Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trung Quốc - Ấn Độ: Các quan hệ kinh tế và sự đối đầu chiến lược (Phần 3)

Trung Quốc - Ấn Độ: Các quan hệ kinh tế và sự đối đầu chiến lược (Phần 3)

Các lý thuyết về sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế và chù nghĩa hiện thực mang tính cơ cấu giải thích thỏa đảng thế nào về mối bất đồng Trung-Ấn giữa các quan hệ kinh tế đang phát triển và sự nghi ngờ mang tính chiến lược đang tiếp tục? Bài báo này nhìn vào phía Ấn Độ và lập luận rằng, chúng ta cần vượt ra ngoài các yếu tố kinh tế và chiến lược, và đưa ra một đường hướng bất ngờ hơn dựa trên sự bàn luận và tư duy của giới tinh hoa trong nước. Bài viết cho rằng một cuộc tranh luận có sắc thái và phức tạp hơn về Trung Quốc đang nổi lên ở Ấn Độ so với điều được thừa nhận bởi sự phụ thuộc lẫn nhau hay chủ nghĩa hiện thực, một cuộc tranh luận được dụng lên bởi cái mà tác giả bài này gọi là các trường phái tư tưởng theo đường hướng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa toàn cầu.

05:10 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 2)

Các xu hướng đáng ngờ

Trong khi không có nghi ngờ gì về sự cải thiện rõ rệt trong quan hệ kinh tế của Ấn Độ với Trung Quốc, cũng có các xu hướng có thể tỏ ra mạo hiểm đối với việc mở rộng hơn nữa về mặt kinh tế. Quan trọng nhất trong số đó gồm có: thâm hụt thương mại đang tăng lên của Ấn Độ với Trung Quốc, việc vượt qua sự nghi ngờ để có nhiều sự can dự kinh tế cởi mở hơn; và sự cạnh tranh không ổn định mang tính tiềm ẩn về các nguồn tài nguyên năng lượng.

Thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc là hơn 27 tỷ USD vào năm 2011, tăng lên 29 tỷ USD vào năm 2012. Thâm hụt của Ấn Độ với Trung Quốc đã gần tới mức kỷ lục là 30 tỷ USD đối với năm 2013, và các con số nhấn mạnh một sự giảm sút đột ngột trong thương mại từng phát triển nhanh chóng. Trong khi một sự kết hợp của các nhân tố chẳng hạn như các lệnh cấm khai thác quặng sắt tại Ấn Độ (do các vụ bê bối tham nhũng), kết hợp với sự sụt giảm tốc độ sản xuất trên toàn cầu, đã góp phần tạo ra kết quả này, mục tiêu đầy tham vọng về việc đạt 100 tỷ USD trong thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc trở nên khó đạt được hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trong cùng thời kỳ này, thương mại của Trung Quốc với phần còn lại của châu Á cũng như với các đối tác thương mại phương Tây chính của nước này đã phục hồi, trong khi đó thương mại với Ấn Độ vẫn trong tình trạng đình trệ. Điều này cho thấy rằng, các nguyên nhân về thương mại bị sụt giảm với Ẩn Độ mang tính cơ cấu nhiều hơn so với chỉ là  một sự phản ánh các xu hướng toàn cầu.

Các chuyên gia về ngoại thương dự đoán rằng, nếu một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) được thực thi giữa Ấn Độ và Trung Quốc để thúc đẩy thương mại (điều mà Trung Quốc đã tìm cách làm), Trung Quốc sẽ thu lợi nhiều nhất. Không có một sự cải thiện lớn trong tính cạnh tranh của hàng hóa Ấn Độ, bất cứ sự cắt giảm chung về thuế quan nào bởi Trung Quốc và Ấn Độ sẽ dẫn tới một sự gia tăng cao hơn nhiều trong xuất khẩu của Trung Quốc sang Ấn Độ so với xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc. Như ngay cả Thủ tướng Singh, một nhà kinh tế được đào tạo qua trường lớp, đã lưu ý về một FTA hay một hiệp định thương mại khu vực (RTA): “Tôi phải thành thật nói rằng, có rất nhiều quan ngại về nền công nghiệp của chúng ta, do thâm hụt lớn và đang tăng lên trong thương mại của chúng ta với Trung Quốc. Khi các điều kiện thuận lợi hơn và thương mại ổn định hơn, chúng ta sẽ thấy có nhiều khả năng hơn để thảo luận về một RTA hay một FTA giữa hai nước”.

Các con đường khác đề giải quyết sự mất cân bằng thương mại cũng ‘đối mặt với các thách thức - tại Ẩn Độ và Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã lập luận rằng, thâm hụt này một phần là do sự tiếp cận thị trường bị hạn chế tại Trung Quốc. Hai lĩnh vực mà Ấn Độ được xem là có sức cạnh tranh trên toàn cầu - các dịch vụ công nghệ thông tin (IT) và dược phâm - đã không tạo ra nhiều dấu ấn trên thị trường Trung Quốc. Cả hai đều bị ảnh hường bởi các rào cản thương mại phí thuế quan về phía Trung Quốc chẳng hạn như các thời gian phê duyệt kéo dài đối với các loại thuốc của Ấn Độ, và trong lĩnh vực IT, là các kiểm tra an ninh đầy phiền toái. Các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được tăng cường của Trung Quốc tại Ẩn Độ có thể làm giảm bớt sự mất cân bằng thương mại lớn. Đây có vẻ là biện pháp mới nhất mà hai nước đang thảo luận. Trung Quốc đã đề xuất thành lập một Khu Công nghiệp của Trung Quốc tại Ấn Độ nơi mà các công ty đến từ Trung Quốc có thể cùng nhau hoạt động. Trung Quốc đứng thứ 31 về các khoản đầu tư FDI vào Ấn Độ, điều bị xem là không thỏa đáng - đặc biệt là do vào khối lượng thương mại. Cùng lúc đó, việc Trung Quốc tham gia các khu vực cụ thể tại Ấn Độ cũng được xem là nhạy cảm về mặt chính trị - đáng chú ý nhất là trong lĩnh vực viễn thông. Cũng có sự phản đối việc cho phép các công ty Trung Quốc có một sự hiện diện hữu hình lớn tại Ấn Độ. Sự nghi ngờ có từ lâu giữa hai nước đang tiếp tục tỏ ra khó có thể vượt qua một cách hoàn toàn.

Vào năm 2012, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 15 của Trung Quốc với một phần đóng góp 1,72%, là điểm đến xuất khẩu lớn thứ 7 đổi với Trung Quốc và đứng thứ 19 trong số các nước xuất khẩu sang Trung Quốc, chiếm 1,1% tổng nhập khẩu của Trung Quốc. Trong cùng năm đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Ân Độ với một phần đóng góp 8,31%, là điểm đến xuất khẩu lớn thứ 4 đối với Ẩn Độ và đứng thứ 1- trong số các nước xuất khẩu sang Ấn Độ, chiếm 8,32% tổng nhập khẩu của Ấn Độ.

Ngoài vũ đài thương mại và đầu tư, khả năng cạnh tranh nghiêm trọng hơn về nguồn tài nguyên giữa Trung Quốc và Ấn Độ là một mối đe dọa đang hiện rõ. Đối với cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc, những sự thiếu hụt về năng lượng tạo ra một chướng ngại lớn đối với tăng trường bền vững. Cả hai nước sẽ cần phải dựa vào các nguồn tài nguyên năng lượng mới, điều có thế tạo ra các căng thẳng và thâm chí gây ra xung đột giữa họ. Tại Ấn Độ, an ninh năng lượng đã được lựa chọn ở cấp độ chính trị cao nhất do tầm quan trọng của nó - đứng thứ 2 chỉ sau an ninh thực phẩm. Tầm quan trọng của an ninh năng lượng cũng hiếm khi bị chính phủ tiền nhiệm bỏ qua - vào năm 2003, Ngoại trưởng Ấn Độ, trong suốt thời kỳ cầm quyền của Đảng Bharatiya Janata (BJP), đã cho rằng an ninh năng lượng là một thách thức lớn đối với Ấn Độ, đứng thứ 2 sau việc chống chủ nghĩa khủng bố. Ấn Độ, hiện cứ 4 thùng dầu mà nước này tiêu thụ thì gần 3 thùng là nhập khẩu, sẽ có khả năng nhập khẩu lên tới 90% lượng tiêu thụ dầu lửa của nước này vào năm 2032. 1/3 lượng tiêu thụ khí đốt hiện nay của nước này là ở dạng khí tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu và Ấn Độ có khả năng nhập khẩu thậm chí còn nhiều khí đổt hơn trong tương lai thông qua các đường ống dẫn, cũng như các tàu chở dầu. Vì vậy, các chính sách an ninh năng lượng của Ấn Độ sẽ phải tính đến sự phụ thuộc sâu sắc của nước này về nhập khẩu dầu khí, nhưng không chì giới hạn ở dầu khí vì Ấn Độ cùng đã nhập khẩu than trong những năm gần đây.

Sự phụ thuộc về năng lượng của Trung Quốc thậm chí còn khó giải quyết hơn. Các nguồn cung chính của nước này nằm ở rất xa và các tuyến đường vận chuyển năng lượng bị các đối thủ tiềm năng của nước này kiểm soát. 80% lượng nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương bằng con đường Eo biến Malacca. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được cho là đã tạo ra thuật ngữ “Tình thế tiến thoái lưỡng nan Malacca” vào năm 2003 để miêu tả thách thức của Trung Quốc. Ngay sau lời phát biểu của Hồ Cẩm Đào, tờ “Nhật báo Thanh niên” Trung Quốc đã tuyên bố rằng “Không hề cường điệu khi nói rằng bất cứ ai kiểm soát Eo biển Malacca cũng sẽ có một sự kiểm soát chặt chẽ đối với tuyển đường năng lượng của Trung Quốc”. Trung Quốc cũng quan ngại về khả năng Mỹ làm gián đoạn các tuyến thông tin liên lạc trên biển của nước này từ Vịnh Ba Tư tới Đông Bắc Á. Theo một số nhà phân tích của Mỹ, một sự gián đoạn như thế sẽ gây ra một mối đe dọa rõ ràng đối với nền kinh tế của Trung Quốc, thậm chí còn nhiều hơn là đổi với khả năng quân sự của nước này. Khi Trung Quốc phát triển các chiến lược chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập khu vực (A2/AD) đối với Mỹ, sẽ trở nên rất khó khăn, nếu không phải là không có khả năng, để phân biệt giữa một mặt là mục tiêu kiểm soát đại dương của Trung Quôc để bảo vệ các tuyến thông tin liên lạc trên biển, và mặt khác là một mối đe dọa đổi với tự do hàng hải. Tình hình này cùng với “Tình thế tiến thoái lưỡng nan Malacca”, rất có thể dần đến các tác động lan tỏa mà có thể gây hại cho an ninh năng lượng của Ấn Độ.

Chiến lược quốc gia về năng lượng của Trung Quốc cũng bao gồm việc xây dựng cảng và các điểm tiếp cận trên Ấn Độ Dương ngày càng nhiều. Những thành quả xa xôi của Trung Quốc tại châu Phi đã được so sánh với “cuộc tranh giành mới về châu Phi”. Các chiến thuật của Trung Quốc dường như hướng tới việc đánh bại các đối thủ cạnh tranh: Trung Quốc mở rộng viện trợ và các khoản cho vay tới các nước giàu dầu lửa chăng hạn như Angola; tài trợ và xây dựng cơ sở hạ tầng tại các nước sở tại nơi mà nước này sở hữu các tài sản; và thanh toán trước cho các nguồn cung dầu lửa dài hạn. Trung Quốc thậm chí còn cố gắng đề xuất các giải pháp về mặt chính trị cho các tranh chấp ở các nước nơi được đầu tư, chẳng hạn như tại Sudan, Các khoản đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc nhiều gấp 5 lần các khoản này của Ấn Độ, ngoài các cam kết cho vay, thứ mà thậm chí còn lớn hơn. Trung Quốc là một người khổng lồ so với Ấn Độ về sự hiện diện năng lượng toàn cầu và các chiến thuật của Trung Quốc, điều mà có thể ngăn chặn các nguồn tài nguyên năng lượng, có thể thiết lập sự cạnh tranh tiềm năng trong tương lai. (Xem tiếp phần 4)

Nguồn:

Cùng chuyên mục