Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tái tập trung vào Châu Phi

Tái tập trung vào Châu Phi

Phân phối viện trợ chậm, giải ngân tín dụng thấp có thể phá vỡ chiến lược của Ấn Độ.

05:34 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gần đây đã trở về từ một chuỗi các chuyến thăm đến Rwanda, Uganda và Nam Phi, trong đó bao gồm một loạt các thỏa thuận và một bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi nêu ra 10 nguyên tắc chỉ đạo cho sự tham gia của Ấn Độ ở châu Phi.

Đằng sau các tuyên bố trên phương tiện truyền thông, một chiến lược tái tập trung vào châu Phi đang nổi lên - như là những nhân tố hạn chế để thực hiện hiệu quả. Chiến lược mới xây dựng trên quyền lực mềm của Ấn Độ trong các liên kết lịch sử, thương mại và văn hóa, đặc biệt là với miền Đông châu Phi - hoặc với thuật ngữ mới là rìa phía Tây của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Mặc dù mục tiêu rộng lớn là nhằm bảo đảm chỗ đứng của Ấn Độ trên lục địa này, từ đó đảm bảo việc tiếp cận nguồn tài nguyên, xây dựng thị trường hàng hóa và dịch vụ của Ấn Độ, cũng như làm bệ đỡ cho tham vọng toàn cầu của Ấn Độ, nhưng chiến lược cũng tập trung vào việc xây dựng liên minh và tách biệt Ấn Độ với Trung Quốc. Điều này xảy ra tại một thời điểm khi một số quốc gia ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rơi vào bẫy nợ Trung Quốc.

Nhằm chuyển hướng các nước châu Phi khỏi lực ly tâm của Trung Quốc, công cụ chính của Ấn Độ để thực hiện chiến lược mới này là tăng cường quan hệ đối tác phát triển. Vì không thể so sánh với trọng tâm về cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở châu Phi, Ấn Độ đã nỗ lực thực hiện sự khác biệt bằng cách tham gia vào các kết nối kiều dân và khu vực tư nhân để xây dựng quan hệ đối tác phát triển, nơi Ấn Độ có lợi thế so sánh trong đào tạo và nghiên cứu bằng tiếng Anh. Ấn Độ cũng đã khởi xướng một loạt các diễn đàn Ấn Độ - châu Phi và đang cùng Nhật Bản thực hiện Hành lang Tăng trưởng Á Phi. Tuy nhiên, điều trớ trêu là, quỹ phát triển lớn nhất của Ấn Độ lại đến từ dòng tín dụng kiểu Trung Quốc của Ấn Độ, nơi Ấn Độ đã cam kết khoảng 150 dòng tín dụng trị giá 10 tỷ USD nhưng với tỷ lệ giải ngân thấp hơn Trung Quốc.

Chiến lược này được thể hiện ở chặng dừng chân đầu tiên của ông Modi tại Rwanda, quốc gia được coi là cửa ngõ ngày càng quan trọng đối với châu Phi và Ấn Độ hiện có quan hệ đối tác chiến lược. Rwanda là nước chủ tịch hiện tại của Liên minh Châu Phi. Rwanda là nền kinh tế phát triển nhanh thứ ba ở châu Phi. Rwanda cũng từ lâu đã là một địa điểm yêu thích cho sự can dự của phương Tây ở châu Phi, mang lại cho nước này một tiếng nói trọng lượng trong các hành lang quyền lực của châu Âu và Bắc Mỹ. Cuối cùng, Rwanda đã ký kết 15 dự án đầu tư lớn thuộc sáng kiến Vành đai, con đường của Trung Quốc.

Để củng cố mối quan hệ chiến lược này, ông Modi tuyên bố Ấn Độ sẽ mở văn phòng cao ủy ở Rwanda, ký bảy MoU, bao gồm lĩnh vực quốc phòng, và cung cấp hai hạn mức tín dụng trị giá 100 triệu USD cho các công trình thủy lợi và khu công nghiệp. Điểm dừng chân tiếp theo của ông Modi là Uganda, nước hiện đang là chủ tịch của Cộng đồng Đông Phi, nhóm sáu quốc gia có thị trường chung và thỏa thuận thương mại tự do. Tại Uganda, ông Modi cùng một phái đoàn kinh doanh lớn đã tham gia thảo luận tại một sự kiện thương mại, cũng với cộng đồng Ấn kiều với số lượng 50.000 người và chiếm gần hai phần ba GDP của Uganda. Ông Modi - Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên - đã có bài phát biểu tại nghị viện Uganda, đồng thời đưa ra cam kết hai hạn mức tín dụng trị giá hơn 200 triệu USD, và đã công bố một số chương trình xây dựng năng lực và đào tạo. Ông Modi còn mở rộng hợp tác đào tạo giữa quân đội Uganda và quân đội Ấn Độ.

Điểm dừng chân cuối cùng của ông Modi là Nam Phi, nơi ông tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 10, nhằm thúc đẩy sự tham gia chiến lược của Ấn Độ. Ông Modi nhắm ẩn ý vào Trung Quốc: Ông cho biết, Ấn Độ đang đặt châu Phi lên vị trí ưu tiên hàng đầu và muốn xây dựng quan hệ đối tác, nhằm giải phóng tiềm năng chứ không phải kiềm chế tương lai.

Tuy chiến lược Châu Phi của Ấn Độ đang trở nên rõ ràng hơn, nhưng các câu hỏi về hiệu quả của các công cụ để thực hiện vẫn tồn tại. Từ quan hệ đối tác phát triển đến việc ưu tiên châu Phi là một chặng đường dài còn đi, bởi vì tỷ lệ giải ngân thấp và giao hàng chậm. Chỉ có 4% tài trợ của Ấn Độ đã cam kết với châu Phi được giải ngân trong năm 2017-2018. Các hạn mức tín dụng cho châu Phi có tỷ lệ giải ngân 40% và tín dụng trị giá 10 tỷ USD được hứa hẹn trong giai đoạn 2015-2020, chỉ có 1,5 tỷ USD cho đến năm 2019 và phần đã giải ngân còn thấp hơn.

Chương trình tài trợ ưu đãi mới của Ấn Độ nhằm trợ cấp cho các công ty tư nhân Ấn Độ đấu thầu các dự án cơ sở hạ tầng châu Phi không có dấu hiệu hoạt động sau một năm công bố. Đây là những rào cản đáng kể khi Ấn Độ tìm cách thực hiện quan hệ đối tác chiến lược mới với châu Phi, và thuyết phục các nước rằng, Ấn Độ không chỉ cam kết mà còn có thể thực hiện.

Rani D Mullen: Chuyên gia thỉnh giảng, Viện Nghiên cứu Nam Á, Đại học Quốc gia Singapore; Giám đốc Nghiên cứu hợp tác phát triển Ấn Độ, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://indianexpress.com/article/opinion/columns/refocusing-on-africa-india-relations-strategy-modi-government-5303410/

Nguồn:

Cùng chuyên mục