Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Vấn đề mới và mới nổi ở khu vực xung quanh Ấn Độ Dương

Vấn đề mới và mới nổi ở khu vực xung quanh Ấn Độ Dương

05:17 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

N Sathiya Moorthy*

Sau các cuộc không kích ở Pulwama và căng thẳng song phương liên quan đến Pakistan, hầu hết Ấn Độ đã bỏ qua một mục tin tức quan trọng khác. Theo một “ý kiến tư vấn”, khác với phán quyết Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) có trụ sở ở Hague cho biết, Quần đảo Chagos ở Ấn Độ Dương thuộc về Mauritius, chứ không thuộc về Vương quốc Anh. Suy xét kỹ về tương lai trung và dài hạn, điều đó có thể có ý nghĩa đối với hệ thống dựa trên quy tắc được nhận thức phổ biến ở khu vực Ấn Độ Dương, nơi các quốc gia như Sri Lanka, Maldives và Ấn Độ là những nước có chung lợi ích.

Mauritius chưa thực hiện bước đi logic tiếp theo để thúc đẩy ý kiến pháp lý của ICJ tại các diễn đàn khác, bao gồm cả Liên hợp quốc.

Vương quốc Anh quá bận rộn với các “vấn đề Brexit”, nên có thể mất một thời gian trước khi xem xét kỹ hơn các quan sát của ICJ, dù sao điều này chỉ ở dạng “ý kiến” không ràng buộc. Từ lâu, Ấn Độ đã ủng hộ Mauritius về vấn đề này. Trong bối cảnh hiện tại, nhu cầu của Ấn Độ có thể còn nhiều hơn nữa, với việc “Trung Quốc ở Ấn Độ Dương” và chiến lược “Chuỗi ngọc trai” trở thành mối bận tâm chiến lược của New Delhi, cũng như vì những lý do chính đáng.

Về phần mình, Mauritius từ lâu đã tuyên bố rằng, họ sẽ ký một hiệp ước riêng với Mỹ về việc tiếp tục căn cứ quân sự của Mỹ ở Diego Garcia, thay cho Hiệp định Washington-London 50 năm đã hết hiệu lực vào năm 2016. Dù Vương quốc Anh tôn trọng “ý kiến” của ICJ bằng cách này hay cách khác, và cho rằng, Mauritius cũng rất tôn trọng tuyên bố để cho căn cứ Mỹ tiếp tục đóng ở Diego Garcia, thì vẫn không thể biết được Port Louis có thể hành động/phản ứng như thế nào trong những thập kỷ tới. Tại bất kỳ thời điểm nào, trong trung và dài hạn, điều này rất có thể phụ thuộc vào thực lực chính trị và kinh tế tương đối giữa Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Vấn đề vẫn là làm thế nào để “vấn đề Chagos” có thể phát huy tác dụng đối với Ấn Độ và các nước láng giềng ở Ấn Độ Dương, đặc biệt là Mauritius và Sri Lanka, trong những thập kỷ tới.

Nếu không có gì bất ngờ, lần tiếp theo khi ngư dân Sri Lanka bị bắt ở vùng biển BIOT (hoặc thuộc Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh) tiếp giáp với Mauritius, Colombo có thể sẽ muốn nói chuyện với Port Louis, chứ không phải London và Whitehall. Ngay cả khi không có nó, sau Brexit, vẫn phải chờ xem các quy tắc đánh bắt và câu trộm của EU liệu sẽ áp dụng cho ngư dân Sri Lanka bị bắt ở BIOT, ngoài khơi quần đảo Mauritius và Chagos hay không.

Một điều nghiêm trọng hơn là, vắt ngang qua Diego Garcia ngoài khơi Ấn Độ Dương là cảng Hambantota - bất động sản thuộc Sri Lanka -  nhưng là nơi Trung Quốc đang sở hữu, để phát triển một cảng biển và khu kinh tế đặc biệt (SEZ). Maldives kẹt ở đâu đó ở giữa, theo nghĩa đen hiện nay, và hơn thế rất có thể là sau này. Tất cả những điều này có thể gây ra một sự thay đổi mô hình về việc lý giải và chấp nhận ở bình diện toàn cầu về điểm nóng mới nổi ở vùng biển Ấn Độ Dương, cách bờ biển Ấn Độ không xa.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một Chính phủ tương lai ở Mauritius gần gũi hơn với Trung Quốc, ngay cả vì lý do kinh tế thuần túy, và chấp nhận cái giá là mối quan hệ với Mỹ, Diego Garcia, đặc biệt là nếu Washington trở nên căng thẳng về kinh tế, vì bị áp lực và trở nên keo kiệt hơn trong viện trợ nước ngoài? Hiện tại, Ấn Độ đã gặp vấn đề trong việc thiết lập sự hiện diện trên biển/hải quân ở Mauritius và cả Seychelles, nơi các chính phủ liên tục bị thay đổi, và cũng liên tục thay đổi lập trường và cam kết.

Đối với Trung Quốc dường như không có sự đảo ngược như vậy ở hai quốc gia này, hoặc thậm chí ở Sri Lanka - nếu không phải ở Maldives.

Điều cần lưu ý là, trong vấn đề Biển Đông, thế giới, đặc biệt là Mỹ và ở mức độ thấp hơn là Ấn Độ và Nhật Bản, đều cảm thấy bất an và đau khổ, nhưng các quốc gia bị ảnh hưởng ở Đông Nam Á dường như đã tái điều chỉnh bản thân thành một trạng thái “bình thường mới” mà không thừa nhận.

Hầu như kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cũng như nhận thấy Trung Quốc không chỉ là một cường quốc khu vực, nếu không nói là siêu cường toàn cầu, các quốc gia Đông Nam Á đã hành động thông minh và vì lợi ích nếu tiếp tục giữ “nhiệt độ thấp” ở trong vùng biển này. Philippines vốn là trung tâm của vụ kiện ICJ về các hòn đảo với Trung Quốc, nhưng từ đó đã trở nên đối nghịch hơn với Mỹ, và gần gũi hơn với Trung Quốc.

Quay trở lại cảng Hambantota

Diễn ngôn toàn cầu và Ấn Độ trước/gần đây về sự hiện diện gần như vĩnh viễn ở Hambantota của Trung Quốc đã gần như tập trung vào các vấn đề chiến lược và an ninh, ngoài ra không có gì khác hoặc hơn thế nữa. Nhìn nhận gần đây là về mặt tài chính và kinh tế, Sri Lanka đã thua lỗ, nguyên nhân là “bẫy nợ” được tuyên bố bởi các nhà cầm quyền đương nhiệm đặt trước cửa của cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa. Đánh giá đơn phương liên quan cũng cho rằng, Trung Quốc sớm hay muộn cũng sẽ thất bại.

Tương tự là trường hợp với các thỏa thuận của Trung Quốc và thỏa thuận với cựu Tổng thống Maldives Abdulla Yameen. Trong trường hợp này, Chính phủ thay thế của ông Ibrahim Solih chỉ mới nhậm chức được 5 tháng và phải đối mặt với việc cải tổ trong nước và các cuộc thăm dò bầu cử quốc hội sắp diễn ra vào ngày 6/4/2019. Mặc dù Ấn Độ đã cam kết viện trợ 1,4 tỷ USD cho Maldives, nhưng không ai trong số đó, hoặc viện trợ nước ngoài từ các nguồn khác có thể sẽ trả “khoản nợ Trung Quốc” phát sinh từ thời ông Yameen.

Trừ khi điều gì khác xảy ra, nếu không có biểu hiện gì về việc phân phối của ông Solih sẽ đi theo cách của Sri Lankan và sẽ phải gánh khoản nợ mới từ Trung Quốc như Chính phủ đương nhiệm của Thủ tướng Ranil Wickremeinghe đã làm.

Sau khi lớn tiếng cho rằng, Chính quyền của Rajapaksa đã đẩy Sri Lanka vào một "bẫy nợ" để biện minh cho việc "hoán đổi nợ công" bằng cảng Hambantota, Chính phủ Wickremeinghe đã tiếp tục vay một lượng lớn tiền từ Trung Quốc để phát triển các công trình cơ sở hạ tầng khác như đường cao tốc và nhà ở cho người nghèo. Thế giới cũng không nhìn thấy rằng, dòng tín dụng Trung Quốc chỉ chiếm 14% tổng nợ của Sri Lanka, và có thể là tồn tại trước thỏa thuận hoán đổi cảng Hambantota.

Mặc dù cả Chính quyền Wickremeinghes và Rajapaksas ở Sri Lanka đã đổ lỗi cho nhau về mặt “bẫy nợ” và “hoán đổi vốn” trên mặt trận Trung Quốc, nhưng dường như có sự chấp nhận vội vàng và theo thời gian thực bởi tất cả các bên có lợi ích ở Sri Lanka về nhu cầu trong việc bơm một lượng lớn vốn nước ngoài cho “các dự án phát triển”. Họ dường như không lo lắng quá nhiều về lợi ích sau cùng mang lại cho người dân từ các dự án như vậy, đó là điều mà một nhà đầu tư nước ngoài như Ấn Độ dường như bị ràng buộc. Trong trường hợp của Maldives, ông Yameen với tư cách là Tổng thống trong khi nắm quyền đã thẳng thắn hơn để trút bỏ sự phụ thuộc chính trị vào một quốc gia (ý chỉ Ấn Độ), và đất nước phải trở nên thịnh vượng và độc lập về kinh tế.

Vấn đề đặt ra là, liệu Ấn Độ và cộng đồng quốc tế có nên bị ràng buộc với nhận thức rằng, Trung Quốc đang đầu tư vào các nước láng giềng của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương chỉ với một nhận thức là chiến lược cho tương lai.

Họ có thể là sai lầm toàn bộ hoặc một phần nếu Trung Quốc có các kế hoạch và chương trình khác tập trung vào sự thịnh vượng kinh tế chungcó thể khiến các quốc đảo nhỏ láng giềng của Ấn Độ cũng độc lập về chính trị. Những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào các quốc gia châu Phi trong lĩnh vực nông nghiệp và thăm dò khoáng sản. Do đó, Trung Quốc có thể không đầu tư vào khu vực Ấn Độ Dương để khai thác tài nguyên biển, bao gồm cá và thăm dò các  khoáng sản bên dưới đại dương.

Vì thế giới vẫn đang tiến hành đàm phán về vùng đặc quyền kinh tế mở rộng với các quốc gia tiếp giáp biển riêng lẻ, Ấn Độ đã giải quyết các tranh chấp trong tương lai chỉ với một nước láng giềng là Bangladesh. Vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ và Sri Lanka có thể chồng lên nhau theo đề án được đề xuất, và New Delhi cần xem xét nhanh hơn, và gần hơn các vấn đề sắp xảy ra, để có thể đi đến một giải pháp sớm hơn trước khi nó trở thành vấn đề chính trị, đặc biệt là ở Sri Lanka. Với Maldives cũng như vậy, nhưng do Trung Quốc đã có mặt ở Ấn Độ Dương, tại cảng Hambantota, và tương lai xa là Diego Garcia có thể trở nên không dứt khoát, trong tương lai, vùng biển Ấn Độ sẽ tồn tại nhiều vấn đề hơn là trên đất liền.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/expert-speak/new-and-emerging-concerns-in-indian-ocean-neighbourhood-49220/


* N. Sathiya Moorthy thành viên cao cấp & Giám đốc khu vực Chennai của Quỹ Nghiên cứu Các nhà quan sát (ORF).

Nguồn:

Cùng chuyên mục