Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trò chơi nhận thức Ấn Độ - Trung Quốc: Trí tuệ cổ xưa trong xung đột hiện đại

Trò chơi nhận thức Ấn Độ - Trung Quốc: Trí tuệ cổ xưa trong xung đột hiện đại

02:00 31-05-2024 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trong cuộc phỏng vấn mới nhất với tạp chí Newsweek của Mỹ, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định trong mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc đối với toàn thế giới. Ông Modi nói: “Tôi tin rằng chúng ta cần khẩn trương giải quyết tình hình kéo dài ở biên giới để có thể gác lại những bất thường trong giao tiếp song phương”. Tình hình biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc là vấn đề nổi cộm muốn giải quyết nhưng không bên nào biết cách chế ngự nó.

Sau khi giành độc lập vào năm 1947, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã xem Trung Quốc như một người bạn tiềm năng và đặt ra cụm từ "Hindi-Chini bhai bhai" (Ấn-Trung là anh em), nhưng ngược lại, Trung Quốc chỉ coi ông và Ấn Độ là “tay sai” của người Anh. Chính sách đối với Trung Quốc của Ấn Độ cũng giống như một mối tình đơn phương. Những tính toán sai lầm này đã dẫn đến việc Ấn Độ phải tham chiến với Trung Quốc ba lần: Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, các cuộc đụng độ biên giới ở Nathu La và Cho La năm 1967, và cuộc đối đầu Sumdorong Chu năm 1987. Gần đây, kể từ năm 2020, nhiều xung đột biên giới ở Doklam và nhiều điểm dọc biên giới Ấn-Trung, cùng với yêu sách vô căn cứ của Trung Quốc đối với Arunachal Pradesh và việc xây dựng nhiều ngôi làng gần biên giới Ấn Độ, đã khiến Delhi mất ngủ nhiều đêm.

Giờ đây, khi Ấn Độ đã ngừng nhìn Trung Quốc qua lăng kính màu hồng, có một trở ngại khác cần vượt qua. Ấn Độ nên ứng phó với Trung Quốc như thế nào? Câu hỏi này quan trọng bởi vì, với tư cách là một học giả về chính sách đối ngoại và văn hóa chiến lược, nhiều yếu tố được xem xét khi "nhận thức" về một quốc gia nào đó, trong trường hợp này là Trung Quốc. Cả hai đều là những cường quốc văn minh nhưng thế giới quan của hai quốc gia rất khác nhau. Cái tôi quá cao của Trung Quốc được thể hiện qua sự tự nhận thức và nhận thức về thế giới; “Thiên Hạ” (tất cả dưới trời), “Thiên Minh” (mệnh trời), và “Thiên tử” (con trời - những người cai trị Trung Quốc). Mặt khác, Bharat hay còn gọi là Ấn Độ đặt niềm tin vào “Vasudhaiva Kutumbakam” (thế giới là một gia đình) và “Dharma” tạm dịch là đạo đức, lẽ phải và quản trị dựa trên sự bền vững.

Vậy với tư cách là một cường quốc văn minh, Ấn Độ nên nhận thức và đối phó với Trung Quốc như thế nào? Trong phần Shanti của sử thi Mahabharata, có một câu chuyện thú vị rất hữu ích trong trường hợp này. Đó là cuộc trò chuyện sâu sắc giữa chú chim thông thái - Pujani và vua Brahmadatta, về cách mà sự thù địch nảy sinh.

“Pujani nói, Sự thù hận bắt nguồn từ năm nguyên nhân. Người có học thức biết điều đó. Năm nguyên nhân đó là phụ nữ, đất đai, lời nói cay nghiệt, sự bất đồng tự nhiên và sự tổn thương.” - (MHB 12.139.42)

Trong quan hệ quốc tế, kẻ thù là một từ mạnh được dùng để chỉ bất kỳ quốc gia nào. Nhưng quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc thực sự đã trở nên xấu đi do:

● Đất đai: Yêu sách bất hợp pháp đối với Arunachal Pradesh, cuộc giao tranh ở biên giới Doklam, tranh chấp ở Thung lũng Galwan.

● Lời lẽ gay gắt: Các cơ quan truyền thông Trung Quốc thường xuyên tung tin tuyên truyền chống lại Ấn Độ. Những luận điệu chống Ấn Độ nặng nề đã lan truyền trong công chúng Trung Quốc.

● Bất đồng tự nhiên: Ấn Độ không tán thành các yêu sách biển vô lý của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông (Ấn Độ). Sự lo lắng của Trung Quốc trước lập trường Hành động hướng Đông ngày càng tăng của Ấn Độ và sự thân thiết của Ấn Độ với Bộ tứ Quad (Đối thoại Tứ giác An ninh gồm 4 nước Nhật Bản, Mỹ, Úc và Ấn Độ).

● Tổn thương: Ba cuộc chiến tranh/xung đột trong thế kỷ 20, sự xâm nhập của gián điệp Trung Quốc vào Ấn Độ, cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại vào lưới điện của Mumbai.

Hơn nữa, Pujani thậm chí còn khẳng định, “Không có tình bạn nào có thể được tái thiết giữa một người đã bị tổn thương và người đã gây ra vết thương đó. Trái tim không thể quên những gì đã xảy ra.” (MHB 12.139.36)

Delhi chắc chắn không thể quên cách ứng xử mà Bắc Kinh đã thực hiện. Văn hóa chiến lược Nho giáo của Trung Quốc, lấy tham chiếu từ các chiến lược xảo quyệt, lừa đảo của Tôn Tử là điều mà Ấn Độ không thể kết bạn. Pujani đã phản bác mạnh mẽ điều này.

“Những người không thể bị khuất phục bởi vũ lực và vũ khí sắc bén, có thể bị chinh phục bởi những lời yêu thương giả dối như những như voi hoang dã thông qua một con voi cái bị thuần hóa.” (MHB 12.139.39)

Nếu Ấn Độ phải giải quyết vấn đề Trung Quốc, liệu Ấn Độ có ý định dành những lời yêu thương giả dối cho Trung Quốc không? Pujani đưa ra lời khuyên lý tưởng nhất là nên 'giữ khoảng cách' hoặc 'từ bỏ' 'người bạn xấu', vì không thể có tình bạn lâu dài mà bản thân sự gắn bó của nó thực sự không chắc chắn. Chú chim cho rằng tình bạn tồi tệ là điều đáng hổ thẹn khi nó không cần thiết. Tuy nhiên, chú chim đã nói rằng Trung Quốc là láng giềng trực tiếp của Ấn Độ (thậm chí theo lý thuyết Mandala của Kautilya thì đó sẽ là Ari - kẻ thù) và không thể bỏ qua, cũng không thể đánh giá thấp.

Một cuộc trò chuyện khác từ Rajadharmanushasana Parva, giữa Brihaspati và Indra sẽ thúc đẩy khối phía Nam của Delhi có lập trường tốt hơn đối với Bắc Kinh. Indra tìm kiếm sự hướng dẫn của Brihaspati về cách một Raja (“Vương công” theo ngôn ngữ Ấn Độ) nên đối phó với kẻ thù của mình.

“Nếu kẻ địch mạnh, việc áp dụng chính sách hòa giải không phải là điều tốt.  Ngược lại, nên thực hiện các biện pháp trừng phạt bí mật. Những kẻ thù như vậy không nên được đối xử nhẹ nhàng, nên tiến hành các cuộc tấn công liên tục, phá hoại mùa màng, đầu độc giếng nước và bể chứa,và tạo ra sự nghi ngờ đối với bảy nhánh của chính quyền.” (MHB 12.103.40)

Đoạn văn rõ ràng phản đối việc hòa giải và ủng hộ việc trừng phạt bằng các biện pháp bí mật. Trung Quốc không thể được đối xử nhẹ nhàng, và nên áp dụng các chiến lược giống như 'cái chết bởi ngàn vết cắt'. Trong bối cảnh hiện đại, các cuộc tấn công mạng, tăng cường tỷ lệ xuất nhập khẩu của Ấn Độ, v.v. Ấn Độ cũng đang tự khẳng định mình là một điểm đến sản xuất sinh lợi , buộc các gã khổng lồ công nghệ phải chuyển căn cứ của họ khỏi Trung Quốc. Thị trường nội địa khổng lồ, quy định đầu tư thân thiện hơn, lực lượng lao động lành nghề và cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển là điểm cộng lớn  để Ấn Độ đối đầu Trung Quốc trên mặt trận kinh tế (Kosha).

“Trong những trường hợp như vậy, Nhà vua nên áp dụng các loại mưu mẹo khác nhau, các biện pháp để khiến kẻ thù chống lại nhau và các loại giả dối khác nhau. Ông cũng nên, thông qua các đặc vụ đáng tin cậy, tìm hiểu những hành động của kẻ thù trong các thành phố và tỉnh thành của chúng.” (MHB 12.103.41)

"Mặc dù sự lừa dối trong chính sách đối ngoại không phải là điều tự nhiên đối với Ấn Độ, nhưng khả năng xảy ra điều tương tự không thể bị loại trừ hoàn toàn (ví dụ như vụ thử nghiệm hạt nhân Pokhran) khi lợi ích quốc gia bị đe dọa. Vậy có thể mong đợi khối phía Nam đánh lừa được Trung Quốc? Dần dần, khi Ấn Độ trở nên mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực hàng hải, nước này có thể chuyển từ lập trường cân bằng sang một lập trường chủ động hơn ở Biển Đông, điều này phục vụ hai mục đích:

Được hướng dẫn bởi chính sách Hành động phía Đông song song với tầm nhìn rộng hơn về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, các lợi ích thương mại và ngoại giao của Ấn Độ trong khu vực sẽ được đáp ứng. Ấn Độ nên hỗ trợ chiến lược cho Đài Loan, Hồng Kông, Philippines ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và đặt mình vào các tính toán chiến lược của các quốc đảo này.

Ấn Độ có thể thách thức địa chính trị trên nhiều mặt trận: Đàm phán nhằm ủng hộ các yêu sách của Trung Quốc ở phía Bắc và phía Đông dãy Himalaya; và cùng khai thác Đông Ấn Độ Dương.

Một mặt trận khác là Janapada (công dân). Tuy nhiên, Trung Quốc đã bảo vệ công dân của mình trước các phương tiện truyền thông bên ngoài bằng cách sử dụng tường lửa quy mô lớn. Khó khăn đối với những người ủng hộ chiến tranh tình báo ở Ấn Độ là làm sao xuất hiện trên màn hình TV và điện thoại của công dân Trung Quốc đang sống trong bong bóng thông tin. Điều tốt nhất tiếp theo mà Ấn Độ có thể làm là nhắm mục tiêu đến cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, khách du lịch, sinh viên, v.v. với nội dung Ấn Độ tập trung vào phát triển, điện ảnh và phong cách sống. Tường lửa áp dụng cho tất cả các tỉnh của Trung Quốc ngoại trừ Khu tự trị đặc biệt (SAR) Hồng Kông và Ma Cao. Những khu tự trị đặc biệt này cung cấp cơ hội để tận dụng quyền truy cập vào đại lục.”

Bhishma (nhân vật trong sử thi Mahabharata) trả lời về việc Ấn Độ nên phản ứng như thế nào trước thái độ hiếu chiến, 'tianzi' (thiên tử) của Trung Quốc trong câu chuyện về đại dương và sông ngòi. Đại dương hùng vĩ hỏi sông Hằng, và ông quan sát thấy tại sao sông chỉ mang theo những cái cây to lớn, với thân, rễ và cành khổng lồ, nhưng không có cây mía nào được sông mang đến đại dương. Sông Hằng trả lời:

Vì theo bản chất của chúng, chúng chống lại dòng chảy của chúng ta nên buộc phải rời khỏi nơi chúng sinh trưởng. Tuy nhiên, cây mía thì hành động khác. (MHB 12.113.8)"

Ở đây, phẩm chất của cây ám chỉ tính bướng bỉnh, hẹp hòi và có khuynh hướng phản kháng. Trong khi đó,

“Cây mía nhìn thấy dòng nước đang tiến tới liền uốn cong theo nó. Những loài cây khác không hành động theo cách này. Sau khi dòng nước qua đi, cây mía lại trở về tư thế ban đầu.” (MHB 12.113.9)

"Đặc tính của cây mía thể hiện sự thích ứng với hoàn cảnh. Uốn cong không có nghĩa là nhượng bộ theo mong muốn và mệnh lệnh của kẻ thù."

“Cây mía biết rõ giá trị của thời gian và cơ hội. Nó ngoan ngoãn và vâng lời. Nó mềm dẻo, không cứng nhắc. Vì vậy, nó đứng vững ở nơi nó mọc, mà không bị buộc phải theo dòng chảy của chúng ta.” (MHB 12.113.10)

Cây gậy tượng trưng cho phẩm chất vững vàng, bám rễ vào các giá trị của mình, không nhượng bộ theo ý kiến hay niềm tin phổ biến. Biết suy xét, nhưng kiên định. Gần đây, Ấn Độ đã thể hiện phẩm chất 'tự chủ chiến lược' này khi không bị ép buộc phải đi theo xu hướng hiện tại nhưng cũng không tỏ ra cứng đầu hay hẹp hòi.

Đây là một cuộc cạnh tranh quyền lực lớn mang tính cổ điển mà Ấn Độ không đủ khả năng để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Khi Ấn Độ điều hướng một bối cảnh hiện đại được định hình bởi những bất bình lịch sử  và các mệnh lệnh địa chính trị đương thời, trí tuệ của Shanti Parva mang đến những hiểu biết sâu sắc vô giá về các sắc thái của nghệ thuật cai trị, văn hóa chiến lược và thao tác chiến lược. Hành trình của Ấn Độ từ kỳ vọng về tình hữu nghị với Trung Quốc đến đánh giá thực tế hơn về động lực quyền lực với Trung Quốc phản ánh sự trưởng thành trong quan điểm chính sách đối ngoại của nước này.

Nguồn:

CIS

Cùng chuyên mục