Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

100 ngày đầu tiên của Biden và quan hệ Ấn – Mỹ

100 ngày đầu tiên của Biden và quan hệ Ấn – Mỹ

Các quan chức chính sách ở New Delhi cần chú ý đến sự thay đổi các nhiệm vụ cấp bách đang định hình chính sách đối ngoại của Washington.

05:52 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Từ những ngày cuối cùng nhiệm kỳ tổng thống của Bill Clinton đến nhiệm kỳ duy nhất của Donald Trump và 100 ngày đầu tiên trong chính quyền của Joe Biden, mối quan hệ Ấn – Mỹ đã trải qua sự phát triển tích cực rộng rãi, bất chấp những thay đổi chính quyền ở Washington..

Những ngày đầu của chính quyền Biden đã được đánh dấu bằng những động thái chiến lược hữu hình như triệu tập hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo trực tuyến đầu tiên của nhóm Quad và kêu gọi “Tinh thần của Quad”. Tuy nhiên, khi Biden đã hoàn thành 100 ngày đầu tiên của mình, hai sự kiện đã làm dấy lên sự ngạc nhiên ở New Delhi, khiến những nhà quan sát mối quan hệ Ấn – Mỹ có một ngày bận rộn và cất tiếng ca vĩnh biệt với một Quad trống rỗng.

Sự kiện thứ nhất là, liên quan đến hoạt động tự do hàng hải gây tranh cãi và sự xâm phạm rõ ràng của Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Ấn Độ. Sự kiện thứ hai và cũng là sự kiện bất ổn hơn, với cáo buộc rằng chính quyền Biden đã chậm trễ trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng y tế đang diễn ra ở Ấn Độ. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đã nhanh chóng ra tay, bịt miệng những người chỉ trích và chứng minh rằng, quan hệ Ấn – Mỹ thực sự đã có bước tiến dài kể từ Chiến tranh Lạnh, khi Tổng thống Lyndon Johnson cố gắng ứng phó với cuộc khủng hoảng lương thực của Ấn Độ, sử dụng thặng dư lúa mì của Mỹ và chương trình P.L 480 như một công cụ chính sách đối ngoại.

Vào ngày 30/4, một máy bay vận tải C-5M Super Galaxy của Không quân Mỹ đã hạ cánh xuống Delhi mang theo bình oxy, thiết bị y tế và bộ dụng cụ test COVID-19. Đối mặt với áp lực ngày càng lớn, ông Biden sau đó đã lên tiếng ủng hộ việc từ bỏ quyền bằng sáng chế đối với vắc xin COVID-19. Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ, bộ y tế Ấn Độ và nhân viên cơ quan tình báo Dịch tễ của Ấn Độ (EIS).

Tuy nhiên, điều này lại gợi nhớ về những ngày Ấn Độ đàm phán thỏa thuận hạt nhân với Mỹ, bao gồm những người thúc đẩy và lay chuyển cộng đồng người Mỹ gốc Ấn, bao gồm cả các chính trị gia gốc Ấn, đã dốc toàn lực để thúc đẩy chính quyền Biden có sự hồi ứng. Các CEO công nghệ lớn đã liên lạc với nhóm nghị sĩ về Ấn Độ, thúc giục họ đảm bảo rằng, sự hỗ trợ được cung cấp rộng rãi cho người dân Ấn Độ. Cuộc khủng hoảng y tế ngày càng gia tăng của Ấn Độ khiến Phòng Thương mại Hoa Kỳ thành lập một lực lượng đặc nhiệm riêng biệt tập trung vào việc cung cấp nguồn cung cấp oxy và thiết bị y tế cho Ấn Độ.

Giống như một bộ phim truyền hình Bollywood điển hình, tất cả đều kết thúc tốt đẹp. Tuy nhiên, cần phải đặt câu hỏi: Hai tập phim này cho chúng ta biết điều gì về mức độ và hạn chế của mối quan hệ Ấn – Mỹ? Quan hệ Ấn – Mỹ có khả năng chống lại cú sốc hay vẫn dựa trên những cơ sở không ổn định và có xu hướng thay đổi mạnh mẽ, bất chấp sự hội tụ rộng rãi hơn về địa chính trị ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương?

Khi Tổng thống Biden xây dựng một chính sách đối ngoại cho tầng lớp trung lưu của Mỹ, với tiền đề là khôi phục sự lành mạnh của nền kinh tế Mỹ, điều này khác gì so với lời kêu gọi “Nước Mỹ trên hết” của Trump? Các đường nét trong chính sách đối ngoại của Mỹ có mối liên hệ chặt chẽ với các thế lực bên trong hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử gần đây. Sự thay đổi sau khi chuyển từ câu thần chú “Nước Mỹ trên hết” của Trump sang câu thần chú “Khôi phục nước Mỹ” của Biden và tác động của nó đối với cách Washington tương tác với phần còn lại của thế giới, sẽ kiểm tra kỹ năng điều hướng ngoại giao của nhiều quốc gia, bao gồm cả Ấn Độ.

Ưu tiên đối với Ấn Độ trong quan điểm chiến lược của Washington về khu vựcẤn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn mạnh mẽ. Các chuyến thăm cấp cao và các cuộc gặp trực tuyến giữa hai bên đã tạo dựng luận điệu cơ bản về cách Washington dự định vạch ra lộ trình cho quan hệ đối tác chiến lược với New Delhi. Hợp tác quốc phòng và an ninh đã hình thành nền tảng cơ bản của mối quan hệ đối tác sẽ tiếp tục phát huy tác dụng giống như thời chính quyền Trump. Đối thoại “2 + 2” giữa bộ quốc phòng và ngoại giao hai nước, việc ký kết các thỏa thuận cơ bản và nhiều nhóm làm việc chung trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng là những đặc điểm hữu hình của quan hệ đối tác đang phát triển này.

Dưới sự lãnh đạo của Biden, quan hệ Ấn – Mỹ có lẽ sẽ thể hiện tính đa diện hơn. Mặc dù điều này, có thể có nghĩa là, có nhiều con đường hợp tác hơn, nhưng điều này cũng có thể báo trước một môi trường hoạch định chính sách phức tạp hơn, đòi hỏi New Delhi phải khéo léo hơn trong việc bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của mình trong giao dịch với Washington. Bằng cách nào mà chính phủ Ấn Độ có thể xây dựng mối quan hệ đối tác dựa trên kết quả, với ý định của chính quyền Biden trong việc xây dựng một nền kinh tế xanh hơn để chống lại biến đổi khí hậu, sẽ vẫn là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với lãnh đạo chính trị và ngoại giao Ấn Độ. Thông qua Quan hệ Đối tác về khí hậu và năng lượng sạch trong Chương trình Nghị sự 2030 giữa Ấn Độ và Mỹ, cả hai nước đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng cho năm 2030. Hai nước sẽ có thể điều chỉnh các mối quan tâm và chiến lược ở mức độ nào để thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ hơn trong việc thực hiện các điều chỉnh đối với cơ sở hạ tầng, công nghệ và thể chế cần thiết để đối phó với khí hậu thay đổi vẫn còn đợi xem xét.

Dù chính quyền Trump thể hiện các cam kết mạnh mẽ đối với các nền tảng quốc phòng và an ninh của quan hệ đối tác Ấn - Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng các mối quan hệ kinh tế bị tụt lại phía sau, việc Trump ưu tiên một cách tiếp cận giao dịch rõ ràng có đi có lại về thuế quan và cán cân thương mại, đồng thời mất tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược của mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn giữa hai quốc gia. Thời Trump đã thất bại trong việc tạo ra một thỏa thuận mang tính chuyển đổi nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế Ấn - Mỹ. Việc ký kết thỏa thuận thương mại nhỏ được mong đợi rộng rãi đã không được thông qua mặc dù cả hai bên đang nỗ lực giải quyết các vấn đề đang chờ xử lý về tiếp cận thị trường và các vướng mắc về sở hữu trí tuệ. Rạn nứt về thuế quan rất có thể sẽ được khắc phục với hy vọng tổng thống Biden sẽ nối lại các cuộc đàm phán và giải quyết các vấn đề thương mại còn tồn đọng.

Chính quyền Biden đang có ý định xây dựng chính sách đối ngoại và đối nội phục vụ cho tầng lớp trung lưu Mỹ, khôi phục cơ sở hạ tầng, rút quân sau cuộc chiến kéo dài hai thập kỷ ở Afghanistan, đẩy lùi các động thái của Trung Quốc và Nga chống lại lợi ích của Mỹ, tạo ra việc làm, đồng thời đáp ứng nhu cầu đầy tham vọng về một nền kinh tế xanh hơn. Do đó, các quan chức chính sách ở New Delhi sẽ phải nghĩ cách để nắm bắt và đối phó với những thay đổi trong và ngoài nước sẽ định hình việc hoạch định chính sách ở Washington.

Những thách thức có thể tạo ra cơ hội hợp tác. Cũng như thách thức Trung Quốc tạo ra sự hội tụ chiến lược chưa từng thấy giữa Ấn Độ và Mỹ, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc phòng và an ninh ngày càng phát triển, các rào cản trong lĩnh vực thương mại và kinh tế, an ninh y tế và chống biến đổi khí hậu có thể tạo ra những con đường hợp tác mới. Sự cân bằng giữa chủ nghĩa thực dụng và tình cảm đã xây dựng lại những nhịp cầu gần đây, trước khi hương vị tồi tệ của lịch sử có thể hình thành, nhưng lại tạo ra tiếng vang của những tuyên bố trong quá khứ rằng Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy. Suy cho cùng, New Delhi có trách nhiệm cảm nhận những luồng gió thay đổi đang quét qua nước Mỹ của Biden và điều hướng một cách khéo léo mối quan hệ giữa hai nền dân chủ phức tạp.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://thediplomat.com/2021/05/bidens-first-100-days-and-india-u-s-relations/

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục