Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Triển vọng phát triển thương mại Việt - Ấn trong lĩnh vực dệt may

Triển vọng phát triển thương mại Việt - Ấn trong lĩnh vực dệt may

Bài viết tập trung phân tích triển vọng phát triển thương mại trong lĩnh vực dệt may giữa Việt Nam và Ấn Độ. Triển vọng này đến từ nhu cầu nhập khẩu các nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam và lợi thế của ngành công nghiệp dệt may Ấn Độ với lịch sử phát triển lâu đời và đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó là những lợi ích kỳ vọng từ các Hiệp định Thương mại tự do sẽ thúc đẩy quan hệ giao thương trong lĩnh vực dệt may giữa hai quốc gia. Mặc dù có những thuận lợi nhưng quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp trong ngành dệt may của Việt Nam và Ấn Độ cũng gặp phải nhiều khó khăn. Trong thời gian tới nếu các doanh nghiệp hai bên khắc phục được những hạn chế và xây dựng được các mối liên kết chặt chẽ thì quan hệ thương mại trong lĩnh vực này chắc chắn sẽ có nhiều triển vọng phát triển.

01:40 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Triển vọng phát triển thương mại Việt - Ấn trong lĩnh vực dệt may

Hoàng Thị Quyên*

TÓM TẮT

Bài viết tập trung phân tích triển vọng phát triển thương mại trong lĩnh vực dệt may giữa Việt Nam và Ấn Độ. Triển vọng này đến từ nhu cầu nhập khẩu các nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam và lợi thế của ngành công nghiệp dệt may Ấn Độ với lịch sử phát triển lâu đời và đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó là những lợi ích kỳ vọng từ các Hiệp định Thương mại tự do sẽ thúc đẩy quan hệ giao thương trong lĩnh vực dệt may giữa hai quốc gia. Mặc dù có những thuận lợi nhưng quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp trong ngành dệt may của Việt Nam và Ấn Độ cũng gặp phải nhiều khó khăn. Trong thời gian tới nếu các doanh nghiệp hai bên khắc phục được những hạn chế và xây dựng được các mối liên kết chặt chẽ thì quan hệ thương mại trong lĩnh vực này chắc chắn sẽ có nhiều triển vọng phát triển.

Phần một tác giả trình bày về nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu cho ngành dệt may của Việt Nam. Trong đó nêu rõ giá trị và số lượng nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may được nhập khẩu luôn tăng theo từng năm, do sản lượng trồng bông trong nước chỉ đáp ứng khoảng 2% nhu cầu sản xuất. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra dự báo về nhu cầu nhập khẩu bông sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới do nhu cầu từ các nhà sản xuất sợi tăng lên. Ngành sợi của Việt Nam theo tác giả đề cập tuy phát triển khá thuận lợi nhưng các doanh nghiệp dệt trong nước vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài vì nhiều lý do, trong đó yếu tố chất lượng vẫn đóng vai trò quyết định.

Phần hai tác giả trình bày về lợi thế của Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may. Với ưu thế có ngành dệt lâu đời và phát triển; được chính phủ có những biện pháp ưu tiên và khuyến khích đầu tư, nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này của Ấn Độ phát triển.

Phần ba tác giả trình bày về quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may trong những năm qua. Trong đó nhấn mạnh đến Hiệp định FTA giữa ASEAN - Ấn Độ, trong đó cam kết dệt may sẽ là một trong những mặt hàng mà hai bên phải cam kết giảm thuế. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra các con số thống kê về quan hệ trao đổi hai bên trong lĩnh vực này, đồng thời đánh giá, hợp tác song phương trong lĩnh vực này vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: khoảng cách địa lý, cạnh tranh từ Trung Quốc, Ấn Độ thường áp dụng các biện pháp rào cản thương mại, phòng vệ thương mại, các sản phẩm Ấn Độ thường chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp.

Tuy vậy, tác giả nhận định, với lợi thế nội tại của hai quốc gia và những lợi ích kỳ vọng từ các Hiệp định Thương mại tự do, quan hệ giao thương trong lĩnh vực dệt may giữa hai quốc gia sẽ tiếp tục phát triển trông thời gian tới nếu các doanh nghiệp hai bên khắc phục được các hạn chế nói trên và xây dựng được các mối liên kết chặt chẽ.

Từ khóa: Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ; Việt Nam; Ấn Độ; Kinh tế, Dệt may

Địa chỉ lưu trữ tài liệu toàn văn: Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 135, Nguyễn Phong Sắc, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0912139908. Email: indiancentrevietnam@gmail.com


* Khoa Xã hội học và Khoa học lãnh đạo quản lý, Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Nguồn:

Cùng chuyên mục