Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trung Quốc công bố Sách Trắng về chiến lược quân sự (Phần 4)

Trung Quốc công bố Sách Trắng về chiến lược quân sự (Phần 4)

Ngày 26/5/2015, Trung Quốc công bố Sách Trắng đầu tiên mang tên "Chiến lược Quân sự Trung Quốc", do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc ấn hành, có tổng cộng 9.000 từ, nội dung chủ yếu đề cập đến việc xây dựng lực lượng quân sự, nhấn mạnh đường lối "phòng thủ chủ động", đồng thời cam kết hợp tác an ninh quốc tế chặt chẽ hơn. Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ trân trọng giới thiệu phần 4 nội dung Sách Trắng này.

05:45 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 3)

CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ TRUNG QUỐC
(Tháng 5 năm 2014)

V. CHUẨN BỊ ĐẤU TRANH QUÂN SỰ

Chuẩn bị đấu tranh quân sự là hoạt động thực tiễn cơ bản của quân đội, là đảm bảo quan trọng để bảo vệ hòa bình, ngăn chặn khủng hoảng, đánh thắng chiến tranh. Muốn mở rộng chuẩn bị đấu tranh quân sự và làm cho công tác chuẩn bị này được sâu sắc hơn, cần phải kiên trì coi việc giải quyết các vấn đề trọng điểm và những vấn đề vướng mắc làm hướng chủ đạo, chuẩn bị thực sự và chuẩn bị sẵn sàng thường xuyên, nâng cao toàn diện khả năng răn đe và khả năng thực chiến.

Nâng cao năng lực tác chiến dựa trên cơ sở hệ thống thông tin: Nhanh chóng chuyển đổi mẫu hình tạo sức chiến đấu, sử dụng hệ thống thông tin để tập trung các thành tố như lực lượng tác chiến, đơn vị tác chiến, yếu tố tác chiến thành năng lực tác chiến nhất thể hóa trên tổng thể, từng bước xây dựng hệ thống tác chiến liên hợp nhất thể hóa, bao gồm chuỗi yếu tố tác chiến liền mạch và mặt bằng tác chiến hiệp đồng tự chủ. Tập trung giải quyết các mâu thuẫn và vấn đề phát sinh đột xuất gây hạn chế năng lực tác chiến hệ thống, phát triển nguồn lực thông tin và sử dụng nguồn lực thông tin một cách hữu hiệu. Xây dựng và kiện toàn cơ cấu chỉ huy tác chiến hỗn hợp của quân ủy và thể chế chỉ huy tác chiến hỗn hợp ở các khu vực chiến đấu.

Chuẩn bị đấu tranh quân sự từ các hướng và các lĩnh vực: Môi trường địa chiến lược của Trung Quốc phức tạp, các hướng các lĩnh vực đều có những đe dọa và thách thức khác nhau, cần phải trù tính toàn cục, làm rõ trọng điểm, đẩy mạnh chuẩn bị đấu tranh quân sự một cách toàn diện, đầy đủ, giữ được cân bằng và ổn định chiến lược toàn cục. Trù tính chuẩn bị đấu tranh quân sự trong các lĩnh vực an ninh truyền thống và an ninh kiểu mới phi truyền thống, làm tốt công tác chuẩn bị bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích biển quốc gia, đối phó với xung đột vũ trang và sự kiện đột phát. Thích ứng với những thay đổi trong việc đổi mới thay thế trang thiết bị vũ khí và trong hình thức tác chiến, tiếp tục làm tối ưu hóa cục diện chiến trường, tăng cường bố trí chiến lược chu đáo.

Giữ trạng thái chuẩn bị tác chiến thường xuyên: Nâng cao toàn diện trình độ chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, duy trì trạng thái cảnh giới, chuẩn bị chiến đấu cao độ, tổ chức chặt chẽ tuần tra và thi hành nhiệm vụ chuẩn bị chiến đấu vùng ven biển, trên không. Lục quân xây dựng bố cục hệ thống lực lượng sẵn sàng chiến đấu liên hoàn giữa các hướng, đa binh chủng,  đảm bảo tốt hậu cần, duy trì trạng thái năng động tức thời, ứng phó hữu hiệu. Hải quân tổ chức và thực thi tuần tra sẵn sàng chiến đấu thường xuyên,có sự hiện diện quân sự thường xuyên ở vùng biển liên quan. Không quân kiên trì nguyên tắc nhất thể hòa bình và chiến tranh, phản ứng toàn khu vực, đến cả mọi cương vực, giữ trạng thái chuẩn bị chiến đấu một cách nhạy bén, hiệu quả cao. Lực lượng pháo binh hai thời bình ở trạng thái cảnh giới, chuẩn bị chiến đấu thích hợp, giữ nguyên tắc kết hợp giữa thời bình và thời chiến, thường xuyên, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng hệ thống trực ban tác chiến bao gồm các yếu tố hợp thành, chức năng hoàn bị, nhạy cảm hiệu quả cao.

Nâng cao trình độ thực chiến hóa trong huấn luyện quân sự: Đặt thực chiến hóa huấn luyện quân sự lên vị trí chiến lược, xuất phát từ nhu cầu thực chiến huấn luyện bộ đội nghiêm ngặt và gian khổ theo cương lĩnh, tăng cường đổi mới huấn luyện theo sự thay đổi về phương pháp tác chiến và phương pháp huấn luyện, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn và pháp quy trong huấn luyện quân sự, đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở huấn luyện tổng hợp quy mô lớn, tạo môi trường huấn luyện thực chiến hóa. Đi sâu triển khai huấn luyện mô phỏng theo thực cảnh xuất phát từ yêu cầu thực chiến, huấn luyện mô phỏng tình huống thật trên cơ sở khoa học công nghệ thông tin, huấn luyện thực binh đối kháng phù hợp tiêu chuẩn thực chiến, tăng cường huấn luyện chỉ huy đối với cơ quan chỉ huy và huấn luyện hỗn hợp nhiều quân binh chủng, tăng cường mức độ huấn luyện trong điều kiện ở những môi trường từ tính phức tạp, các khu vực lạ phức tạp, khí hậu phức tạp. Xây dựng và kiện toàn chế độ giám sát huấn luyện, nỗ lực làm cho huấn luyện đạt đến độ nhất thể hóa gồm cả huấn luyện và thực chiến.

Chuẩn bị hành động quân sự phi chiến tranh: Thực thi nhiệm vụ trong hành động quân sự phi chiến tranh như cứu hộ cứu nạn, chống khủng bố giữ gìn ổn định, bảo vệ quyền lợi và lợi ích, cảnh giới bảo vệ an ninh, cứu viện quốc tế…, đó là yêu cần đặt ra tất yếu mà quân đội phải thi hành sứ mệnh chức trách trong thời kỳ mới, cũng là hướng đi quan trọng để nâng cao năng lực tác chiến. Đưa nhiệm vụ xây dựng khả năng hành động quân sự phi chiến tranh vào quá trình xây dựng hiện đại hóa quân đội và đưa vào toàn cục chuẩn bị đấu tranh quân sự để hoạch định và thực thi, làm tốt công tác trong các mặt như cơ chế chỉ huy ứng cấp, xây dựng lực lượng ứng cấp, đào tạo nhân tài chuyên nghiệp, vận dụng thích hợp vào công tác đảm bảo trang bị hậu cần, kiện toàn chính sách, pháp quy có liên quan. Phối hợp cơ chế chỉ huy ứng cấp trong xứ trí sự kiện đột phát của quân đội với cơ chế quan lý ứng cấp của nhà nước, thống nhất tổ chức, sự dụng binh lực một cách khoa học, đẩy nhanh hành động có hiệu quả cao và chấp hành nghiêm túc chính sách và các quy định pháp luật. (Còn tiếp) (Xem tiếp phần 5)

Biên dịch: Trần Huy Cậy

 

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục