Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trung Quốc - Ấn Độ: Các quan hệ kinh tế và sự đối đầu chiến lược (Phần 1)

Trung Quốc - Ấn Độ: Các quan hệ kinh tế và sự đối đầu chiến lược (Phần 1)

Các lý thuyết về sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế và chù nghĩa hiện thực mang tính cơ cấu giải thích thỏa đảng thế nào về mối bất đồng Trung-Ấn giữa các quan hệ kinh tế đang phát triển và sự nghi ngờ mang tính chiến lược đang tiếp tục? Bài báo này nhìn vào phía Ấn Độ và lập luận rằng, chúng ta cần vượt ra ngoài các yếu tố kinh tế và chiến lược, và đưa ra một đường hướng bất ngờ hơn dựa trên sự bàn luận và tư duy của giới tinh hoa trong nước. Bài viết cho rằng một cuộc tranh luận có sắc thái và phức tạp hơn về Trung Quốc đang nổi lên ở Ấn Độ so với điều được thừa nhận bởi sự phụ thuộc lẫn nhau hay chủ nghĩa hiện thực, một cuộc tranh luận được dụng lên bởi cái mà tác giả bài này gọi là các trường phái tư tưởng theo đường hướng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa toàn cầu.

05:16 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trong hơn một thập kỷ, các quan hệ kinh tế Trung - Ấn đã phát triển một cách nhanh chóng. Trong khi thương mại song phương của họ đã vượt qua mức 10 tỷ USD vào năm 2004, các nhà lãnh đạo của hai nước khi đó đã tuyên bố mục tiêu của họ nhằm đạt mốc 100 tỷ USD vào năm 2015. Trong bối cảnh các vấn đề biên giới chưa được giải quyết và sự căng thẳng về chính trị, điều quan trọng là phải cân nhắc xem điều này có nghĩa là gì đối với các triển vọng trong tương lia của họ trong cả lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị - chiến lược. Do sức nặng kinh tế và chính trị đang tăng lên của Ấn Độ và Trung Quốc, chúng ta có thể giả định rằng, bản chất các quan hệ của họ sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đối với các quan hệ quốc tế của châu Á, cũng như đối với vai trò của Mỹ tại châu Á. Việc hiểu được các khía cạnh của sự bất thường hay sự khác nhau rõ rệt giữa các quan hệ kinh tế và chiến lược trong mối quan hệ Trung - Ấn do vậy là rất quan trọng.

Hoàn toàn khác với các chỉ số và xu hướng về kinh tế và chiến lược, tác giả bài nay tin rằng, sự bàn luận và tư duy của giới tinh hoa về sự khác biệt nhau này thậm chí còn quan trọng hơn. Những nhận thức và quan điểm của bộ máy lãnh đạo chính trị, các nhà lãnh đạo kinh tế và kinh doanh, và các nhà hoạch định chính sách chiến lược và các nhà phân tích thậm chí còn quan trọng hơn đối với việc hình thành chính sách và các kết quả tiềm tàng. Bài báo này tập trung vào phía Ấn Độ và xem xét sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quan hệ kinh tế và chiến lược của Ấn Độ và Trung Quốc, cũng như thế giới quan của họ bằng việc giải quyết các câu hỏi sau:

  • Tài liệu nói cho chúng ta điều gì về ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế và hòa bình giữa các đối thủ?
  • Các xu hướng kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy điều gì?
  • Các xu hướng chính trị - chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy điều gì?
  • Các bên tham gia chủ chốt ở trong nước của Ấn Độ (các nhà lãnh đạo chính phủ, các giới tinh hoa kinh doanh và kinh tế, các nhà phân tích chiến lược và chính sách, và các trí thức trong dân chúng và truyền thông phản ứng thế nào trước “sự khác nhau” này?

Bài báo này kết luận bằng việc xác định điều có vẻ như là một đường hướng có sắc thái và phức tạp hơn của Ấn Độ đối với Trung Quốc nói chung, đường hướng không thể được giải thích mà không đưa vào yếu tố kinh tế đang phát triển. Ảnh hưởng về lý thuyết và chính sách là không còn có khả năng (hay đáng mong muốn) nữa trong việc tách biệt các phạm vi kinh tế và chiến lược và trao đặc quyền cho các biến số mang tính chiến lược như lý thuyết về quan hệ quốc tế chi phối của chủ nghĩa hiện thực mang tính cơ cấu thừa nhận.

Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế đối với các quan hệ hòa bình giữa các đối thủ

Về vai trò của kinh tế đối với các vấn đề chính trị và an ninh, sự khác biệt đáng kể nhất là giữa những người tin rằng, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ dẫn tới các quan hệ ít xung đột hơn, và những người lập luận rằng, các quan hệ kinh tế sẽ không có khả năng vượt qua, điều mà họ xem là, các nhân tố mang tính chiến lược căn bản hơn. Về cơ bản đây là những mục tiêu của hai lựa chọn thay thế nổi tiếng – sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và chủ nghĩa hiện thực mang tính cơ cấu. Tuy nhiên, cũng có một tài liệu đang phát triển nhấn mạnh tính chất liên kết của kinh tế và an ninh. Những người đề xướng mạnh mẽ nhất sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế đưa ra lập luận của họ bằng việc sử dụng một phép tiện tính tiện ích về chi phí – lợi ích khá dễ hiểu. Họ tập trung vào các chi phí cơ hội phát sinh từ sự xung đột, cũng như sự giảm sút các lợi ích có thể đạt được do xung đột khi sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế tăng lên. Do logic kinh tế là cơ sở cho sự phụ thuộc lẫn nhau, yếu tố tác động chính của quan hệ được xem là các lợi ích vật chất.

Một số tài liệu gần đây diễn giải điều mà quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc nói cho chúng ta biết. Trong số những người tin rằng, sự gia tăng đột ngột trong hội nhập kinh tế giữa hai đất nước này là không thể đảo ngược được và hiện đang đặt nền móng cho cải thiện hơn nữa môi trường chính trị có Jairam Ramesh, một nhân vật chính trị và truyền thông hàng đầu trong Đảng Quốc đại. Ông thậm chí đã đặt ra thuật ngữ “Chindia” để diễn tả sự biến đổi căn bản trong quan hệ của họ hướng tới một sự hội tụ sâu sắc.

Lập luận của những nhà tư tưởng theo đường lối chủ nghĩa hiện thực nhiều hơn là trong khi sự hội tụ kinh tế đang phát triển giữa hai nước “đem lại một sự khích lệ mạnh mẽ để gác lại những sự khác biệt về chính trị và tập trung vào việc tăng cường các quan hệ kinh tế, tuy nhiên, điều quan trọng là phải lưu ý rằng, hiệp ước thân thiện Trung - Ấn hiện nay vẫn rất mong manh và dễ tan vỡ và có thể nhanh chóng trở nên xấu đi.” Đối với những người theo chủ nghĩa hiện thực, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế không chỉ có nghĩa là sự hợp tác, mà còn là các tranh chấp thương mại không ổn định mang tính tiềm ẩn. Trong khi các nhà lý luận về sự phụ thuộc lẫn nhau tập trung vào các lợi ích tuyệt đối và các cơ chế thị trường, những người theo chủ nghĩa hiện thực đáp lại bằng sự chú trọng vào các thành quả tương đối và các trò chơi được mất ngang nhau. Các học giả có khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực hơn lập luận rằng, sự thay đổi mỗi trường chính trị là điều đang dẫn tới sự tương tác về kinh tế được gia tăng, thay vì theo hướng ngược lại. Theo một chuyên gia: “Sự cải thiện trong quan hệ Trung-Ấn cũng đã dẫn tới các liên kết kinh tế đang phát triển”. Trong trường hợp của Trung Quốc, họ chỉ ra thực tế rằng, bất chấp sự hợp tác kinh tế chặt chẽ và lâu dài của Trung Quốc với Nhật Bản và Đài Loan, các mối quan hệ này tiếp tục có tính đối kháng lớn nhất đối với Trung Quốc. (Xem tiếp phần 2)

Nguồn:

Cùng chuyên mục