Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tranh luận về tái trật tự thế giới

Tranh luận về tái trật tự thế giới

05:06 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

SAMIR SARAN, HARSH V. PANT*

Hàng năm, Đối thoại Raisina tập hợp các chuyên gia từ nhiều ngành và lĩnh vực nhằm giải quyết các vấn đề thách thức nhất mà cộng đồng toàn cầu phải đối mặt. Công bằng mà nói, do đặc điểm thế giới trong thập niên qua có quan điểm phổ biến cho rằng, chúng ta đang sống trong thời đại “đổ vỡ”, đã đưa ra những biến động đặc trưng cho chính trị toàn cầu trong thập kỷ qua. Cùng với việc Đối thoại Raisina năm 2019 chuẩn bị diễn ra, thế giới vẫn đang phát triển để đối phó với sự đổ vỡ đó. Các hệ thống quản trị cũ đang căng thẳng hoặc đã bị phá vỡ, nhưng các chế độ, quy tắc và khái niệm mới có thể thay thế chúng vẫn đang hình thành. Năm 2019, Đối thoại Raisina sẽ đánh giá những hậu quả trực tiếp của những sự đổ vỡ này và việc thảo luận về những hậu quả này sẽ cung cấp những thông tin về tầm nhìn của chúng ta về trật tự thế giới mới nổi.

Việc vẽ lại bản đồ tinh thần của chúng ta về thế giới có lẽ là sự phát triển quan trọng nhất. Căng thẳng và bất ổn xuất phát từ Bắc Mỹ và châu Âu đã củng cố sự mong manh của hệ thống Đại Tây Dương: nó không thể duy trì vai trò nắm giữ trật tự quốc tế.

Một điều chắc chắn là, sự giàu có và sức mạnh quân sự của thế giới vẫn tập trung ở bán cầu Tây, nhưng hệ thống xuyên Đại Tây Dương, xuất hiện từ thời kỳ tìm kiếm tư tưởng và tình cảm của con người trong thời gian dài, có nhiều khả năng nhìn vào bên trong hơn là ra bên ngoài. Các sự kiện trong năm 2018 đã xác nhận rằng, tương lai sẽ được lên kịch bản bởi những thay đổi to lớn đang diễn ra ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đại lục Âu Á và Bắc Cực. Tuy nhiên, mặc dù thực tế là các luồng thương mại, năng lượng và thông tin mới đang thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về các khu vực này, nhưng những biểu hiện đó đã không được bình thường hóa trong kho từ vựng về địa chính trị của chúng ta.

Một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, cảm nhận được cơ hội trong cuộc hỗn chiến chính trị này và đã đi đầu trong việc đưa ra các đề xuất kinh tế và chiến lược mới. Trong khi đó, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Australia và một số quốc gia châu Âu đang cố gắng cùng phối hợp các phản ứng của họ đối với sự thay đổi về bối cảnh. Khi quá trình chuyển đổi này diễn ra, một điều chắc chắn rằng, sự gia tăng gần như đồng thời về sự giàu có và tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Âu Á và Bắc Cực sẽ thúc đẩy cạnh tranh giữa những nước này và các chủ thể địa chính trị khác để cố gắng tạo ra thế giới theo cách duy trì hoặc nâng cao lợi ích quốc gia của mỗi nước. Các chuẩn mực mà họ soạn thảo, các mối quan hệ đối tác mà họ lựa chọn và các tổ chức mà họ hỗ trợ sẽ xác định tiềm năng và giới hạn của kết nối và hợp tác - và tạo tiền đề cho cạnh tranh và xung đột.

Cho dù điều này vẫn không ngừng mở ra, Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc tranh cãi leo thang về tương lai an ninh, sáng tạo, phát triển công nghiệp và thương mại toàn cầu. Nền chính trị trong mỗi nước sẽ giúp định hình nên hình hài của cuộc cạnh tranh này.

Cuộc đụng độ giữa “Nước Mỹ trên hết” và “Giấc mộng Trung Hoa” có thể định hình lại đáng kể thương mại và an ninh toàn cầu, và sẽ khơi dậy một cuộc tranh luận được coi là đã được giải quyết từ lâu, chứ không phải là mô hình chính trị “cánh hữu”.

Lịch sử đã chứng kiến các cuộc cạnh tranh giữa một thế lực hiện tại và kẻ thách thức mang khát vọng - và kết quả thường mang tính tàn phá. Nếu quá khứ là màn mở đầu thì chúng ta nên dự đoán gì về tương lai?

Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ cũng khác biệt với các cuộc canh tranh giữa các quyền lực lớn trong quá khứ. Căng thẳng trong không gian ảo và lĩnh vực kỹ thuật số nhận được sự chú ý nhiều hơn so với các cuộc đụng độ về lãnh thổ truyền thống. Thật vậy, không gian mạng không còn quá cách biệt với các lợi ích về chủ quyền. Từ Quy định Bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh Châu Âu cho đến tham vọng chủ quyền không gian mạng của Trung Quốc, các đường đứt gãy trong thế giới kỹ thuật số đang mô phỏng sự phát triển trong lĩnh vực vật lý. Các tổ chức trong thế kỷ XX như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) liệu có thể đặt ra các quy tắc cho nền kinh tế kỹ thuật số, cân bằng với tính cấp thiết và lợi ích quốc gia trong không gian mạng mở hay không? Các nền tảng công nghệ tư nhân sẽ đóng vai trò gì trong việc quản trị và bảo mật các không gian kỹ thuật số? Quan trọng hơn, internet có thể thực hiện lời hứa về dân chủ của nó hay không? Với các nền tảng kỹ thuật số biến đổi từ các công cụ trao quyền trở thành các công cụ tuyên truyền và phân cực, tương lai của không gian mạng, trái với lời hứa ban đầu của nó, có vẻ ít toàn cầu hóa và ít dân chủ hơn bao giờ hết.

Không có gì đáng ngạc nhiên rằng, không gian mạng và các công nghệ mới trở thành một điểm bùng phát giữa các cường quốc toàn cầu, vì chúng có khả năng đồng thời sáng tạo nên năng lực chiến tranh bất đối xứng mới và củng cố cấu trúc quyền lực hiện hữu.

Thật vậy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tiếp tục biến đổi địa chính trị. Trong hai năm qua, hơn một chục quốc gia đã công bố chiến lược về trí tuệ nhân tạo (AI) quốc gia, điều này phản ánh sự lý giải trực quan của họ rằng, việc vượt lên trên ở khúc cua đổi mới sẽ chuyển thành sức mạnh kinh tế và chính trị. Và mặc dù các chiến lược quốc gia đang sinh sôi nảy nở, các tổ chức toàn cầu dường như bị bế tắc với các cuộc đối thoại, các cuộc đàm phán về các quy tắc không gian mạng ở Liên hợp quốc bị mắc kẹt trong quá khứ. Càng ngày nhiều người cho rằng, “chủ nghĩa dân tộc AI” là định nghĩa về toàn cầu hóa.

Kỷ nguyên chuyển đổi công nghệ cũng đã khiến các quốc gia tìm kiếm con đường mới để cung cấp tiền lương, trợ cấp xã hội và mục đích lớn hơn cho cộng đồng. Trên phạm vi toàn cầu, sự bất bình đẳng đã đẩy chính trị đến một điểm ngoặt, và khuyến khích nền kinh tế dân túy chủ nghĩa. Tốc độ phát triển và tăng trưởng về robot và AI sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm khoảng cách kinh tế. Các quốc gia có thể chế chính trị, kinh tế và xã hội phát triển luôn là những nước triển khai công nghệ tương lai đầu tiên, và đôi khi gặp khó khăn nhất khi robot thay thế con người, đang phải vật lộn để xây dựng biện pháp ứng phó. Tiên lượng về các quốc gia mới nổi, những nước phải khám phá con đường phát triển vượt ra ngoài mô hình dựa vào xuất khẩu - thứ mô hình đã từng là nấc thang đi đến thịnh vượng. Bàn về “thu nhập cơ bản phổ quát” là một phương án trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn thì vẫn là một thế giới chỉ đơn giản là cạn kiệt ý tưởng?

Sự chuyển đổi này cũng đang buộc các quốc gia phải tìm kiếm trạng thái cân bằng mới giữa cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước. Vào thời điểm hiện tại, khi những người khổng lồ về công nghệ ra đời vào đầu thế kỷ XXI, họ bị thúc đẩy bởi mong muốn “không tưởng” (utopia) để kết nối cộng đồng và dân chủ hóa kiến thức. Và ngày nay, các nền tảng này thấy mình ở tiền đồn của an ninh quốc gia; các thuật toán của họ đã biến đổi phạm vi lĩnh vực công; và họ đã tạo ra các mô hình kinh doanh mới làm thay đổi mối quan hệ giữa lao động và vốn. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hình thành nền tảng của cuộc sống thường nhật ngày càng được sở hữu bởi các tác nhân tư nhân. Các lựa chọn thương mại của họ không chỉ quyết định mối quan hệ của các cá nhân với nhau mà còn quyết định mối quan hệ cá nhân với nhà nước - ngay cả với quốc gia nước ngoài.

Trong thời đại thay đổi nhanh chóng về công nghệ và chính trị, đạo đức và giá trị xã hội và cá nhân là rất quan trọng đối với việc viết nên tương lai.

Viện Công nghệ Massachusetts gần đây đã công bố kết quả của một trong những nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay về thiên hướng đạo đức, sử dụng các phản ứng đối với sự thay đổi của “vấn đề xe điện” (trolley problem) cổ điển. Điều như dự liệu là, những thí nghiệm như vậy cho phép chúng tôi đánh giá mức độ khó khăn của việc đạt được sự đồng thuận về đạo đức của các công nghệ mới nổi; và hành động của họ có thể gây nên tranh cãi lớn. “Mã code” có thể không chỉ là “luật pháp” (law) nữa. Thật vậy, “mã code là cuộc sống” là một câu cách ngôn mới. Cho dù là ranh giới giữa phương Đông hay phương Tây, cánh tả hay hữu, hoặc thậm chí giữa các cộng đồng và nền tảng công nghệ, câu hỏi về đạo đức của ai và đạo đức nào khó có thể trả lời một cách dễ dàng.

Mỗi sự phát triển này đều nhấn mạnh sự thật rằng, chúng ta đang chứng kiến sự sáng tạo một thế giới mới. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia toàn cầu tập hợp tại New Delhi để thảo luận, tranh luận và phân tích các biến đổi của hiện tại. Xét cho cùng, với tư cách là một quốc gia đối mặt sự xuất hiện của một trật tự mới, Ấn Độ là điển hình cho sự chuyển đổi đang diễn ra trên toàn cầu. Ấn Độ là một quốc gia bên bờ của giữa ranh giới cũ và mới. Là một cường quốc mới nổi, Ấn Độ từ lâu đã bày tỏ sự thất vọng với hệ thống quốc tế; nhưng nó cũng là người quản lý tự nhiên nhất của trật tự tự do trong thời kỳ quá độ. Nằm ở giao điểm của các khu vực địa lý mới nổi, Ấn Độ sẽ kết nối chính trị của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với sự năng động của Á-Âu. Và Ấn Độ phải mang lại sự ổn định và tiến bộ cho hơn một tỷ người khi chuyển đổi từ nền công nghiệp của thế kỷ XX để tìm kiếm cơ hội trong nền kinh tế dựa trên tri thức thế kỷ XXI.

Đây là những ranh giới của các cuộc hội thoại về chính trị toàn cầu sẽ diễn ra. Và sự gián đoạn ngày hôm qua dẫn chúng ta đến một sự bình thường mới cho ngày mai, những người tham gia Đối thoại Raisina 2019 sẽ thử vẽ một bức tranh về một trật tự thế giới sắp tới. Các câu hỏi và tranh luận rất phức tạp. Nhà nước nào sẽ lãnh đạo trong thế kỷ XXI? Các nền dân chủ có thể chứng minh khả năng phục hồi khi đối mặt với sự phân cực và chủ nghĩa dân túy? Và xã hội có thể thu hút sự khôn ngoan và can đảm để lèo lái sự tàn phá công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư? Trong nỗ lực cung cấp một số câu trả lời, quỹ Các nhà quan sát (ORF) Ấn Độ và nhà xuất bản War on the Rocks sẽ đăng các bài tiểu luận trước Đối thoại Raisina. Những bài tiểu luận này sẽ cung cấp thông tin và định hình các cuộc tranh luận ở New Delhi và hơn thế nữa, và chúng tôi hy vọng rằng, các bài viết sẽ giúp đạt được đồng thuận khi những người tham gia Đối thoại Raisina cố gắng tìm hiểu sự phức tạp của thế giới hiện tại.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/research/debating-a-world-reorder-47049/

* Quỹ nghiên cứu Các nhà quan sát Ấn Độ

Nguồn:

Cùng chuyên mục