Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẵn sàng cho hội nghị thượng đỉnh

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẵn sàng cho hội nghị thượng đỉnh

Hai nước tìm cách hàn gắn mối quan hệ bị rạn nứt sau một năm căng thẳng.

05:53 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tìm cách hàn gắn mối quan hệ bị rạn nứt tại cuộc gặp thượng đỉnh bất ngờ sẽ diễn ra vào ngày 27/4/2018 sau một trong những năm tồi tệ cho quan hệ song phương trong nhiều thập kỷ.

Năm ngoái, quân đội của hai cường quốc châu Á bị mắc kẹt trong cuộc căng thẳng  ở khu vực biên giới trên dãy Himalaya kéo dài 72 ngày, và làm dấy lên nỗi lo về một cuộc xung đột công khai. Trong khi cuộc khủng hoảng đã được xoa dịu một cách hòa bình, thì sự căng thẳng và nghi ngờ lẫn nhau vẫn còn ở mức cao. Trung Quốc đã lúng túng trước sự chỉ trích của Ấn Độ về sáng kiến “Vành đai và Con đường” - sáng kiến về chính sách đối ngoại của ông Tập.

New Delhi đang cảnh giác khi Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng kinh tế lên các nước láng giềng của Ấn Độ, và đẩy mạnh sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương, ngay cả khi Ấn Độ đã tăng cường quan hệ chiến lược với các đối thủ Trung Quốc là Nhật Bản và Mỹ.

Hai ngày hội đàm không chính thức - ở một khu phức hợp ven hồ, nơi Mao Trạch Đông có một biệt thự nghỉ dưỡng ở thành phố Vũ Hán - được mô tả là cơ hội để hai nhà lãnh đạo xoa dịu tình hình, và xây dựng một lộ trình cho sự tham gia tích cực hơn trong bối cảnh quốc tế ngày càng phức tạp.

Wang Dehua, chuyên gia về quan hệ Trung - Ấn, Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải cho biết: "Mục đích chính của cuộc gặp là đưa quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ ra khỏi làn mây đen tối năm ngoái". Abhijit Singh, chuyên gia chính sách hàng hải thuộc Quỹ Nghiên cứu của Các nhà quan sát New Delhi, nói rằng, Chính quyền Modi mong muốn "tái điều chỉnh" quan hệ với Trung Quốc để tránh bất kỳ cuộc đối đầu chiến lược lớn nào, đặc biệt là trước các cuộc bầu cử quốc gia ở Ấn Độ vào năm tới.

"Ấn Độ ý thức được rằng, nước này không thể để tồn tại nhiều sự khác biệt với Trung Quốc. Nước này cần phải tìm một cách thức khác".

Các quan chức Ấn Độ cho hay cuộc gặp không có chương trình nghị sự cố định; thay vào đó, hai nhà lãnh đạo sẽ có một cuộc thảo luận tự do và trực tiếp để hiểu rõ hơn những ưu tiên và mối quan tâm của nhau, bởi vì trong bối cảnh New Delhi ngày càng lo âu về chính sách và xáo động nhân sự ở Washington DC dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Trong một cử chỉ thiện chí với người láng giềng quyền lực, Ấn Độ gần đây đã không khuyến khích Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong, tổ chức một cuộc biểu tình lớn ở New Delhi để kỷ niệm 60 năm cuộc khởi nghĩa chống Trung Quốc thất bại ở Tây Tạng. Ông Sighn cho biết: "Đây thực chất là một động thái chiến thuật. Vào thời điểm này, việc nhấn mạnh đến các điểm chung là việc làm hợp lý".

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng, "Trung Quốc đang ở thế thượng phong và Ấn Độ đang ở thế bất lợi. Đó là điều mà Trung Quốc biến sự hiện diện của họ được chú ý đến trong khu vực của chúng tôi. ”

Ông Modi đã thể hiện một phong cách ngoại giao đầy cá tính, gồm việc có những cuộc trao đổi trực tiếp với các lãnh đạo thế giới trong những bối cảnh tuyệt vời. Nhưng những sự tương tác đó không phải lúc nào cũng mang lại kết quả.

Chỉ vài tháng sau khi được bầu làm Thủ tướng Ấn Độ vào năm 2014, ông Modi đã chào đón ông Tập, vị khách nước ngoài quan trọng đầu tiên, đến quê nhà Ahmedabad. Ở đó, hai người ngồi trên một chiếc xích đu truyền thống của Ấn Độ dọc theo sông Sabarmati, và thảo luận về các khoản đầu tư tiềm năng của Trung Quốc ở Ấn Độ. Nhưng bầu không khí đã trở nên căng thẳng khi hàng trăm quân Trung Quốc vượt qua biên giới đang tranh chấp, gây ra sự lúng túng cho quân đội Ấn Độ trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc. Sự kiện đó đánh dấu sự khởi đầu của mối quan hệ suy giảm đã được chứng minh trong 3 năm qua.

Rất ít nhà phân tích mong đợi bất kỳ bước đột phá ấn tượng nào từ cuộc gặp thượng đỉnh lần này. Andrew Small, chuyên gia chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Quỹ Marshall Hoa Kỳ, cho biết: "Các nguyên tắc cơ bản không có sự thay đổi thực sự. Cả hai bên nhận thức rằng, họ đang đi vào một giai đoạn tăng cường cạnh tranh trên các lĩnh vực khác nhau."

Tuy nhiên, ông Small cho biết, cuộc khủng hoảng Doklam cho thấy, các nước cần phải quản lý sự khác biệt của họ tốt hơn nhằm tránh những tranh chấp leo thang nguy hiểm. Ông cho biết, hai nước cũng có thể tìm thấy cơ sở chung cho sự hợp tác, ví dụ, với các dự án cơ sở hạ tầng vành đai cụ thể với những lợi ích hữu hình cho Ấn Độ.

"Đối với cả hai nước, điều này rõ ràng có giá trị để có thể quản lý cạnh tranh hiệu quả hơn và đạt thỏa thuận tại các khu vực mà hai bên chia sẻ lợi ích. Trong một bối cảnh tốt hơn, ở đó tồn tại dư địa cho các thỏa thuận với Trung Quốc."

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.ft.com/content/37e2e8ca-4882-11e8-8ee8-cae73aab7ccb

Nguồn:

Cùng chuyên mục