Vùng Đông Bắc trong chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ
Vùng Đông Bắc Ấn Độ có 8 bang hiện đang bị coi là tụt hậu về cơ sở hạ tầng và kinh tế. Tuy Ấn Độ có chính sách Hướng Đông, và sau này đổi thành chính sách Hành động phía Đông, vùng Đông Bắc vẫn chưa phát triển xứng đáng với kỳ vọng. Khu vực này ngày càng thêm các cuộc nổi dậy xuyên biên giới cũng như trong nội bộ. Tuy nhiên, với tiềm năng tài nguyên và nguồn lực lao động của vùng, cùng với vị trí địa lý chiến lược gần Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang phát triển nhanh chóng, vùng Đông Bắc Ấn Độ đã trở thành khu vực ưu tiên trong nước cũng như hợp tác quốc tế. Vùng Đông Bắc Ấn Độ không chỉ là động lực quan trọng của chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ, mà còn có thể đóng vai trò là động lực để tăng cường quan hệ đối tác của Ấn Độ đối với cả phương Tây và phương Đông.
Để phù hợp với các mục tiêu lớn hơn của khu vực về hội nhập và phát triển trong chính sách Hành động Hướng Đông, điều rất quan trọng là phải tạo ra sự đóng góp của từng địa phương vào lợi ích chung trong một thời gian dài. Điều này sẽ không chỉ tạo ra sức mạnh cho sáng kiến Hành động phía Đông, mà còn phản ứng lại những lời phê bình về việc không thu hút được sự tham gia của những người dân trong vùng, những người rất quan trọng đối với sự thành công của chính sách đã hình thành từ lâu. Làm được điều này sẽ tạo điều kiện cho các cấu trúc hỗ trợ lẫn nhau, một mặt sẽ duy trì và thúc đẩy chương trình nghị sự về cam kết của Ấn Độ với Đông Nam Á và mặt khác, sẽ hỗ trợ sự phát triển chung của vùng Đông Bắc Ấn.
Ấn Độ đã tạo ra nhiều công cụ để tạo điều kiện thuận lợi cho các mối liên kết từ chính quyền tới vùng Đông Bắc, nhưng các công cụ đang trong các giai đoạn triển khai khác nhau, và còn nhiều điều cần được xem xét. Điều này giảm thiểu hiệu quả các mối quan tâm về vấn đề an ninh, cùng với việc tạo ra các cơ hội đầu tư. Thực tế là một trong những trở ngại chính cho sự phát triển của vùng Đông Bắc là các mối quan tâm về an ninh bên ngoài và bên trong vùng. Trong khi Trung Quốc đóng vai trò nòng cốt trong việc căng thẳng hóa vùng biên giới của Ấn Độ ở khu vực này, các mối quan ngại về an ninh nội bộ gồm có: Các nhóm cực đoan và nổi dậy có liên kết quốc tế đang lẩn trốn lực lượng an ninh, sử dụng nơi ẩn náu ở các nước láng giềng như Myanmar và sự hiện diện của tình báo quốc tế, như tổ chức Tình báo liên dịch vụ (ISI của Mỹ) hoạt động trong vùng Đông Bắc. Tuy chính quyền trung ương và tiểu bang đã rất nỗ lực, dù không liên tục và với mức độ thành công khác nhau, nhằm giải quyết cả hai yêu cầu này, hợp tác với các bang khác vẫn còn bó hẹp trong phạm vi cụ thể, đặc biệt là trong bối cảnh tiếp cận chính sách đối ngoại hướng tới Ấn Độ Dương.
Các bang Đông Bắc có tầm quan trọng về kinh tế, đầu tư, chủ yếu trên hai mặt: Thứ nhất, vị trí chiến lược của khu vực kết nối thị trường sản phẩm giữa Ấn Độ với Nam và Đông Nam Á; và Thứ hai, đây là thị trường đầu vào giàu tiềm năng với các chất xúc tác như xã hội (đa dạng, phong phú văn hóa), vật chất (trung tâm cung cấp năng lượng tiềm năng), con người (lao động rẻ, có tay nghề cao) và tự nhiên (khoáng sản, rừng) thủ phủ trong khu vực. Do đó, khi đại dịch qua đi, việc tận dụng những yếu tố này có thể đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ đối tác và sự hiện diện ngày càng tăng của các quốc gia như Nhật Bản, Úc và Israel trong vùng Đông Bắc Ấn.
Trong nhiều thập kỷ vừa qua, Nhật Bản đã tham gia vào việc phát triển và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đặc biệt là kết nối đường bộ, giữa các quốc gia trong khu vực, và hiện đang tham gia xây dựng cây cầu Dhubri-Phulbari bắc qua sông Brahmaputra ở bang Assam. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện cũng bao gồm các lĩnh vực như quản lý và phát triển đất đai, tài nguyên nước cho nông nghiệp bền vững và được thiết kế để có tính bao trùm thông qua các nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào quá trình lập và thực hiện kế hoạch. Sự tham gia sâu và lâu dài của Nhật Bản vào vùng Đông Bắc Ấn cũng thường được cho là do sự tương đồng về văn hóa, có thể quan sát thấy từ kiến trúc đến trang phục của người dân trong khu vực. Trong những năm gần đây, vùng Đông Bắc Ấn đã nhận thấy tầm quan trọng lớn hơn từ sự hội tụ chính sách giữa Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Nhật Bản và chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ đang được chuyển hóa thành quan hệ đối tác, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng có chất lượng cao.
Việc tạo ra các chuỗi giá trị linh hoạt, tạo thuận lợi cho thương mại và phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng kết nối trong vùng Đông Bắc Ấn là các khía cạnh tiềm năng của hợp tác mà Úc đã xác định, cùng với khả năng hợp tác ba bên giữa Ấn Độ-Nhật Bản-Úc để tăng cường liên kết kết nối giữa vùng Đông Bắc Ấn Độ với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Chính phủ Israel cũng coi Ấn Độ là quốc gia trọng tâm cho các nỗ lực thương mại ngày càng gia tăng. Là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, Israel đã bày tỏ sự quan tâm đến việc chia sẻ các phương pháp kỹ thuật tốt nhất với các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Ấn Độ, trong các lĩnh vực từ phát triển thành phố thông minh đến bảo trì cơ sở hạ tầng vật lý bằng công nghệ dựa trên đám mây theo thời gian thực. Những nỗ lực như vậy sẽ rất cần thiết trong sự phát triển toàn diện của vùng Đông Bắc Ấn. Ngoài ra, Ấn Độ cùng với Israel và Mỹ đang tìm cách hợp tác trên các công nghệ 5G ở Ấn Độ, giúp thúc đẩy kết nối kỹ thuật số của vùng Đông Bắc Ấn và chắc chắn sẽ mở ra một loạt cơ hội cho các dịch vụ và việc làm.
Ví dụ, việc duy trì một tuyến đường trung chuyển dẫn tới thực trạng là khu vực này tràn ngập các cửa hàng bán đồ điện tử và tiêu dùng do Trung Quốc sản xuất. Điều này không có gì ngạc nhiên, vì hàng hóa từ Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác tìm đường khá dễ dàng vào Ấn Độ thông qua biên giới mềm và phần lớn không có lực lượng canh gách giữa Ấn Độ và Myanmar. Người dân địa phương gọi những hàng hóa nhập khẩu từ Myanmar vào Ấn Độ này là “Burmathil” có nghĩa là “hàng hóa từ Miến Điện”, bất kể hàng hóa có thể có xuất xứ từ đâu. Tuy không có vấn đề gì với việc gọi như vậy nhưng nó trở thành vấn đề gây tranh cãi vì khối lượng thương mại hợp pháp ít hơn so với thương mại không chính thức. Ước tính rằng, thương mại biên giới phi chính thức có lợi cho Myanmar vì hầu hết lợi nhuận đều hướng đến Myanmar; và cũng bởi vì các sản phẩm và sản xuất địa phương không được chú ý.
Nếu các bang trong vùng Đông Bắc Ấn vẫn tiếp tục như vậy trong nhiều năm nữa, khu vực này sẽ không chỉ có một tuyến đường trung chuyển cho xuất nhập khẩu diễn ra qua các điểm biên giới, hoặc chỉ có một điểm khai thác gây tranh cãi (cho mặt hàng dầu). Những lo ngại về khối lượng lớn hàng hóa thương mại không chính thức, buôn lậu ma tuý và vũ khí và các nguyên nhân gây mất trật tự xã hội khác sẽ tiếp tục là vấn đề phổ biến trong vùng. Trong tình huống đó, tiềm năng và phạm vi của chính sách Hành động phía Đông sẽ chỉ thu được hiệu quả hạn chế. Một mặt, các bang trong vùng sẽ tiếp tục nỗ lực, mặt khác, các bang và các quốc gia khác sẵn sàng tham gia vào quá trình phát triển của vùng Đông Bắc Ấn Độ để đảm bảo mang lại lợi ích cho vùng.
Tác giả: Pratnashree Basu và Soumya Bhowmick, cộng tác viên tại Quỹ Nghiên cứu Người quan sát, Kolkata.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.orfonline.org/expert-speak/re-envisioning-northeast-for-indias-act-east/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024