ​​như nhóm Bộ tứ (Quad).

Chiến thắng của Kishida nhờ rất nhiều vào phe bảo thủ của đảng LDP và nhiều chính sách đối ngoại của ông sẽ hoạt động theo các thông số mà Abe đã đặt ra trong thời gian cầm quyền. Kishida không những chỉ trích sự hung hăng về kinh tế và chính trị của Trung Quốc trong thời gian ông còn là ứng cử viên mà còn tuyên bố sẵn sàng làm việc với “những quốc gia có cùng giá trị như Mỹ, châu Âu, Ấn Độ và Úc”. Đáng chú ý, Kishida cũng đã thể hiện sự ủng hộ đối với việc Nhật Bản có khả năng tấn công bằng tên lửa. Bằng cách có được một công cụ chiến tranh tấn công lợi hại, Nhật Bản sẽ làm cho cả đồng minh và đối thủ thấy rõ rằng, Nhật sẽ có thế trận quân sự phô trương hơn.

Kishida cũng tuyên bố rằng, thiết lập an ninh kinh tế sẽ là ưu tiên hàng đầu của chính quyền dưới thời ông. Động lực này nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và đa dạng hóa các chuỗi cung ứng chính, kết hợp với kế hoạch của nhóm Quad nhằm thiết lập khả năng phục hồi chuỗi cung ứng trong chất bán dẫn, là cơ hội chính cho Ấn Độ. Khi căng thẳng với Trung Quốc gia tăng và đại dịch COVID-19 bùng phát, Nhật Bản đã đề nghị bồi thường cho một loạt công ty Nhật Bản rời khỏi Trung Quốc và đến với những vùng khí hậu thân thiện hơn ở Đông Nam Á và Ấn Độ. Với một số biện pháp ngoại giao sáng tạo và những cải thiện kinh tế nội bộ, New Delhi có thể thuyết phục Tokyo đưa mối quan hệ kinh tế song phương lên một tầm cao mới. Trên trường quốc tế, New Delhi sẽ phải trông cậy vào Nhật Bản để giữ vững vị trí của các tiêu chuẩn kinh tế quan trọng trong các hiệp định thương mại như RCEP và CPTPP do Ấn Độ và Mỹ không tham gia. Kishida đã cảm thấy sức nóng trong vai trò mới khi Trung Quốc xin tham gia CPTPP gần đây.

Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn sẽ quan tâm đến một số vấn đề chính. Mối quan hệ rắc rối của Tokyo với Hàn Quốc, một đối tác quan trọng khác của Ấn Độ, có thể sẽ vẫn căng thẳng trong tương lai gần. Mối quan hệ này trở nên khó khăn vào năm 2018 do vấn đề gây tranh cãi về các khoản bồi thường trong Thế chiến thứ hai, và từ đó trở thành một cuộc chiến tranh công nghệ, dẫn đến đóng băng ngoại giao cấp cao. Hàn Quốc sẽ có bầu cử Tổng thống vào tháng 3/2022 và có thể mang lại những kết quả ngoại giao mới. Chiến thắng của Kishida có nghĩa là một chiến thắng cho phe bảo thủ hoài nghi Triều Tiên của Nhật Bản, họ sẽ không háo hức đưa ra bất kỳ dự định nào. Với các hiệp ước tình báo quân sự then chốt, những thách thức về an ninh kinh tế, và Trung Quốc đang mạnh lên trong khu vực, New Delhi cần những lời tư vấn rõ ràng.

Cuối cùng, New Delhi cũng sẽ theo dõi sát sao cuộc tổng tuyển cử sắp tới của Nhật Bản. Mặc dù LDP cầm quyền không phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, nhưng công chúng đã tỏ rõ sự bất bình với chính quyền Suga trước đó. LDP đang đánh cược rằng, Thủ tướng mới sẽ ngay lập tức lật ngược tình thế. Nếu Kishida bị mất điểm trong các cuộc thăm dò, vị trí của ông chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. New Delhi không muốn các nước có các Thủ tướng yếu kém về chính trị, vì như vậy họ sẽ không thể tham gia đàm phán về chính sách đối ngoại và các cam kết kinh tế.

Khi Kishida hoàn thành tham vọng cả đời của mình và bước vào Kantei, ông ấy sẽ có nhiều việc để xử lý.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.firstpost.com/india/why-rise-of-fumio-kishida-as-new-japanese-prime-minister-is-good-news-for-india-10018111.html

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

Nguồn:

Cùng chuyên mục