Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Afghanistan: Cuộc chơi đầy may rủi trên con đường tự hủy diệt

Afghanistan: Cuộc chơi đầy may rủi trên con đường tự hủy diệt

Cuộc gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao SAARC dự kiến diễn ra vào ngày 25/9/2021 tại New York đã bị hủy bỏ do Pakistan lên tiếng đòi cho phép chính phủ Taliban tham dự thế chỗ cho chính phủ Afghanistan trước đây.

05:55 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Điều thú vị là Taliban đã đề cử phát ngôn viên Suhail Shaheen tại Doha làm đại sứ Afghanistan tại Liên hợp quốc, và yêu cầu được phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Các quốc gia như Qatar và Pakistan hiện kêu gọi thế giới chấp thuận Taliban.

Trong khi chúng ta cố gắng tìm hiểu tại sao người Mỹ lại giao Afghanistan cho Taliban dễ dàng như vậy, chúng ta cần cố gắng nhiều hơn nữa để tìm ra ai sẽ là bên thắng cuộc trong trò chơi đầy may rủi mang tên Afghanistan.

Có thể dựa vào lý thuyết địa chính trị để đánh giá cốt lõi hoạt động của các quốc gia trên thế giới. Quốc gia có nhiều kết nối do toàn cầu hóa mang lại (bao gồm kết nối mạng, giao dịch tài chính và trao đổi truyền thông) đồng nghĩa với việc họ có chính phủ ổn định, tiêu chuẩn đời sống ngày càng cao, và “số tử vong do tự sát phải nhiều hơn số tử vong do bị sát hại”.

Trong khi đó, các khu vực tạo nên khoảng trống, không hội nhập là những khu vực mà toàn cầu hóa chưa thâm nhập tới và đồng nghĩa với sự đàn áp chính trị, nghèo đói, bệnh tật, giết người hàng loạt và xung đột. 

Dựa trên thuyết này, Mỹ cho rằng, họ phải “xuất khẩu an ninh” vào những khu vực có khoảng trống để tích hợp và kết nối các khu vực đó với vùng cốt lõi, ngay cả khi điều này có nghĩa là sẽ xảy ra chiến tranh ở các nước có khoảng trống, sau đó là thời kỳ lâu dài để tái thiết quốc gia.

Afghanistan là một trường hợp điển hình mà chúng ta có thể coi là ví dụ về hành động của Mỹ để hội nhập và kết nối vùng có khoảng trống với vùng cốt lõi.

Tuy nhiên, hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ, cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ, bà Tulsi Gabbard, người sau này ủng hộ Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden, coi sứ mệnh của Mỹ tại Afghanistan là “không cần thiết” và “lãng phí”.

Bà chỉ trích giới tinh hoa Mỹ thiếu tầm nhìn sứ mệnh và chiến lược rõ ràng sau thất bại nhanh chóng của Al-Qaeda ở Afghanistan. Các quyết định của lãnh đạo hoặc sự thiếu sót của những quyết định đã gây ra rất nhiều đau khổ cùng với việc lãng phí số tiền thuế trị giá hàng nghìn tỷ USD của người dân Mỹ.

Do sự rút lui nhanh chóng của Mỹ, Taliban hiện được thừa hưởng cơ sở vật chất của lực lượng không quân, gồm 11 căn cứ quân sự và trang thiết bị quân sự trị giá 85 tỷ USD.

Cách thức mà Mỹ rời khỏi Afghanistan cũng được người Mỹ coi là phản bội đất nước này. Dưới sự dẫn dắt của đặc phái viên hòa bình Zalmay Khalilzad, người được biết đến nhiều hơn với các chính sách thân Pakistan, Chính quyền Mỹ đã không còn gì lại những gì Mỹ đã phải chiến đấu để có được ở Afghanistan kể từ ngày 11/9/2001.

Nhìn lại, thực ra đó là sự bảo trợ dưới ánh sáng của các học thuyết của Kissinger, hay của Zbigniew Brzezinski, người đứng sau quyết định sai lầm của Mỹ trong việc can thiệp vào Afghanistan. Vào năm 1979, Mỹ đã đặt nền móng cho thất bại của mình ở Afghanistan năm 2021.

Sự can thiệp đã gieo mầm mống của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo trong khu vực, và Mỹ sau đó đã phải trả giá đắt cho sai lầm đó vào ngày 11/9/2001. Điều kỳ lạ là Taliban hiện tuyên bố rằng “không có bằng chứng” nào cho thấy Osama bin Laden đã từng tham gia vào vụ tấn công 11/9/2001 vào Mỹ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu có một sự kiện 11/9 khác lặp lại? Các chuyến bay di tản của Mỹ khỏi Afghanistan đã gây nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của nước này. Nó cho thấy rằng, phương Tây sẽ không bao giờ đứng lên đấu tranh cho các giá trị của mình. Mỹ dường như đã mất đi ý chí chiến đấu.

Mối liên hệ sâu sắc của Pakistan với Mỹ và cả ở Afghanistan đều được biết đến. Syed Ghulam Nabi Fai, nhân viên tình báo liên ngành của Pakistan (ISI) ở Mỹ, người từng vận động hành lang với các nhà hoạch định chính sách, đã bị FBI bắt giữ vào năm 2011.

Khalid Sheikh Mohammed, một trong những thủ phạm vụ 11/9, là người Pakistan. Osama bin Laden của Al-Qaeda bị bắt tại khu phức hợp quân sự ở Abbotabad, Pakistan, cũng là quốc gia có nhiều ảnh hưởng trong khu vực.

Tác động của khủng bố không chỉ không có tác động bên ngoài Ấn Độ, mà còn ở bên trong Ấn Độ. Vào năm 2020, FBI đã giúp Ấn Độ theo dõi những kẻ chủ mưu của vụ tấn công khủng bố Pulwama đang ẩn náu ở Pakistan.

Không ngạc nhiên sao khi 70-75 nghìn phiến quân Taliban lại đánh bại lực lượng hơn 3 triệu quân Afghanistan được cho là hiện đại, được huấn luyện và trang bị bởi phương Tây?

Điều thú vị là Iran vốn có quan hệ thân thiết với Taliban trong quá khứ cũng đã chỉ trích sự can dự của Pakistan vào Afghanistan và muốn có một cuộc điều tra.

Sự tham gia của Pakistan trong việc chứa chấp Taliban và Mạng lưới Haqqani cũng nằm trong tầm ngắm của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã đề cập rằng, Mỹ sẽ đánh giá lại mối quan hệ của họ với Pakistan về tương lai Afghanistan.

Có điều không nhiều người biết đó là một trong những nhánh chính của Taliban, Darul Uloom Deoband, bắt nguồn từ một chủng viện Hồi giáo ở Deoband, Ấn Độ. Deobandi là một phong trào phục hưng Hồi giáo trong dòng Sunni, chủ yếu là người Hanafi, Hồi giáo.

Cánh chính trị Jamiat Ulema-e-Hind được thành lập vào năm 1919 đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập cộng đồng người Hồi giáo ở Ấn Độ. Thông qua các tổ chức như Jamiat Ulema-e-Hind và Tablighi Jamaat, Phong trào Deoband Madrassah bắt đầu lan rộng và giờ đây không chỉ ở Nam Á mà còn trên toàn thế giới.

Bây giờ, khi ngồi vào ghế quyền lực, Taliban không thay đổi một chút nào và trở lại với những cách thức cũ, và bắt đầu gây ra nỗi sợ hãi lan rộng khắp Afghanistan và nước ngoài.

Phấn khích trước chiến thắng tại Kabul của Taliban, Ayesha Siddiqa, một học giả về Nam Á lưu ý rằng Jaish-e-Mohammed, một nhóm thánh chiến Deobandi Mujahedeen có trụ sở tại Pakistan hiện muốn nhắm tới mục tiêu Kashmir ở Ấn Độ. Do Taliban nhiều lần có thái độ thù địch đối với Ấn Độ, sau Liên Xô và Mỹ, giờ đến lượt Ấn Độ phải đối mặt với thái độ này.

Điều gây ngạc nhiên cho nhiều người trên thế giới là một số ít người ở Ấn Độ có lập trường về các vấn đề chính yếu, chẳng hạn như Đảng Hòa bình, hầu như luôn theo chủ nghĩa Hồi giáo, hoan nghênh việc Taliban tiếp quản Afghanistan.

Mọi quốc gia trên thế giới bao gồm Ấn Độ, Nga và Trung Quốc đều phải đối mặt với những vấn đề giống nhau khi đối phó với chủ nghĩa khủng bố tại chính đất nước của họ, và lo ngại việc các chiến binh khủng bố tích hợp với nhau tạo ra mạng lưới toàn cầu. Điều này khiến các quốc gia láng giềng của Afghanistan đặc biệt dễ bị khủng bố Hồi giáo tấn công.

Tuy nhiên, những người mang quan điểm không quan tâm tới chính trị, chỉ quan tâm tới thực tế cuộc sống (Realpolitik) giữ quan điểm thờ ơ, họ là những người muốn vượt qua tất cả và tiếp tục cuộc sống của họ như trước đây, chẳng hạn như Giáo sư Yiwei của Trung Quốc, đã tuyên bố rằng, Taliban là “Quân đội Giải phóng” của Afghanistan, những người “bị Mỹ tàn phá” nhưng là “Anh em tốt” của Trung Quốc.

Cần phải hiểu rằng lĩnh vực quan hệ quốc tế rất khó hiểu khi các quốc gia tham gia vào cuộc chơi vì nhiều lý do khác nhau. Họ thực hiện nhiều sáng kiến ​​khác nhau như khởi xướng, tham gia, giải cứu, từ bỏ, v.v. có sức mạnh tổng hợp với các ưu tiên riêng.

Ví dụ, theo tài liệu US Cables, Thụy Điển muốn ném bom Afghanistan để “tăng cường khả năng tiếp thị” các máy bay chiến đấu Gripen mới do Thụy Điển sản xuất. Nhưng điều đó chỉ lừa mị được những người lớn lên dưới thời âm nhạc của ABBA còn thịnh hành khi họ đang ngồi trên ghế nhà trường.

Đức được cho là ưu tiên sơ tán “bia và rượu” khi Taliban tiếp quản Kabul trong tháng 9/2021. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu hành động này trong bối cảnh lễ hội bia Oktoberfest sẽ bắt đầu trong tháng 10.

Và xét cho cùng, Taliban hay các Tổng thống Mỹ, từ Nixon cho đến Biden, có mức độ đáng tin cậy bằng nhau. Ngay cả người Anh cũng bị Mỹ qua mặt khi Mỹ không báo cho Anh biết về thời gian và tốc độ rút quân (theo nhà báo Steven Swinford tờ The Times), khi Biden phớt lờ việc Boris Johnson đã chờ suốt hơn 36 giờ để kết nối điện đàm với Mỹ (theo nhà báo Ben Riley Smith của The Telegraph).

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói rằng, Tổng thống Joe Biden đã không nói chuyện với bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào về hậu quả Kabul rơi vào tay Taliban.

Từ bước lật ngược của Zalmay Khalilzad đối với Pakistan và mối quan hệ của Taliban với Al-Qaeda, việc Afghanistan rơi vào tay Taliban sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra.

Người Mỹ chưa bao giờ hiểu Afghanistan như Taliban hiểu Afghanistan.

Liệu có thể trông cậy châu Âu để xử lý vấn đề một cách có trách nhiệm hay không, hay trông cậy vào Anh, nơi định giá mỗi mạng sống của người Afghanistan với giá 104,7 bảng Anh? Đặc phái viên Mỹ về Haiti, Daniel Foote, đã từ chức để phản đối việc trục xuất người di cư Haiti, và liệu sẽ có ai từ chức trong vấn đề người nhập cư từ Afghanistan?

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al-Sisi, một tiếng nói của sự tỉnh táo trong sự hỗn loạn, khi đề cập đến Afghanistan, Pakistan, Libya và Ai Cập là những quốc gia mà người dân cần chấm dứt xung đột đã nói: “Người dân ở các nước Hồi giáo không nên mong đợi phương Tây chào đón họ; Thay vào đó, họ nên giải quyết các vấn đề ở chính đất nước của họ ”.

57 thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (IOC) có thể đóng vai trò tích cực hơn để hòa nhập một cách hài hòa những người tị nạn ở Trung Đông, Afghanistan hoặc các nơi khác vì có mối quan hệ chung về tôn giáo và văn hóa.

Sự im lặng của OIC vào thời điểm này có nhiều nguy cơ rằng, những tiến bộ mà Afghanistan đạt được trong 20 năm qua sẽ bị tiêu tan dưới thời Taliban.

Các dấu hiệu là đáng ngại. Sau gần 30 năm, Liên minh phương Bắc lại mở mặt trận chống lại Taliban. Cựu Phó Tổng thống Afghanistan và Thủ lĩnh chống Taliban Amrullah Saleh tuyên bố rằng: “Afghanistan quá lớn để Pakistan có thể nuốt chửng và để Taliban có thể cai trị”.

Đối với Mỹ, quốc gia đã tuyên bố Al Qaeda và ISIS là “khủng bố”, nhưng chưa kết luận Taliban là khủng bố, chiến thắng của Taliban trước Mỹ ở Afghanistan sẽ có nhiều hàm ý.

Tuy nhiên, đối với nhiều người, sự sụp đổ của Kabul vẫn chưa phải là dấu chấm hết cho sức mạnh toàn cầu của Mỹ. Người dân ở Washington DC một lần nữa bắt đầu theo đuổi hòa bình và thúc đẩy sự ổn định và phát triển ở Afghanistan.

Thật đầy châm biếm khi khi Henry Kissinger được trao giải Nobel Hòa bình vì những học thuyết chính trị của ông ta.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà khả năng giao tiếp hiệu quả của các nhà lãnh đạo với nhau bị nghi ngờ nghiêm trọng, chưa kể đến khả năng của các nhà lãnh đạo nhóm 5 quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng bảo an, những người chỉ huy công việc giữ gìn hòa bình thế giới. P-5 (5 nước chính của Hội đồng bảo an) phải xử lý Pandemonium (sự hỗn loạn của thế giới).

Chỉ có một điều chắc chắn nhất là. Cuộc chơi lớn ở Afghanistan giống như trò may rủi trên con đường tự hủy diệt, và khoảng cách không tích hợp ngày càng rộng và biến thành hố sâu đưa đất nước này cách xa hơn nữa khỏi những hoạt động cốt lõi của thế giới.

Tác giả: Manish Uprety, nhà ngoại giao & Cố vấn đặc biệt của ALCAP về Châu Á & Châu Phi; và Jainendra Karn, lãnh đạo cấp cao của Đảng Bharatiya Janata (BJP).

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.indepthnews.net/index.php/opinion/4753-afghanistan-the-great-game-or-a-tumbling-dice-on-the-road-to-ruin

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

Nguồn:

Cùng chuyên mục