Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Vai trò của Việt Nam trong chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ xét từ góc độ văn hóa

Vai trò của Việt Nam trong chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ xét từ góc độ văn hóa

Đối với Ấn Độ, Việt Nam được coi là một đối tác chiến lược chủ chốt trong chính sách Hành động phía Đông ở khu vực Đông Nam Á. Đánh giá về vị trí, vai trò của Việt Nam, tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã khẳng định: “Chúng tôi coi Việt Nam như một trụ cột quan trọng trong Chính sách Hướng Đông. Việt Nam là đối tác chiến lược đối với Ấn Độ cả trong khối ASEAN và trong một khu vực rộng mở hơn.”

01:59 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Đối với Ấn Độ, Việt Nam được coi là một đối tác chiến lược chủ chốt trong chính sách Hành động phía Đông ở khu vực Đông Nam Á. Đánh giá về vị trí, vai trò của Việt Nam, tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã khẳng định: “Chúng tôi coi Việt Nam như một trụ cột quan trọng trong Chính sách Hướng Đông. Việt Nam là đối tác chiến lược đối với Ấn Độ cả trong khối ASEAN và trong một khu vực rộng mở hơn.”[1]

Điều gì khiến Ấn Độ đặt Việt Nam vào một vị trí quan trọng như vậy trong chính sách Hành động phía Đông của mình? Một trong số những nguyên nhân sâu xa chính bắt nguồn từ mối quan hệ văn hóa lịch sử lâu đời giữa hai quốc gia. Đây được coi là khởi nguồn tốt đẹp và vững bền cho quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ. Mặt khác, trong những thập niên gần đây, ngoại giao văn hóa đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Với truyền thống văn hóa đồ sộ và ảnh hưởng rộng khắp, Ấn Độ đang tìm mọi cách để phát huy tối đa sức mạnh mềm của mình, trong đó ngoại giao văn hóa là một trụ cột quan trọng. Đối với Ấn Độ, sức mạnh mềm của Ấn Độ chính là nền văn hóa, tôn giáo, triết học đồ sộ lâu đời có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực và trên toàn thế giới. Đó là Phật giáo khởi nguồn từ Ấn Độ, sau đó lan truyền rồi ăn sâu bén rễ ở các nước châu Á, là Yoga, văn học, ẩm thực, âm nhạc, điện ảnh, thời trang, vũ đạo,… Chính phủ Ấn Độ đã nhận rõ được lợi thế đó và coi đó là một trong những trọng tâm lâu dài của việc hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ.

Ấn Độ đặc biệt quan tâm tới việc gìn giữ và phát triển mối quan hệ lịch sử văn hóa lâu đời với Việt Nam, đặc biệt trên các phương diện như: Phật giáo, Yoga, văn học, điện ảnh, ẩm thực, âm nhạc, điện ảnh,… Điều này được thể hiện qua các chính sách văn hóa, các chương trình giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai nước Ấn Độ và Việt Nam.

Hai bên sẽ tích cực hợp tác để xuất bản Bách khoa toàn thư về Quan hệ Văn hóa và Văn minh Ấn Độ - Việt Nam để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Việt Nam vào năm 2022. [2]

Qua đây có thể khẳng định, song song với sự phát triển ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác khác như chính trị, kinh tế Việt Nam - Ấn Độ là mối quan hệ văn hóa ngày càng gắn bó sâu sắc.

1. Thực trạng hợp tác văn hóa giữa Ấn Độ và Việt Nam

Văn hóa vẫn luôn được coi là mũi nhọn then chốt trong quá trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Ấn Độ. Hai nước thường xuyên phối hợp tổ chức các chương trình giao lưu, hợp tác văn hóa, nghệ thuật nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước qua các thời kỳ.

Tháng 7 năm 2007, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ chính thức nâng lên tầm Đối tác chiến lược. Quan hệ đối tác này sẽ gắn kết và làm đa dạng hóa, sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Ấn Độ trong môi trường quốc tế biến đổi nhanh chóng thời gian tới. Quan hệ đối tác chiến lược mới này sẽ bao gồm các quan hệ song phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và định hướng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các diễn đàn khu vực và đa phương. Về khía cạnh văn hóa, hai bên rất mong muốn thúc đẩy mở rộng quan hệ song phương trên lĩnh vực văn hóa. Đặc biệt, trong tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ được ký lần này, hai bên đã nhất trí thúc đẩy chuyến khảo sát của các nhóm chuyên gia thuộc cơ quan Nghiên cứu khảo cổ Ấn Độ và việc tư vấn của nhóm này trong trùng tu các tháp Chàm ở Việt Nam. Phía Việt Nam rất hoan nghênh sự đóng góp của Ấn Độ trong việc trùng tu các tháp Chàm ở Việt Nam.

Tháng 11 năm 2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã sang thăm chính thức Ấn Độ. Lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược, tăng thêm các chương trình, dự án cụ thể và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới, có tính đến tình hình kinh tế và chính trị đang thay đổi cả ở khu vực và quốc tế. Hai bên rất vui mừng trước những hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, xã hội giữa hai bên đang đi vào thực chất với việc thành lập Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Ấn, Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cao cấp về Công nghệ thông tin và Truyền thông (ARC-ICT) và Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Việt Nam hoan nghênh việc Ấn Độ tuyên bố thành lập Trung tâm Văn hóa ở Hà Nội. Hai bên cũng nhất trí lấy năm 2012 là năm Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ để kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ (7/1/1972 – 7/1/2012) và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (6/7/2007 – 6/7/2012). Phía Ấn Độ cũng sẽ tổ chức “Năm Ấn Độ ở Việt Nam” trong năm 2012 với nhiều sự kiện văn hóa như biểu diễn nghệ thuật, liên hoan phim, ẩm thực và tranh ảnh ở nhiều thành phố của Việt Nam.

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Pranap Mukherjee của Ấn Độ đã có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 15-17/9/2014. Trong chuyến thăm này, Tổng thống Pranab Mukherjee đã tặng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang một cây bồ đề có xuất xứ từ Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là biểu tượng cho di sản Phật giáo chung giữa hai nước. Hai bên nhất trí rằng, giao lưu văn hóa đã nhân cao nhận thức của nhân dân hai nước về những liên kết văn minh giữa Ấn Độ và Việt Nam, thúc đẩy kết nối nhân dân và tạo nền tảng cho hợp tác tương lai trong các lĩnh vực mới bao gồm thư viện, lưu trữ và bảo tàng. Hai bên cũng ghi nhận việc trao đổi phim và chương trình truyền hình là một phương thức quan trọng để tăng cường nhận thức và cần phải đẩy mạnh hơn nữa. [3]

Ngày 2-3/9/2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã sang thăm chính thức Việt Nam. Trong chuyến thăm này, hai bên cùng nhất trí nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược lên thành Đối tác chiến lược toàn diện, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quan hệ hai nước. Thủ tướng Ấn Độ khẳng định, Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong Chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ và bày tỏ mong muốn, hai bên tiếp tục phát triển quan hệ song phương ngày càng sâu rộng và thực chất hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực hợp tác. Trên phương diện văn hóa, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực du lịch, văn hóa, giao lưu nhân dân, nhất là giao lưu thanh niên giữa Việt Nam và Ấn Độ. Thủ tướng Narendra Modi bày tỏ cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ thúc đẩy việc thành lập Trung tâm Văn hóa Ấn Độ tại Hà Nội và tiến tới sớm khai trương Trung tâm này. Hai thủ tướng đề nghị sớm triển khai thực hiện Biên bản ghi nhớ về việc bảo tồn và tôn tạo các nhóm tháp tại Di sản Văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam do Viện Khảo cổ Ấn Độ tiến hành. Cũng nhân chuyến thăm này, Ấn Độ công bố trao tặng Giáo hội Phật giáo Việt Nam các suất học bổng đặc biệt hàng năm để học thạc sĩ, tiến sĩ về Phật học và tiếng Phạn tại Ấn Độ.[4]

Ngày 21 tháng 12 năm 2020, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc Hội đàm cấp cao trực tuyến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tại cuộc Hội đàm, hai Thủ tướng đã trao đổi về nhiều vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu, cùng đề ra Tầm nhìn chung về hòa bình, thịnh vượng và người dân để định hướng phát triển cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Ấn Độ - Việt Nam trong tương lai. Thủ tướng Ấn Độ đã nhấn mạnh sự gắn kết lâu đời về văn hóa, lịch sử giữa Ấn Độ và Việt Nam, hai bên sẽ kế thừa và tăng cường tìm hiểu, nghiên cứu về di sản văn hóa, văn minh chung của hai nước, bao gồm Phật giáo, văn hóa Chăm, các phong tục truyền thống và kinh cố. Hợp tác bảo tồn di sản văn hóa chung sẽ được coi là một trụ cột chính trong quan hệ đối tác phát triển của hai nước. Nhờ giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia trong hàng nghìn năm qua, các hệ thống y học truyền thống như Ayurveda và y học cổ truyền Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Yoga đã trở thành một biểu tượng của hòa bình, hòa hợp và hành trình cùng tìm kiếm hạnh phúc và sức khỏe tâm hồn. Hai bên sẽ tích cực hợp tác để xuất bản Bách khoa toàn thư về Quan hệ Văn hóa và Văn minh Ấn Độ - Việt Nam để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Việt Nam vào năm 2022. [5]

Qua đây có thể khẳng định, song song với sự phát triển ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác khác như chính trị, kinh tế Việt Nam - Ấn Độ là mối quan hệ văn hóa ngày càng gắn bó sâu sắc.

2. Triển vọng của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực văn hóa

Văn hóa là một trong những động lực thúc đẩy phát triển. Trong bối cảnh mới hiện nay, cả Ấn Độ và Việt Nam đều cần phải có những tầm nhìn mới về những giá trị văn hóa, cần phải khai thác một cách triệt để khía cạnh văn hóa và những giá trị văn hóa của hai nước nói chung để làm động lực thúc đẩy mối quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ ngày càng thêm gắn bó, phát triển hiệu quả vì lợi ích của hai nước nói riêng, của khu vực và toàn thế giới nói chung.

Hiện nay, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển rất tốt đẹp và mở ra rất nhiều cơ hội cho cả hai bên. Trong đó, Ấn Độ đặc biệt chú trọng đến ngoại giao văn hóa, coi đó là một hướng phát triển đột phá trong chính sách Hành động phía Đông của mình. Ấn Độ cũng đã vận dụng mọi ưu thế văn hóa của mình để giao lưu, trao đổi, truyền bá văn hóa, tạo một con đường kết nối hòa bình, văn minh và phù hợp với các nước đối tác, trong đó có Việt Nam. Đây vừa là cơ hội lớn cũng là thách thức đối với Việt Nam. Để đạt được hiệu quả kết nối tốt, chúng ta cần phải tìm hiểu đầy đủ các khía cạnh văn hóa, sự tương đồng khác biệt, nguồn gốc sâu xa và tầm nhìn tương lai cho mối quan hệ văn hóa này. Trên cơ sở đó, mở rộng phát triển hợp tác trên các lĩnh vực du lịch, khoa học, giáo dục,… góp phần xây dựng định hướng tương lai cho mối quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, toàn diện hơn. 

Văn hóa là một trong những động lực thúc đẩy phát triển. Trong bối cảnh mới hiện nay, cả Ấn Độ và Việt Nam đều cần phải có những tầm nhìn mới về những giá trị văn hóa, cần phải khai thác một cách triệt để khía cạnh văn hóa và những giá trị văn hóa của hai nước nói chung để làm động lực thúc đẩy mối quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ ngày càng thêm gắn bó, phát triển hiệu quả vì lợi ích của hai nước nói riêng, của khu vực và toàn thế giới nói chung.

Hiện nay, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển rất tốt đẹp và mở ra rất nhiều cơ hội cho cả hai bên. Trong đó, Ấn Độ đặc biệt chú trọng đến ngoại giao văn hóa, coi đó là một hướng phát triển đột phá trong chính sách Hành động phía Đông của mình. Ấn Độ cũng đã vận dụng mọi ưu thế văn hóa của mình để giao lưu, trao đổi, truyền bá văn hóa, tạo một con đường kết nối hòa bình, văn minh và phù hợp với các nước đối tác, trong đó có Việt Nam. Đây vừa là cơ hội lớn cũng là thách thức đối với Việt Nam. Để đạt được hiệu quả kết nối tốt, chúng ta cần phải tìm hiểu đầy đủ các khía cạnh văn hóa, sự tương đồng khác biệt, nguồn gốc sâu xa và tầm nhìn tương lai cho mối quan hệ văn hóa này. Trên cơ sở đó, mở rộng phát triển hợp tác trên các lĩnh vực du lịch, khoa học, giáo dục,… góp phần xây dựng định hướng tương lai cho mối quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, toàn diện hơn. 

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ


[1] Vietnamnews: India – Vietnam relations are excellent: Indian President (Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam rất tốt đẹp: Tổng thống Ấn Độ), http://vietnamnews.vn, truy cập ngày 19-5-2015

[2] Tuyên bố chung tầm nhìn chung Việt Nam - Ấn Độ về hòa bình, thịnh vượng và người dân. http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Tuyen-bo-tam-nhin-chung-Viet-NamAn-Do-ve-hoa-binh-thinh-vuong-va-nguoi-dan/417620.vgp

[3] Thông cáo chung Việt Nam - Ấn Độ. http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thong-cao-chung-Viet-NamAn-Do/208634.vgp

[4] Việt Nam, Ấn Độ nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Viet-Nam-An-Do-nang-quan-he-len-Doi-tac-Chien-luoc-toan-dien/285703.vgp

[5] Tuyên bố chung tầm nhìn chung Việt Nam - Ấn Độ về hòa bình, thịnh vượng và người dân. http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Tuyen-bo-tam-nhin-chung-Viet-NamAn-Do-ve-hoa-binh-thinh-vuong-va-nguoi-dan/417620.vgp

Nguồn:

Cùng chuyên mục