Vấn đề già hóa dân số ở Ấn Độ
Tình trạng tội phạm và ngược đãi người cao tuổi ở Ấn Độ đang ngày càng gia tăng. Ấn Độ cần phải làm gì để bảo vệ người cao tuổi?
Vấn đề già hóa dân số ở Ấn Độ
Jagriti Gangopadhyay*
Vấn đề già hóa dân số đang dần trở thành mối lo ngại đối với các nước phát triển và đang phát triển. Ở Ấn Độ, người già được hỗ trợ chăm sóc dựa vào hệ thống gia đình chung (gia đình nhiều thế hệ). Tuy nhiên, các nhân tố như công nghiệp hóa, sự di cư, và đô thị hóa đã phá vỡ hệ thống gia đình chung và dẫn đến tự phát triển của các gia đình hạt nhân. Trong quá trình này, người cao tuổi phải đối mặt với các vấn đề kinh tế và vấn đề tinh thần.
Theo số liệu điều tra dân số năm 2011, Ấn Độ là nơi có 104 triệu người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), trong đó 53 triệu phụ nữ và 51 triệu đàn ông. Phần lớn người cao tuổi (71%) sinh sống ở khu vực nông thôn, 29 % ở khu vực thành phố. Điều tra dân số năm 2011 cho thấy, 15 triệu người cao tuổi sống một mình và 3/4 trong số họ là phụ nữ. Về mặt nhân khẩu học, theo Bộ Thống kê và Thực hiện chương trình, tỷ lệ dân số già ở Ấn Độ tăng từ 5,6 % năm 1961 lên 8,6 % vào năm 2011.
Những số liệu thống kê này chỉ ra thực tế rằng, vấn đề quan tâm đến người cao tuổi cần được ưu tiên giải quyết. Trong các mối quan tâm khác, việc bảo đảm an toàn đối với người cao tuổi cũng cần được chú trọng trước mắt. Dữ liệu từ Cục Hồ sơ tội phạm quốc gia (NCRB) trong những năm qua đã nêu bật mức độ gia tăng của tội phạm đối với người cao tuổi . Thống kê từ báo cáo năm 2015mới được tiết lộ gần đây của NCRB cho thấymột thực tế rằng, Ấn Độ vẫn còn thiếu các quy định đảm bảo an ninh cho người cao tuổi.
Tìm hiểu số liệu thống kê từ Cục Hồ sơ tội phạm quốc gia (NCRB)
Ngày 30/8/2016, Cục Hồ sơ tội phạm quốc gia đã công bố ấn phẩm hàng năm, “Tội phạm ở Ấn Độ” số 63. Theo dữ liệu báo cáo này, năm 2015, các hành vi phạm tội đối với người già đã tăng lên 10% so với năm trước. Năm 2015 có tổng số 20532 trường hợp phạm tội đối với người già, trong khi năm 2014 có 18741 trường hợp. Mặc dù bản báo cáo đã trình bày chi tiết về tình hình tội phạm đối với người già, nhưng chỉ có một số bang và vùng lãnh thổ liên bang có tỉ lệ tội phạm cao nhất được chỉ ra trong bảng dưới đây.
Bảng 1: Hành vi phạm tội đối với người cao tuổi năm 2015
Nguồn: Báo cáo năm 2015 của Cục Hồ sơ tội phạm quốc gia (NCRB)
Theo Bảng 1, Delhi là nơi có tỉ lệ tội phạm cao nhất, tiếp theo là Madhya Pradesh và Chhattisgard. Trường hợp của Delhi thực sự đáng báo động vì mặc dù đã thành lập một Bộ phận an ninh cho người cao tuổi tại Trụ sở Cảnh sát vào năm 2004, nhưng tỉ lệ tội phạm vẫn tiếp tục tăng. Nguyên nhân chính làm gia tăng các hành vi phạm tội đối với người cao tuổi là do họ dễ bị tấn công và thiếu sự bảo vệ.
Khi con người già đi, họ bắt đầu sống phụ thuộc vào con cái hoặc những thành viên khác trong gia đình để đáp ứng các nhu cầu như năng lực thể chất và suy giảm sức khỏe. Sự đổ vỡ của hệ thống gia đình chung là nguyên nhân dẫn đến tình trạng con cái khi trưởng thành chuyển đến các thành phố mới vì nhu cầu chỗ làm của họ, trong quá trình này, họ không thể thực hiện nghĩa vụ hiếu thảo đối với cha mẹ già. Dữ liệu cũng chỉ ra, 56% người già ở Ấn Độ sống một mình với bạn đời thay vì sống với con cái. Do thiếu sự hỗ trợ và an ninh nên những người già trở nên dễ bị tổn thương bởi các hành động phạm tội.
Ngược đãi thể chất và người cao tuổi ở Ấn Độ
Liên quan đến các hành vi tội phạm, điều quan trọng cần lưu ý rằng người già thường là nạn nhân của sự ngược đãi thể chấtdo các thành viên trong gia đình và người ngoài gây ra. Mặc dù các báo cáo của NCRB đã đưa ra một danh sách chi tiết các hành vi phạm tội đối với người cao tuổi, tuy nhiên nó lại không đề cập đến tỷ lệ ngược đãi thể chất mà người già ở Ấn Độ phải chịu.Việc thiếu hồ sơ chi tiết về các trường hợp ngược đãi thể chất được cho là sự thiếu sót của báo cáo này.
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Quỹ Agewell đã tiết lộ, 2/3 người già bị thành viên trong gia đình bỏ mặc và 1/3 trong số họ phải chịu đựng sự ngược đãi thể chấtvà bị lăng mạ bằng lời nói. Khoảng 65% người cao tuổi cho biết họ phải đối mặt với sự thờ ơ ở tuổi già và hơn một nửa (54,1 %) nói rằng họ bị ngược đãi trong chính gia đình của mình. 1/4 người cao tuổi thừa nhận họ bị bóc lột bởi các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhấn mạnh 89,7% và 96,4% người cao tuổi phải đối mặt với việc bị ngược đãi vì các lý do tài chính và tình cảm. Thiếu tôn trọng và các vấn đề liên quan đến tài sản được xem như là nguyên nhân chính của việc người cao tuổi bị ngược đãi bởi các thành viên trong gia đình. Một nguyên nhân quan trọng khác đó là, người cao tuổi ở Ấn Độ có nguy cơ bị ngược đãi cao bởi do 73% trong số họ không biết chữ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người cao tuổi mà có học vấn ít nhất 8 năm thì có nhiều khả năng tránh được sự ngược đãi.
Thống kê từ báo báo NCRB và nghiên cứu của Quỹ Agewell cho thấy, người cao tuổi ở Ấn Độ phải đối mặt với việc bị trục lợi và ngược đãi từ bên trong cũng như bên ngoài gia đình. Trong tình hình này, điều quan trọng là phải làm rõ vai trò của nhà nước và nắm rõ các chính sách hiện hành đối với người cao tuổi ở Ấn Độ
Chính sách đối với người cao tuổi ở Ấn Độ
Bộ Tư pháp xã hội và thực thi quyền lực đã thực hiện Kế hoạch ngành trọng tâm trong Chương trình Tích hợp dành cho người cao tuổi (IPOP) từ năm 1992. Mục đích của kế hoạch này là để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi bằng cách cung cấp những tiện nghi cơ bản như nhà ở, thực phẩm, chăm sóc y tế, cơ hội giải trí với sự giúp đỡ của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), tổ chức Panchayati Raj và các cơ quan địa phương. Đề án này được sửa đổi năm 2008, và cũng đã hỗ trợ duy trì các nhà dưỡng lão, trung tâm điều trị chứng mất trí, trung tâm chăm sóc góa phụ lớn tuổi, và nhà chăm sóc nghỉ dưỡng.
Ngoài chương trình IPOP, Chương trình Cấp dưỡng và Phúc lợi cho cha mẹ và Luật Người cao tuổi đã được ban hành vào tháng 12 năm 2007 nhằm bảo đảm cuộc sống hạnh phúc cho người già. Đạo luật này bắt buộc con cái và người thânphải cung cấp các điều kiện chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ cao tuổi hoặc người thân sau tuổi 60. Đạo luật này cũng cho người già quyền thu hồi việc chuyển giao tài sản của họ phòng khi sơ suất. Bên cạnh đó, nó cũng đảm bảo rằng, người cao tuổi sẽ nhận được sự bảo đảm trong cuộc sống và các thiết bị y tế từ các thành viên trong gia đình. Trong trường hợp bị bạo hành, người cao tuổi có quyền tận dụng quy định hình sự (tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong thực tế, những sự cố như vậy hầu như không được trình báo).
Góc nhìn quốc tế
Nhà nước Ấn Độ đã có nhiều quy định quan trọng đối với người cao tuổi; tuy nhiên, tỉ lệ ngược đãi thể chất và tội phạm đối với người cao tuổi gia tăng chứng tỏ sự thiếu sót rõ ràng trong quá trình thực hiện. Trên thực tế, nhiều người cao tuổi thiếu nhận thức về những chính sách hiện hành. Theo truyền thống Ấn Độ, người già luôn phụ thuộc vào con trai để đáp ứng các nhu cầu kinh tế và tình cảm. Do đó, người già ở Ấn Độ vẫn chưa có sự chuẩn bị tốt cho cuộc sống một mình hoặc có thể tự thu xếp tài chính cho bản thân.
Ngược lại, các quốc gia già hóa dân số khác đang thực hiện các chính sách giúp người già tự chủ và độc lập. Ví dụ, năm 2000, Nhật đã tiến hành Hệ thống Bảo hiểm chăm sóc xã hội dài hạn bắt buộc (LTCI). Hệ thống này thành lập các tổ chức từ thiện, nhà ở, và các dịch vụ cộng đồng cơ bản như hỗ trợ nhà và dịch vụ phục hồi chức năng có sẵn cho mỗi cá nhân từ 65 tuổi trở lên -những người được chứng nhận có nhu cầu về sức khỏe thể chất và tinh thần, bất kể họ có mức thu nhập và hỗ trợ gia đình nào.
Tương tự như Trung Quốc, nơi mà từ lâu đã dựa trên truyền thống hiếu thảo (con cái trưởng thành chăm sóc bố mẹ già), hiện cũng đang chuyển sang mục tiêu chăm sóc dài hạn bằng cách thiết lập các thỏa thuận chăm sóc thay thế. Thông qua Chương trình Chăm sóc người già tại gia không ngăn cách, Chính phủ Trung Quốc đã thành lập các nơi cung cấp dịch vụ có sẵn cho người già. Những nhà cung cấp dịch vụ này được chính phủ trả phí và người già có thể sử dụng dịch vụ của họ bằng cách gọi điện đến chính quyền địa phương.
Ở châu Âu, các chính sách được thiết kế để giúp người cao tuổi sống tích cực và lạc quan trong cuộc sống sau này của họ. Ví dụ, các nước Bắc Âu cung cấp chương trìnhđào tạo và học tập suốt đời cho người lao động lớn tuổi nhằm giữ họ tiếp tục làm việc. Ở các quốc gia châu Âu khác như Pháp, Đức, Ba Lan và Áo thì cung cấp các chương trình lương hưu và nghỉ hưu dần hoặc tái đào tạo.
Từ ví dụ của các quốc gia trên cho thấy, mục đích chính của các chính sách là để người cao tuổi có thể tự chu cấp và hỗ trợ bản thân trong giai đoạn lão hóa. Mặt khác, ở Ấn Độ, dường như người cao tuổi không tận dụng hết quyền lợi của họ trong chính sách hiện hành và ngày càng trở thành nạn nhân của sự ngược đãi và tội phạm.
Gần đây, Chính phủ Ấn Độ đã công bố một Chính sách Quốc gia nghiêm ngặtvề bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi. Tuy nhiên, ngoài việc ngăn ngừa tội phạm, điều quan trọng là chính phủ phải đáp ứng các nhu cầu hiện tại của người cao tuổi và ban hành một chính sách mà có thể khiến người già trở nên độc lập và có thể tự chăm sóc cho bản thân.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch
* Jagriti Gangopadhyay là Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu đương đại Ragiv Gandhi
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục