Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Vấn đề thế kỷ châu Á (Phần 6)

Vấn đề thế kỷ châu Á (Phần 6)

01:19 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 5)

Vấn đề thế kỷ châu Á

GS, TS Hồ Sĩ Quý*

Như đã thấy ở trên, những tài liệu dẫn ra trong bài này đều ở dạng khá chọn lọc. Chúng tôi chú ý đến những quan niệm thể hiện tương đối rõ tính khách quan với những căn cứ có lẽ là đủ tin cậy. Cái nhìn trong các bài được chọn để phân tích cũng là cái nhìn tránh được sự thiên lệch. Tuy nhiên, với những vấn đề gắn chặt với tư duy chính trị - chiến lược như trong bài này, khả năng gây ảnh hưởng của những quan điểm được nêu cũng cần thiết phải được tính đến. Bởi vậy, chúng tôi đã cố gắng không bỏ sót những tác giả có uy tín nhất, những người có bề dày hoạt động trong lĩnh vực tư duy chiến lược, có sự phân tích sắc sảo và điều quan trọng nhất, sắc sảo nhưng thực tế.

Chỉ với không nhiều tài liệu đã dẫn ra trong bài, những kết luận đầu tiên về vấn đề phức tạp này cũng đã có thể hình dung được như sau.

VI. Kết luận

Thế kỷ châu Á là một khái niệm không đến nỗi viển vông hay hoang tưởng. Trong thế kỷ XXI chắc chắn Trung Quốc và châu Á, nói chính xác hơn, Trung Quốc, Đông Á và Đông Nam Á sẽ còn tiếp tục phát triển và nhiều khả năng là sẽ thịnh vượng hơn. Biển Đông đúng là một thế kẹt của tham vọng cường quốc, nhưng nếu các đầu óc chiến lược đủ tỉnh táo để không xảy ra chiến tranh thì châu Á, mặc dù thiếu liên kết, sẽ vẫn buộc phải cùng với Trung Quốc mở ra một diện mạo mới cho châu Á và điều đó góp phần làm thay đổi thế giới. Cho đến nay, chưa có một dự báo nào khẳng định khả năng chiến tranh, mặc dù các phương án quân sự đối phó với chiến tranh vẫn đang được triển khai khá quyết liệt ở một số nước. Gần đây nguy cơ này ở Biển Đông được suy đoán có vẻ tăng thêm, song nhiều các nhà chiến lược vẫn thấy đây là nguy cơ có thể kiểm soát được. Nếu dự báo này không sai thì thế kỷ châu Á sẽ là kết quả của sự dịch chuyển đầu tiên của nền văn minh nhân loại từ phương Tây sang phương Đông.

Thế kỷ Thái Bình Dương cũng là khái niệm có thực, phản ánh sự năng động và phức tạp của trật tự địa chính trị vùng này. Tuy khái niệm này được người Mỹ tạo ra để phục vụ cho lợi ích của Mỹ. Song do những ảnh hưởng thực tế của việc thực hiện chiến lược này, nên quan niệm về Thế kỷ Thái Bình Dương lại trở thành một phần của quan niệm về Thế kỷ châu Á. Biển, mà ở đây là biển Đông ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới. Để chiến tranh không thể xảy ra, Biển Đông sẽ trở thành “nơi tập trận” của những quan điểm, những chiến lược, những phương pháp (bao gồm cả những thủ đoạn), và những thái độ (bao gồm cả sự nhân nhượng)… về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao giữa các quốc gia có liên quan, mà trước hết là giữa các nước có liên quan trực tiếp.

Trong lộ trình hiện thực hóa quan điểm Thế kỷ Thái Bình Dương, chắc chắn Mỹ sẽ hiện diện mạnh mẽ hơn ở Biển Đông và điều này củng cố đồng thời làm gia tăng lợi ích của Mỹ. Vị thế của Mỹ gắn chặt với Biển Đông và gắn chặt với lợi ích của các bên có liên quan, dù trực tiếp hay gián tiếp. Bởi vậy thực lực của Mỹ vốn vẫn mạnh lại buộc phải phát triển theo hướng mạnh hơn trong thế cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Nghĩa là Mỹ chưa thể “phai tàn” như một số chiến lược gia trông đợi.

Đáng ra Trung Quốc có thể phát triển theo một kịch bản khác nếu từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông. Và nếu như vậy rất có thể giấc mộng Trung Hoa sẽ không phải là cơn ác mộng do tính hài hòa ở mức nào đó của nó với lợi ích của các cường quốc khác và của các bên có liên quan. Nhưng Trung Quốc đã chọn và không có đường từ bỏ tham vọng này nên thế kẹt của tham vọng cường quốc cũng là một khái niệm có thực. Trung Quốc đang tự hạn chế khả năng trở thành cường quốc của mình. Khả năng này (trở thành cường quốc) hóa ra vẫn là một khả năng xa, nhường chỗ cho sự tác động, chi phối, gây sức ép, lừa vào bẫy… của Mỹ.

Mỹ chưa thể “phai tàn”, nghĩa là phương Tây vẫn chưa cáo chung. Và quả thật phương Tây vẫn còn rất nhiều giá trị mà các nước đi sau vẫn cần thiết phải học hỏi để phát triển. Với truyền thống duy lý rực rỡ từ thời đại Phục hưng và Khai sáng, với khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” lay động lòng người từ Cách mạng Tư sản Pháp 1789, với nền khoa học và giáo dục hùng mạnh từ thời Newton, Descartes, Kant, Humboldt, Einstein, và với các giá trị văn hóa đã trở thành khuôn vàng thước ngọc bởi Leonardo da Vinci, Shakespeare, Cervantes, Rousseau, Beethoven, Mozart… phương Tây vẫn còn khá nhiều giá trị “kinh điển” mà ngay cả Mỹ vẫn chưa đi hết con đường phương Tây đã đi để vươn tới tiến bộ[1].

Trong sự tiếp nối còn đang dang dở ấy, Mỹ vẫn có “đất múa võ” để mạnh hơn cả về kinh tế, chính trị, quân sự, và giá trị sống. Hiện Mỹ vẫn rất giàu, rất mạnh và đủ tiến bộ. Trong thế kỷ XXI, Mỹ vẫn còn khả năng giàu hơn, mạnh hơn và tiến bộ hơn, trước khi một Trung Quốc hoặc một nước nào khác có thể giàu hơn, mạnh hơn và tiến bộ hơn so với Mỹ. Nghĩa là Mỹ vẫn rất cần cho sự tiến bộ của thế giới.

Nếu tiến bộ xã hội đúng là quy luật thì sự phát triển của loài người dù quanh co đến đâu, thậm chí dù chiến tranh cục bộ có xảy ra, dù tư tưởng dân tộc cực đoan có tạm thắng thế, nghĩa là dù bất ngờ và khó đoán đến mấy, thế kỷ XXI vẫn là thế kỷ không thiếu hứa hẹn đối với châu Á và nhân loại.

*Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Thông tin khoa học xã hội.

Tài liệu:

1. Atkinson, Philip (2012). The End Of Western Civilization. http://www.ourcivilisation.com/theend.htm.

2. Asia 2050: Realizing the Asian Century. ADB Published 2011.http://www.unido.org/fileadmin/user_media/UNIDO_Worldwide/Asia_and_Pacific_Programme/Documents/AsianDevelopmentBankreport_asia-2050.pdf

3. Bubalo, Anthony & Malcolm Cook (2010). Horizontal Asia. American Interest. May/June.

4. Clinton, Hillary Rodham, Secretary of State (2010). Press Availability. National Convention Center. Hanoi, Vietnam. July 23,. http://www.state.gov/secretary/rm/2010/07/145095.htm .

5. Clinton, Hillary  (2011). America's Pacific Century. foreign Policy. November, 2011.http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/10/11/americas_pacific_century?page=full

CNAS. Cooperation from Strength: The United States, China and the South China Sea. (Edited by Patrick M. Cronin. Contributors: Patrick M. Cronin, Peter A. Dutton, M. Taylor Fravel, James R. Holmes, Robert D. Kaplan, Will Rogers and Ian Storey). January, 2012. http://www.cnas.org/files/documents/publications/CNAS_CooperationFromStrength_Cronin_1.pdf

6. Vũ Thành Công, Nguyễn Thế Phương (2012). Giữ lại tên biển “Nam Trung Hoa” là không hợp lý.http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/tuanvietnam.vietnamnet.vn/Giu-lai-ten-bien-Nam-Trung-Hoa-la-khong-hop-ly/9629011.epi

7. Ferguson, Niall (2011). Civilization: The West And The Rest. Penguin Press.

8. Ferguson, Niall (2011). The 6 killer apps of prosperity.http://www.ted.com/talks/niall_ferguson_the_6_killer_apps_of_prosperity.html

9同主题阅读:[ZGPT]未来50年中国的六场战: 将彻底打破世界格局 (6 cuộc chiến mà Trung Quốc phải tiến hành 50 năm tới) http://www.mitbbs.com/article_t/MiscNews/31207047.html

10. Friedman, Thomas, Michael Mandelbaum (2011). That Used To Be Us. How America Fell Behind in the World It Invented and How We Can Come Back. http://www.thomaslfriedman.com/bookshelf/that-used-to-be-us.

11. Fukuyama, Francis  (1992). The End of History and The Last ManHarper Perennial.

12. Fuller, Graham: old Europe - or old America? International Herald Tribune, 12/2/2003. (http://www.digitalnpq.org/archive/ 2003spring/fuller.html).

13. International Crisis Group (2012). Stirring up the South China Sea (I): Regional Responses. Asia Report N°223, 23 Apr 2012 http://www.crisisgroup.org/~/media/Files/asia/north-east-asia/223-stirring-up-the-south-china-sea-i.pdf.

14. International Crisis Group (2012). Stirring up the South China Sea (II): Regional Responses. Asia Report N°229,. 24 Jul 2012. http://www.crisisgroup.org/~/media/Files/asia/north-east-asia/229-stirring-up-the-south-china-sea-ii-regional-responses

15. Kaplan, Robert D.  (2011). The South China Sea Is the Future of Conflict. Foreign Policy. Sept/Oct,.http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/08/15/the_south_china_sea_is_the_future_of_conflict

16. Kagan, Robert D. (2012). The World America Made published by Alfred A. Knopf, 2012.

17. Kagan, Robert D. (2012). Not Fade Away. The myth of American decline. The New Republic. January 11.http://www.tnr.com/article/politics/magazine/99521/america-world-power-declinism?id=FoZ4F7oMNWb7y04UpK20GKfyrbir7aLsgUrHpHEN0jQVczVWeQ0QSkXGLNwv2vj2

18. Kurlantzick, Joshua  (2011). The Asean Century? Not Quite Yet. Current History - A Journal of Contemporary World Affairs. January.

19. Kuroda, Haruhiko (2011). Is the Asian century upon us? http://www.chinadaily.com.cn/opinion/2011-05/10/content_12476305.htm.

20. Kurth, James (2009). Pillars of the Next American Century. Tracing the foundations of American global strength, from past to future. The American Interest. Volume 5, Number 2. November/ December.

21. Lưu Á Châu (2012). Sự đáng sợ của nước Mỹ. http://trankinhnghi.blogspot.com/2012/03/nghe-nguoi-trung-hoa-noi-ve-hoa-ky-va.html.

22. Lưu Minh Phúc (2011). Giấc mơ Trung Quốc.Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ.Nxb. Thời đại.

23. Marquand, David (2011). The End of the West: the Once and Future Europe. Princeton University Press.

24. Navarro, Peter & Greg Autry (2011). Dead by China, Confronting Dragon – A Global Call for Action. Publishing as Prentice Hall. http://www.deathbychina.com/DBC-excerpt.pdf .

25. Nehru, Vikram  (2012). Collision Course in the South China Sea.http://nationalinterest.org/commentary/collision-course-the-south-china-sea-7380.

26. Ngoại trưởng Mỹ: Thái Bình Dương đủ rộng cho cả Mỹ và Trung Quốc. http://dantri.com.vn/c36/s36-636411/ngoai-truong-my-thai-binh-duong-du-rong-cho-ca-my-va-trung-quoc.htm

27. Ngoại trưởng Mỹ: COC phù hợp với lợi ích của tất cả các bên. http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/The-gioi/558457/ngoai-truong-my-coc-phu-hop-voi-loi-ich-cua-tat-ca-cac-ben.htm.

28. Hồ Sĩ Quý (2009). Giá trị châu Âu: những gợi ý cho sự phát triển. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 1.

29. Spengler, Oswald  (1918, 1922).  The Decline of the West (Der Untergang des Abendlandes) t.1. 1918, t.2. 1922).

30. “Thế kẹt”của Trung Quốc ở Biển Đông. http://nghiencuubiendong.vn

31. Trung Quốc tham vọng độc chiếm biển Đông - Kế hoạch ứng phó liên minh Mỹ - Australia.http://miscellaneous-land.over-blog.net/

32. UNDP. Human Development Report 2010.

33. Uren, David  (2012). The Kingdom and the quarry: China, Autralia feear and Greed. Publisher: Black Inc.

34. Nguyễn Lưu Viên. Trung Quốc đã thức dậy rồi... thế giới có run sợ chưa. http://vietnamlibrary.informe.com/

35. Vinh Nguyễn (2010). Phía sau việc kinh tế Trung Quốc thăng hạng. http://vneconomy.vn/20100817113414261P0C99/phia-sau-viec-kinh-te-trung-quoc-thang-hang.htm.


[1]. Xem: Зиновьев А. А (1995). Запад. http://www.deloteca.ru/st2/r29/t1/id501 // Зиновьев А. A. (2006). Что мы теряем? Сегоднья заадноевроейская циливизация находиться в сеpьезной опасности. Литературная газета. № 11-12, 22-28 Марта 2006. // Fuller, Graham: old Europe - or old America? International Herald Tribune, 12/2/2003. (http://www.digitalnpq.org/archive/ 2003spring/fuller.html). // Hồ Sĩ Quý (2009). Giá trị châu Âu: những gợi ý cho sự phát triển. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu

Nguồn:

Cùng chuyên mục